Thực Dụng Và Thực Tế

nguyencaoanton

sự học cốt để thành nhân, bất thành tài.
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/3/2015
Bài viết
73
Chào các em sinh viên.

Trong bài này, thầy sẽ không lảm nhảm về các chủ nghĩa cho rối não.

Thầy chỉ mộc mạc phân định hai chữ này cho dễ nắm bắt, nhằm chỉnh lối suy nghĩ và hành động trong học tập và cuộc sống của chúng ta cho “chất” thôi.

Thực dụng chắn chắn là lối sống ích kỹ, chỉ quan tâm đến hiệu quả của suy nghĩ, hoặc hành động nào đó nhằm mang lại lợi ích nhiều nhất cho bản thân.

Còn nếu việc ấy mang lại lợi ích cho kẻ khác, cho cộng đồng, cho tự nhiên xã hội nữa thì ai gọi là thực dụng nữa nhỉ? Nếu có chăng thì người ta sẽ gọi là “thực dụng tích cực” .

Một người chỉ chăm chăm vào mục tiêu của mình đến mức bỏ qua, bỏ quên, lờ đi tất cả những gì xinh đẹp và ý nghĩa khác, thì có khác gì một người nhìn đời qua ống nghắm súng trường.

“Bất cập hay thái quá đều dở cả” là chân lý hiển nhiên. Cũng có câu “một tâm hồn ích kỹ không thể thưởng thức những gì nó không thích”

Do đó, lỡ các em có thói quen suy nghĩ và hành động mang tính thực dụng thì nhanh chóng thay đổi vì đời người ngắn lắm, không đủ dài để nói nhiều lần câu “ giá như…” đâu nhé.

Còn thực tế thì sao?

Thực tế có ý nghĩa rất tích cực các em ạ.

Tất nhiên , ngược lại với thực tế là không thực tế ( nói chỉ được cái đúng nhỉ?), là ảo tưởng, mơ mộng hão huyền, ngây thơ, không căn cứ, không nền tảng, là trên trời…

Suy nghĩ hay hành động phi thực tế chỉ chuốc lấy thất bại ê chề, tổn thất mất mát. Nhất là ở tuổi các em, thời gian, tiền bạc, công sức rất quan trọng.

Sẽ có vài gã “vui tính” khuyên các em cứ làm đi, thất bại là mẹ thành công, làm rồi học. Thật sự rất tai hại khi có lối suy nghĩ như vầy.

Thứ nhất, thất “lợi” ( nhìn thấy cái lợi của sự thất bạ,thu được bài học kinh nghiệm, rút tỉa sáng kiến, đường lối) mới là mẹ của thành công, còn thất bại hoài chỉ có nước phá sản, ăn mày, hoặc đi tự vẫn thôi.

Thứ nhì, không thể bắt chước người khác được. Cha mẹ người ta giàu có ,thế lực, nên người ta muốn trải nghiệm thế nào cũng được, không chết, không đáng để họ bận tâm. Còn mình, nhà mình nghèo, chắt chiu từng chút, vấp ngã rồi làm sao đứng dậy đây.

Thứ ba: mỗi lần em thất bại, sự tự tin , sự quyết tâm giảm đi ít nhiều, liệu sự tự tin của em chịu nổi bao nhiêu lần thất bại, liệu em sẽ sống sao nếu mất hết niềm tin và lòng quyết tâm.

Nói như vậy không có nghĩa là thầy khuyên các em nhút nhát không dám làm gì cả mà cam lòng làm mướn cả đời , không vươn lên.

“ trăng đến rằm thì tròn, sao đến tối sao mới mọc” các em ạ!

Làm sao em biết hành động và suy nghĩ của mình có thực tế không? Dễ thôi! Cân nhắc xem chúng có LOGIC, KHẢ THI, THÍCH HỢP với mình không.

Chúc các em luôn vui vẻ.

Mến!

Nguyễn Cao An Tôn

Thủ Đức Tuesday June 4, 2019
 
×
Quay lại
Top