Tôn sùng những ngôi sao và vui mừng trước sự sụp đổ của họ

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Tham khảo
Worshipping Celebritites and Taking Pleasure In Their Demise
The role played by idealization and envy
Published on January 27, 2013 by Joseph Burgo, Ph.D. in Shame


Bất cứ khi nào tôi xếp hàng ở cửa hàng tạp hoá, giống như mọi người, tôi đều lướt qua các tiêu đề ở các tờ báo. Tôi luôn ngạc nhiên khi thấy rất nhiều người bị cuốn hút bởi cuộc sống của người nổi tiếng. Sau tất cả, tại sao đám cưới của 1 ai đó mà chúng ta thậm chí không biết lại thu hút như vậy? Tại sao chúng ta quan tâm đến mối bất hoà mới nhất của Brad và Angelina khi chúng ta chưa bao giờ gặp họ?

Tôi để ý thấy có 1 chu kỳ ở những câu chuyện. Đầu tiên, bạn thấy 1 bài báo về sao A bị bắt gặp hẹn hò với sao B như thế nào. Sau đó là 1 bài báo xác nhận họ là 1 đôi, tiếp theo là câu chuyện về đám cưới của họ. Tiếp theo là bạn có những tin đồn về những va chạm trong mối quan hệ của họ. Và "những người bạn thân" bắt đầu nói bóng gió về những chuyện đau lòng ở nhà họ, sau đó là thông báo họ đã ly thân. Để kết thúc chu kỳ, các tờ báo lá cải tiết lộ những chi tiết về vụ ly dị lộn xộn của họ trên các trang bìa. Tất nhiên là có nhiều phiên bản khác nhau của chu kỳ. Nhưng nhìn chung, chu kỳ bắt đầu từ việc lý tưởng hoá về cuộc sống của 1 ai đó, theo sau là những nghi ngờ về sự tốt đẹp của nó và kết thúc với sự sụp đổ của nó. 
 
2 nguyên nhân tâm lý mạnh mẽ ở đây - sự lý tưởng hoá và đố kỵ; theo kinh nghiệm của tôi, chúng luôn luôn đi cùng nhau. Để bắt đầu, chúng ta muốn tin rằng 1 số người có những cuộc sống hoàn hảo, đầy ắp niềm vui và không có những đau khổ và thất vọng bình thường mà chúng ta phải đối mặt trong cuộc sống của chúng ta. Ở 1 mức độ, chúng ta có được niềm vui thay thế trong cuộc sống quyến rũ của họ; mặt khác, có hy vọng rằng nếu những người đó có thể có 1 cuộc đời hoàn hảo thì luôn luôn có thoả năng chúng ta có thể cũng có cuộc đời hoàn hảo. Đằng sau sự tôn thờ người nổi tiếng là ước muốn có tính phổ biến là vượt qua những giới hạn của thân phận con người của chúng ta và mãi mãi kết thúc với sự rối loạn cảm xúc.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cảm thấy đố kỵ với cuộc sống hoàn hảo mà chúng ta không có. Đây là kiểu đố kỵ có thể là đặc biệt sâu sắc đối với những người đang vật lộn với những vấn đề về sự xấu hổ. Sự đố kỵ cùng với căm ghét là 1 cấm kỵ xã hội. Tôi không nói về sự ghen tỵ hàng ngày, những gì mà hầu hết mọi người ám chỉ như "Tôi ghen tỵ vì bạn sắp đi Hawaii!" Tôi đang nó về 1 cảm xúc hơi giống căm ghét, khi 1 người cảm thấy muốn hủy hoại đối tượng mà họ đố kỵ vì cảm xúc đố kỵ gần như là không thể chịu đựng nổi.

Vì chúng ta đố kỵ với những người nổi tiếng có cuộc sống hoàn hảo, chúng ta thấy vui mừng trước sự sụp đổ của họ. "Nếu tôi không thể có 1 cuộc sống hoàn hảo thì khi đó tôi không muốn bạn có nó!"Khi chúng ta muốn 1 điều gì đó mà chúng ta không thể có, chúng ta có xu hướng dìm hàng nó, làm nó không được ưa thích để chúng ta không còn cảm thấy khao khát hoặc đố kỵ vì nó. 

Sự đố kỵ xuất hiện trong những mối quan hệ hằng ngày của chúng ta và có thể khó mà kiểm soát. Liệu có 1 ai đó trong cuộc sống của bạn (bạn bè, đồng nghiệp...) mang đến những cảm xúc đau đớn của sự đố kỵ trong bạn? Vì ngoại hình của họ? Họ kiếm được nhiều tiền? Mối quan hệ của họ, hoặc họ có những đứa con và bạn thì không? Có lẽ đó là tính cách của họ?

Bạn có tin rằng người này có 1 cuộc sống hoàn hảo? Bạn có thể trả lời rằng không ai có 1 cuộc sống hoàn hảo nhưng vẫn tin rằng đó là những khiếm khuyết không quan trọng và họ sống trong 1 thế giới hoàn hảo. Hãy cố gắng chạm vào những ảo tưởng không thực tế về những gì có thể xảy ra trong cuộc sống và làm thế nào những huyễn tưởng đó có thể gây ra sự đố kỵ. Chúng ta có thể về ý thức tin rằng chính người khác làm chúng ta cảm thấy tồi tệ, nhưng ở cấp độ khác, đó chính là những ảo tưởng về sự hoàn hảo của chúng ta mới là vấn đề.



Nguồn: PsychologyToday
 
×
Quay lại
Top