Truyền thông thay đổi hành vi Intelligentmedia

mangxuyenviet

Thành viên
Tham gia
29/11/2016
Bài viết
2
Truyền thông thay đổi hành vi là một quá trình làm việc với các cá nhân, cộng đồng và xã hội để đạt được hai mục đích : Phát triển các chiến lược truyền thông để thúc đẩy các hành vi tích cực, thích hợp với mong muốn người làm truyền thông ; Tạo ra một môi trường hỗ trợ mà sẽ cho phép những người bắt đầu quá trình thay đổi hành vi sẽ có thể duy trì những hành vi tích cực đó. Các chương trình sự kiện truyền thông được đánh giá là cách tiếp cận với đối tượng truyền thông dễ dàng và hiểu quả nhất. Hoạt động này có thể tiếp cận với số lượng lớn các đối tượng khác nhau.
Giai đoạn hai của “Chí” tiếp tục kêu gọi giới doanh nhân mạnh dạn trở thành những thủ lĩnh trong cộng đồng của họ và đứng dậy chống lại việc tiêu thụ sừng tê giác. Được biết, nhu cầu về sừng tê giác ở châu Á đã thúc đẩy nạn săn trộm tê giác ở châu Phi và châu Á, với hơn 1000 cá thể tê giác bị giết trộm mỗi năm, đẩy loài tê giác tới bờ tuyệt chủng. Sừng tê giác được dùng chủ yếu bởi những người giàu để giải độc cơ thể hoặc phô trương sự giàu có của mình: việc mua và bán sừng tê giác là vi phạm pháp luật ở luật pháp của cả Việt Nam và thế giới.

images1741007_0607_chi.jpg

Nhằm tiếp tục thúc đẩy và khuyến khích cộng đồng thể hiện thái độ không khoan nhượng đối với việc buôn bán và tiêu thụ động, thực vật hoang dã, trong Ngày Tê giác thế giới 22/09/2016, Mạng lưới giám sát động, thực vật hoang dã -TRAFFIC và Trung tâm Âm nhạc & Nghệ thuật Thể nghiệm - Đom Đóm phối hợp tổ chức chương trình nghệ thuật mang tên “Nghệ thuật thể hiện đẳng cấp” nhằm truyền thông thay đổi hành vi thể hiện đẳng cấp của cộng đồng doanh nghiệp và công chúng với thông điệp: Hãy ngừng sử dụng sừng tê giác, hãy thể hiện đẳng cấp thông qua nghệ thuật.

Chương trình nghệ thuật sẽ diễn ra trong vòng 3 ngày từ 22 đến 24 tháng 09, thu hút hơn 900 khách thăm quan và 80 khách mời là các nghệ sĩ nổi tiếng, các diễn giả và đại diện quan trọng đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức xã hội dân sự, và cộng đồng doanh nghiệp. Chương trình do Tổ chức Peace Parks tài trợ và nằm trong khuân khổ Chương trình giảm thiểu nhu cầu sử dụng sừng tê giác thông qua thay đổi hành vi tại Việt Nam.Xem thêm
 
×
Quay lại
Top