TOÀN CẢNH VỀ NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH: SINH VIÊN HỌC GÌ, LÀM GÌ ĐỂ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HIỆN NAY

bé cự giải

Thành viên
Tham gia
24/3/2020
Bài viết
17
Ngành Tài chính luôn có sức hút đối với các bạn trẻ năng động thích làm việc trong môi trường đầy biến động. Nếu làm việc với những con số, tổ chức và tư duy logic là những lợi thế của bạn, thì quản lý tài chính rất có thể là một công việc mà bạn hứng thú.


1. Nghề quản lý tài chính là gì?
Quản lý tài chính đề cập đến việc quản lý hiệu quả tiền bạc để hoàn thành các mục tiêu của tổ chức. Đây là chức năng chuyên ngành trực tiếp liên quan đến việc quản lý hàng đầu. Tầm quan trọng của chức năng này là không chỉ nhìn thấy trong đội ngũ lãnh đạo mà còn trong khả năng của nhân viên trong tổng thể của một công ty.

Thuật ngữ “quản lý tài chính” thường áp dụng đối với tổ chức, chiến lược tài chính của công ty, trong khi tài chính cá nhân, quản lý cuộc sống tài chính đề cập đến chiến lược quản lý của một cá nhân. Nó bao gồm làm thế nào để tăng vốn và làm thế nào để phân bổ vốn, tức là vốn ngân sách. Không chỉ cho ngân sách dài hạn, mà còn làm thế nào để phân bổ các nguồn lực ngắn hạn như nợ ngắn hạn. Nó cũng đề cập tới các chính sách cổ tức của cổ đông.

Người quản lý tài chính là người kiểm sóat rủi ro tài chính, họ giám sát kế hoạch, và chỉ đạo các chính sách tài chính, hoạt động hàng ngày của một tổ chức.

12BD284.jpg




2. Nghề quản lý tài chính làm gì?
Nghề quản lý tài chính bao gồm những công việc sau:

- Chuẩn bị báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh và dự báo.

- Tiến hành phân tích chiến lược và hỗ trợ hoạch định chiến lược. Lên các kế hoạch kinh doanh dài hạn.

- Tiến hành nghiên cứu giá cả, đối thủ cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất.

- Kiểm sóat thu nhập, dòng tiền và chi tiêu.

- Giám sát nhân viên làm báo cáo tài chính và ngân sách.

- Phát triển và quản lý hệ thống tài chính / mô hình.

- Thực hiện mô hình hóa và đánh giá nguy cơ kinh doanh.

- Quản lý dòng tiền ra và vào tổ chức.

- Đưa ra quyết định về cách đầu tư tiền của công ty.

- Theo dõi và báo cáo về xu hướng tài chính và hiệu quả của tổ chức.

- Lập kế hoạch và chuẩn bị ngân sách, các tài liệu báo cáo thường niên.

- Phân tích xu hướng thị trường để tìm kiếm cơ hội mở rộng mô hình kinh doanh.



3. Nghề quản lý tài chính làm việc ở đâu?
Người làm nghề quản lý tài chính có nhiều lựa chọn trong việc họ sẽ làm ở đâu, môi trường như thế nào. Nhìn chung, vai trò của một nhà quản lý tài chính là không thể thiếu bởi chỗ nào có tiền là chỗ ấy cần, các công ty dù lớn hay nhỏ cho đến các tập đoàn đều cần có những nhà quản trị tài chính tài giỏi để quản lý đồng tiền của mình. Bạn có thể lựa chọn làm cho hệ thống các ngân hàng, hay các công ty về bảo hiểm, các công ty về dự án truyền thông, hệ thống cửa hàng bán lẻ, giao dịch thương mại, …

Financial-Manager.jpeg




4. Những khả năng/kĩ năng cần có của dân tài chính
Một sự nghiệp trong ngành tài chính có thể được tưởng thưởng xứng đáng, cả về mặt bản chất lẫn tiền bạc. Dân tài chính sử dụng kiến thức và kĩ năng của họ để giải quyết các vấn đề và giúp đỡ người khác. Ví dụ, một nhân viên tín dụng cho vay có thể cho phép một khách hàng doanh nghiệp mở rộng công việc kinh doanh hoặc khách hàng cá nhân xây lại nhà của mình. Những người làm tài chính thành công cũng kiếm được mức lương tốt, như một sự tưởng thưởng cho việc giải các bài toán phức tạp.

Khả năng cá nhân để trở nên hạnh phúc và thành công trong ngành tài chính rất đa dạng và khác nhau trong từng lĩnh vực cụ thể mà một người làm việc. Ví dụ, một số công việc tài chính mang tính tính toán cao, một số thiên hoàn toàn về sale, trong khi số khác là sự kết hợp của cả hai. Những kĩ năng, kiến thức và mối quan tâm sau đây chắc chắn có ích.

- Kĩ năng giải quyết vấn đề và tư duy logic

- Hiểu báo cáo tài chính, chiến lược kinh doanh và mối liên hệ giữa cả hai

- Quan tâm tới thị trường tài chính và nền kinh tế

- Kĩ năng giao tiếp

- Kĩ năng tiếp thị

- Ưa thích làm việc với người khác, kĩ năng làm việc nhóm

- Thích học hỏi những điều mới mẻ

- Đạo đức nghề nghiệp cao

- Kĩ năng lãnh đạo

- Kĩ năng tính toán tốt

- Kĩ năng máy tính như Excel, PowerPoint, và Access

1BD284.jpg


5. Học nghề quản lý tài chính ở đâu?
Để trở thành một nhà quản lý tài chính, bạn phải có kiến thức về kinh tế cực kì chắc chắn, chính vì thế bạn nên lựa chọn cho mình nơi đào tạo tốt nhất có thể. Bạn có thể lựa chọn tới học ngành kinh tế của các trường như: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Ngoại Thương, Đại học Kinh tế TP.HCM, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Tài chính - Marketing,...

Ngoài ra, các em học sinh cuối cấp có thể chọn học ngành Quản trị Tài Chính của trường Doanh nhân CEO Việt Nam. Chương trình đào tạo ngành Quản trị Tài chính được đào tạo theo mô hình huấn luyện bản quyền của Trường Doanh nhân CEO Việt Nam phối hợp với hệ thống giáo dục quốc gia. Mang lại cho người học trọn vẹn mảnh ghép từ ý thức, thái độ, trách nhiệm, kỷ luật làm việc do được huấn luyện bài bản trong môi trường kỷ luật quân đội.



Trường Doanh Nhân CEO Việt Nam chú trọng thời gian thực hành, trau dồi cả kiến thức lẫn ngoại ngữ, tin học và kỹ năng cần thiết, giúp sinh viên ra trường có thể nhanh chóng bắt nhịp với môi trường làm việc thực tế.

Chương trình đào tạo chất lượng cao do Tập đoàn CEO biên soạn, được giảng dạy bởi các chuyên gia tài chính, GĐ Tài chính của các Doanh nghiệp sẽ mang đến khối kiến thức thực tế hữu dụng, sinh viên có thể sử dụng ngay sau quá trình học mà không cần Doanh nghiệp phải đào tạo lại.

Năm nhất: Sinh viên ngành Quản trị Tài chính được học cao đẳng chính quy vào buổi sáng, học Quản trị tài chính thực tiễn và tiếng Anh giao tiếp vào buổi chiều, Rèn luyện thói quen sống của người thành công vào buổi tối.

Năm hai và Năm ba: Sinh viên ngành Quản trị Tài chính có thể tự tin đi thực tập tại doanh nghiệp và đi làm có thu nhập.

Như vậy, sinh viên ngành Quản trị Tài chính tại Trường Doanh Nhân CEO Việt Nam có tới 70% thời gian học tập là thực hành, trải nghiệm môn học thông qua các dự án với doanh nghiệp, các dự án theo nhóm, có cơ hội trao đổi, gặp gỡ với những chuyên gia trong nghề ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Do đó thời gian học của sinh viên cũng chính là thời gian sinh viên tích lũy kinh nghiệm làm việc.

Thông tin tuyển sinh và cách làm hồ sơ tuyển sinh liên hệ:

Hotline: 0986 77 66 22
 
×
Quay lại
Top