Trái Đất đang kiệt quệ động vật hoang dã, tiếp theo sẽ là thực vật

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Nhiều loài thực vật cần phải di tản để sống sót qua biến đổi khí hậu, nhưng chúng đang mất đi sinh vật chuyên chở là động vật.

Voi châu Phi có thể vận chuyển hạt cây xa đến 65 kilomet. Trong ảnh, một con voi đực đang kiếm ăn từ cây xúc xích trong Vườn Quốc gia Mana Pools, Zimbabwe. Ảnh: Getty Images.

Voi châu Phi có thể vận chuyển hạt cây xa đến 65 kilomet. Trong ảnh, một con voi đực đang kiếm ăn từ cây xúc xích trong Vườn Quốc gia Mana Pools, Zimbabwe. Ảnh: Getty Images.

Những hạt cây trong mẩu chuyện này được gieo trong đống phân voi ẩm ướt đâu đó ngoài xavan châu Phi. Voi ưa cuộn trái cây trước mặt, và những trái như marula cần tìm cách phát tán hạt giống, vì thế hai loài này đã hình thành nên mối quan hệ cộng sinh thân thiết. Một con voi xavan châu Phi có thể thải ra hạt giống xa đến 65 kilomet kể từ địa điểm kiếm ăn của mình, khiến voi trở thành động vật chuyên chở hạt giống ấn tượng nhất trong giới động vật.

Phương thức di chuyển ấy có thể không sang trọng lắm (thông qua đường tiêu hoá), nhưng áng chừng đối với một nửa các loài thực vật, động vật là phương tiện để chúng toả đi với khoảng cách lớn. Thực vật có thể đi nhờ trong dạ dày của voi có ngà, trên càng của côn trùng hoặc trên lông của chú cún nhà bạn. Một số hạt cây còn quá giang nhiều loài động vật trước khi tới được đích đến cuối cùng.


1642511005940.png

Cây con mọc từ phân voi. Ảnh: Getty Images/iStockphoto.

Di chuyển rất quan trọng trong sinh tồn, nhất là khi khí hậu đang thay đổi. Khi cây xanh bị thiêu cháy dưới làn sóng nhiệt và bị vùi dập dưới cơn mưa xối xả, cách tốt nhất để tránh tuyệt chủng là có thể phát tán đến những vùng đất mới có khí hậu phù hợp hơn với nhu cầu của chúng. Nghiên cứu cho thấy một số quần thể thực vật có thể cần phải di chuyển hàng kilomet mỗi năm để duy trì điều kiện sống mà chúng đã tiến hoá để thích nghi. Hiện tượng này gọi là “theo dấu khí hậu”.

Nhưng chiến lược này có một trở ngại lớn: Cây xanh quá giang trên động vật hoang dã, mà động vật đang dần biến mất trên khắp thế giới. Điều đó nghĩa là nhiều loài cây đang mất đi “đôi chân” của mình, khiến chúng bị mắc kẹt trong những vùng đất đang dần trở nên bất lợi hơn với loài mình và có nguy cơ chết dần chết mòn.

Sự sụt giảm động vật hoang dã liên tục cũng có thể kích hoạt một vòng lặp hồi quy đáng sợ: Nếu một số loài cây chết héo vì không còn được đi nhờ trên động vật, thì tình trạng biến đổi khí hậu sẽ càng diễn biến xấu, khiến cho cả thực vật và động vật khó lòng sống sót.

Khi thực vật và động vật đều chết dần, thì sự tuyệt chủng không chỉ là mối lo ngại duy nhất, mà còn có sự xói mòn các quan hệ vốn đã tiến hoá qua hàng triệu năm. Những ràng buộc giữa các loài từ thời cổ đại này đã tạo nên nền tảng cốt lõi của một hệ sinh thái lành mạnh.

Chúng ta đang lấy đi môi trường sống của động vật

Rừng ngày nay yên tĩnh hơn nhiều so với hàng trăm năm trước. Có ít chim chóc hót tìm bạn đời hơn, có ít khỉ rú trên những cây vả hơn, và có ít ếch nhái tìm đớp côn trùng hơn. Trong 50 năm qua, các quần thể động vật hữu nhũ, chim, lưỡng cư, bò sát và cá đã suy giảm trung bình khoảng 68%. Con người đã giúp xoá sổ hơn một nửa động vật hữu nhũ kích thước vừa và lớn ở Trung và Nam Mỹ.

Mỗi loài động vật chúng ta đánh mất sẽ gửi đi những gợn sóng trong hệ sinh thái theo những cách khó đoán định. Thực vật và động vật đã thích ứng tốt để tiến hoá mối quan hệ với sinh vật bạn hữu, dù là dưới dạng voi ưa trái cây hay chim và ong truyền hạt phấn đến những bông hoa.


Một con sẻ đá Naumann đang ăn trái cây đóng băng trên nhành cây tuyết phủ ở Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc. Ảnh: VGG/ Getty Images.

Một con sẻ đá Naumann đang ăn trái cây đóng băng trên nhành cây tuyết phủ ở Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc. Ảnh: VGG/ Getty Images.

Nghiên cứu mới này dựa trên hàng ngàn nghiên cứu về chim và động vật hữu nhũ cũng như mô hình mô phỏng máy tính hiện đại, đã giúp phác hoạ tầm ảnh hưởng của những mất mát ấy. Tác giả của nghiên cứu, nhà sinh thái học Evan Fricke phát hiện ra rằng trong vài trăm năm trở lại đây chim và động vật hữu nhũ đã phải hứng chịu nhiều thảm cảnh, nên nhiều loài thực vật không thể phát tán hạt giống như trước. Bên ngoài vùng nhiệt đới, tình trạng này càng tệ hơn.

Để hiểu hơn chúng ta còn phải mất mát những gì, các tác giả của nghiên cứu cũng tính đến viễn cảnh khi mọi loài chim và động vật hữu nhũ đang được phân loại là nguy cấp hoặc sắp nguy cấp biến mất hoàn toàn. Họ nhận thấy sự mất đi những loài động vật quý hiếm này sẽ giáng một đòn mạnh vào thực vật ở những khu vực như Đông Nam Á và Madagascar, vì nơi đó những loài nguy cấp gánh trên vai trọng trách phân phát hạt giống trên phạm vi lớn.

Thực vật và động vật đều cần di trú để sống được trên hành tinh ngày càng ấm dần lên

Thực vật và động vật đều đang trải qua chuyến hành trình đầy bi tráng khi hành tinh ấm dần lên. Ví dụ, cá tuyết Đại Tây Dương và một loài bướm ở châu Âu đã di trú hơn 200 kilomet trong chỉ khoảng 10 năm. Đồng thời, nhiều cá thu Đại Tây Dương đã di chuyển bất chấp từ vùng biển gần UK và Scandinavia đến Iceland, gây ra căng thẳng địa chính trị về quyền đánh bắt cá. Ở Hoa Kỳ và những nơi khác, bọ ve và các loài sâu hại khác cũng đang hành quân đến lãnh địa mới.

Tương tự vậy, thực vật cũng đang tìm những vùng đất mới để bén rễ. Trong 50 năm qua, ranh giới cây ngừng sinh trưởng đã chuyển lên cao hơn khoảng 150 mét trên dãy Altai ở Trung và Đông Á, vì nhiệt độ tại đây đã tăng lên 1,7 độ C. Vào cuối thế kỷ này, nhiều loài phong đường (loài cây sản xuất xi rô phong) có thể di chuyển lên phía bắc 200 kilomet. Không phải mọi loài thực vật và động vật đều sẽ chuyển đến sống ở vùng cực có nhiệt độ mát mẻ hơn. Một số loài sẽ tìm nơi có lượng mưa lớn hoặc cạnh tranh với các loài khác. Đây là nguyên nhân một số thực vật vùng núi trên thực tế đang dần di chuyển xuống núi.

Nhiều nhà sinh thái học cho rằng những hiện tượng di cư do khí hậu này là tín hiệu của sức sống mãnh liệt, nhưng điều đó lại khiến nghiên cứu này trở thành là một tin rất xấu. Khí hậu thay đổi sẽ chỉ khiến thực vật khó tồn tại hơn vì nhiều động vật sẽ biến mất. Thực vậy, giới nghiên cứu ước tính ngày nay có ít hơn 60% hạt giống có thể phát tán đủ xa để theo kịp với biến đổi khí hậu trung bình trên toàn cầu so với thế giới trong đó chim và động vật hữu nhũ chưa bị con người quét sạch.

Đó là một số liệu gây choáng, và nó chỉ mới xét đến những động vật mà chúng ta làm hại rồi. Nếu chim và động vật hữu nhũ đang bị đe doạ tuyệt chủng cũng biến mất, thì số lượng hạt giống có thể chuyển mình theo khí hậu sẽ sụt giảm thêm trung bình 15%.

Cho đến nay, sự đứt gãy của các mối quan hệ sinh thái cơ bản đã giáng một đòn mạnh lên phía đông Bắc Mỹ và châu Âu, “là kết quả của sự mất mát động vật có vú lớn trong quá khứ, những loài giúp phát tán hạt giống trên phạm vi lớn”. Ví dụ, một loài tuần lộc từng thống trị phía đông Hoa Kỳ phát tán hạt giống trong phân và trên lông của chúng. Loài ma mút giống voi cũng từng sống ở châu Âu, Bắc Mỹ và những nơi khác. Và việc những loài chim di cư ở châu Âu mang hạt giống nhiều loài cây về phía nam, nơi có tiết trời ấm hơn, chứ không phải nơi có khí hậu mát mẻ hơn mà những loài cây ấy cảm thấy thoải mái lại không giúp ích được gì.

Hậu quả khi thực vật bị bó hẹp phạm vi sinh trưởng

Thực vật lưu trữ CO2, chất khí có thể khiến Trái Đất ấm lên. Nhưng khi thực vật không thể chịu được một kiểu khí hậu nào đó, chúng sẽ chết và có thể kích hoạt một chu trình nguy hiểm.

Chu trình đó là một vòng lặp hồi quy. Khi hệ sinh thái tự nhiên bị phá vỡ, chúng ta sẽ đánh mất khả năng cô lập cacbon, dẫn tới khí hậu biến đổi nhiều hơn. Đến lượt mình, biến đổi khí hậu có thể khiến nhiều loài thực vật bị tận diệt hơn, nhất là những loài không có cách nào để di trú. Các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy nạn săn bắt trộm có xu hướng làm giới hạn quá trình sinh trưởng của cây lớn, vốn có thể lưu trữ nhiều cacbon, vì những kẻ săn trộm thường nhắm đến động vật lớn, mà những loài này thì có thể phát tán hạt giống lớn.


Một số cánh rừng phụ thuộc vào động vật hoang dã. Nếu không có động vật, thực vật có thể trở thành nạn nhân của biến đổi khí hậu trước hết. Ảnh chụp phía trên thung lũng sông Hood. Ảnh: Getty Images.

Một số cánh rừng phụ thuộc vào động vật hoang dã. Nếu không có động vật, thực vật có thể trở thành nạn nhân của biến đổi khí hậu trước hết. Ảnh chụp phía trên thung lũng sông Hood. Ảnh: Getty Images.

“Chúng ta chỉ mới bắt đầu vật lộn tí chút với vòng lẩn quẩn này thôi.” – Frickle.

Điều này đưa ta trở về với ý tưởng sức sống mãnh liệt. Rừng không có động vật sẽ phục hồi sau những xáo trộn khó khăn hơn tương tự khi cây lớn chết, Fricke cho biết. Chẳng hạn như ở Guam, một hòn đảo gần như mọi loài chim đã bị rắn được nhập nội ăn thịt hết vào giữa thế kỷ 20, những khoảng trống tự nhiên do cây ngã đổ không được lấp đầy như bình thường.

“Thông thường đó là vùng tái sinh mạnh, khởi đầu quá trình rừng tự duy trì chính nó,” Fricke cho biết. “Nhưng những gì ta đang chứng kiến lại là những tán rừng trống có ít loài cây hơn sinh trưởng. Những khoảng trống không vá lại nhanh được nữa.”

“Khả năng phục hồi lớn”

Trong khi nhiều loài động vật bản địa đang lâm nguy, thì những loài được con người nhập nội đến một vùng đất nhất định (những loài thường được gắn mác là xâm hại, như sáo đá châu Âu ở Hoa Kỳ), lại đang phát triển mạnh. Thế thì chúng có thể đảm nhận vai trò của động vật bản địa và giúp cây cối di cư được không?

Vừa có vừa không, nhà sinh vật học Yasmine Antonini tại Đại học Liên bang Ouro Preto, Brazil cho biết. Đúng là những cây mới đến có thể giúp thực vật phát tán hạt giống, nhưng lại không hiệu quả như thực vật bản địa, và thường kèm theo cái giá về môi trường.

Ví dụ như ở Hawaii, phần lớn thực vật rừng bản địa dựa vào chim để phát tán hạt giống, nhưng 2/3 loài chim của quần đảo này đã tuyệt chủng. Giờ đây những loài chim nhập nội là động vật phát tán chính cho nhiều loài thực vật bản địa ở Hawaii. Vấn đề là mỏ của chúng không được tiến hoá để mổ cây bản địa. Miệng chúng quá nhỏ để vận chuyển được nhiều hạt giống, và những loài chim này cũng đang phát tán hạt giống không phải thực vật bản địa của quần đảo.

“Ta không nên phủ nhận lợi ích của loài phi bản địa trong hệ sinh thái chúng sinh sống”, Fricke cho biết. “Những loài ấy không hoàn toàn gây hại, và thỉnh thoảng cái lợi thắng thế cái giá phải trả”. Nhưng tốt hơn hết vẫn là phục hồi các loài bản địa đã tiến hoá cùng với thực vật.

Đó là một trong những miền giá trị mà nghiên cứu này có thể vạch ra con đường cho tương lai. Nó cho thấy việc trả lại động vật về cảnh quan có giá trị thế nào, ví dụ như bằng cách tạo ra những mạng lưới khu bảo tồn có kết nối chặt chẽ. “Tiềm năng phục hồi là rất lớn”, Fricke nhận định. Dù ông vẫn lo ngại về những loài thực vật không còn di chuyển được như trước đây, nhưng “chúng ta có thể đi đường dài để đảo ngược điều đó bằng cách phục hồi những động vật phát tán hạt giống ta hằng có.”

Thậm chí chỉ giúp một loài động vật thôi cũng có thể tiến được một bước dài, và có một số ví dụ rất tuyệt vời về điều này. Ở xavan Brazil, hay còn gọi là Cerrado, sói bờm – những sinh vật nhút nhát trông khá giống cáo đi cà kheo – chuyên ăn những quả cây gọi là táo sói trông giống cà chua xanh lục và chiếm một nửa chế độ ăn của sói bờm. Đổi lại cho bữa ăn ngon, sói bờm thải ra phân nhiều hạt giống trên khắp vùng xavan, trước sự khoái trá của những con bọ hung gần đó. Loài bọ hung này sau đó vo tròn những hạt phân và thường sẽ chôn phân xuống đất, gieo hạt táo sói tỉ mỉ trong những gói phân nhỏ.

Thiên nhiên đã ương dưỡng nhiều kiểu kết nối ấn tượng giữa các loài. Nếu ta làm hại một loài, ta sẽ gây hại đến cả những loài khác theo hiệu ứng dợn sóng mà không phải lúc nào ta cũng có thể đoán định. Nhưng khi chỉ một loài tăng trưởng và nhân lên, lợi ích có thể vang xa giữa nhiều loài thực vật và động vật, trồi sụt trên cây sự sống.


Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo Vox)
 
×
Quay lại
Top