Teen và những áp lực phải vượt qua

Sun Glare

Tân Sinh Viên
Thành viên thân thiết
Tham gia
26/6/2009
Bài viết
2.855
Chuyện học tập cũng lắm thứ khiến teen "lăn tăn".
Áp lực bài vở


Ở lứa tuổi chúng mình áp lực bài vở, điểm số, thi cử khiến teen rất mệt mỏi. Học nhiều đến phát ốm, bơ phờ, chán ăn, mệt nhưng không ngủ được là triệu chứng của khá nhiều teen khi thi cử cận kề, phải nhồi quá nhiều môn trong cùng một lúc, những môn tính toán, học thuộc. Mất ngủ còn là do thức khuya nhiều học bài lâu rồi dần thành một thói quen khó bỏ.


“Áp lực thi cử, áp lực điểm số, áp lực giữa việc đỗ và trượt, cảm giác lo lắng và sợ hãi nhiều lúc mình phát điên lên” – cô bạn M.Trang (18t) thở dài với lịch học dày đặc của mình.


Việc bị áp lực do thi cử là điều khó có thể tránh khỏi ở bạn trẻ trong độ tuổi này. Việc không có một kế hoạch học tập cụ thể, chi tiết khi phải “chống chọi” với quá nhiều môn học. Hãy lập cho mình một thời gian biểu hợp lí, khi nào học các môn tính toán, khi nào học các môn thuộc lòng, tập trung tối đa đầu óc để không phải học đi học lại quá nhiều khi cảm thấy áp lực quá nặng nề. Bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi, gặp gỡ bạn bè, giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà, đi bơi, tập luyện thể thao, xem một bộ phim hay cho đầu óc thoải mái. Nhưng quan trọng nhất vẫn là chế độ dinh dưỡng hợp lí, ăn uống và ngủ nghỉ đúng giờ đảm bảo cho teen có một sức khỏe thật tốt.


Đừng quên dán trên tường những mẫu giấy nhớ “I will try, try more…” để tự động viên và khích lệ tinh thần mình.


Áp lực từ cha mẹ


Lứa tuổi teen là lứa tuổi nhạy cảm nhất, đặc biệt là trong vấn đề tình cảm. Chỉ cần có những xung đột hay áp lực nhỏ cũng khiến teen mang tâm lí nặng nề. Cha mẹ thường xuyên cãi nhau, mải mê kiếm tiền, bỏ bê con cái... cũng phần nào ảnh hưởng đến tâm lí của teen ở độ tuổi trưởng thành. Và đôi khi cha mẹ quan tâm quá nhiều đến chuyện học tập, kiểm soát mọi hành động, cuộc sống (ở trường cũng như đời thường) khiến teen “ngột ngạt”. Sau áp lực, những tâm sự không thể nói cùng ai là nhiều hành động thiếu suy nghĩ và bồng bột của teen.


“Mình luôn là niềm tự hào của cha mẹ, là đứa con ngoan, học giỏi vì thế mà mình luôn mang trong mình một áp lực làm hình mẫu tốt đẹp ấy ra ngoài, cho dù có lúc cũng muốn thay đổi, muốn nổi loạn, muốn đi chơi nhiều hơn, muốn thoát khỏi đống bài vở nhưng mình không muốn cha mẹ thất vọng về mình” – Hồng Anh (19t) chia sẻ.


120210HDapluc01.jpg



Để vượt qua những áp lực của gia đình. Teen hãy chia sẻ cho cha mẹ những cảm xúc của mình ở trường, ở lớp, gần gũi hơn với cha mẹ, tạo một không khí vui vẻ trong gia đình. Nhưng cách tốt nhất cho teen lúc này đó là phải tự cân bằng cảm xúc của mình. Hãy làm mình trở nên bận rộn bằng cách tham gia thật nhiều hoạt động xã hội cộng đồng, được hòa đồng cùng với mọi người khiến teen trở nên thân thiện, không còn cảm giác đơn độc, đừng núp mãi trong một góc tối hãy ra ngoài ánh sáng và tự thay đổi bản thân mình, teen nhé.


Áp lực từ sự ganh đua


Ở trong một lớp hay là những người bạn đồng trang lứa không ai muốn thua kém bạn bè, đặc biệt là chuyện học tập, vị trí của mình trong mắt số đông… Vì thế mà nhiều teen luôn muốn mình trở thành số một, ganh đua đôi khi là bất chấp, kể cả những hành động xấu, nó không chỉ làm xấu đi tính cách của teen mà còn gây nên một áp lực lớn cho bản thân.


H.A một cô bạn đáng yêu xinh xắn, từ nhỏ được mọi người yêu mến bởi tính cách hòa đồng, vui vẻ. Học không giỏi nhưng H.A luôn đứng nhất lớp về các hoạt động xã hội. Từ ngày M.L trở thành hàng xóm thì mọi người có cái nhìn khác hẳn về H.A. M.L học rất giỏi, thùy mị và ít nói, thật không may cho H.A khi M.L lại học cùng trường, cùng lớp. Các bạn trong lớp luôn lôi H.A ra so sánh với M.L khiến cho cô bạn càng ngày càng chán nản, mệt mỏi. Vì vậy H.A càng ít nói, ít cười và ít tiếp xúc với bạn bè, hàng xóm. H.A cố gắng học và học. Cuối cùng H.A cũng trở thành học sinh giỏi nhưng cô bạn đáng yêu, vui vẻ trong mắt bạn bè biến mất, thay vào đó là một H.A dễ khóc, dễ nổi giận.


Mỗi người chúng ta là một thực thể hoàn hảo, các bạn hãy khẳng định cái tôi của mình với mọi người xung quanh nhé. Chắc chắn họ sẽ ngỡ ngàng đến ngạc nhiên đó.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Có áp lực mới có động lực, nhưng áp lực quá thì bức xô.hajz.
 
Hết teen rùi, mà vẫn bị áp lực, còn nhìu hơn khi là teen nữa :KSV@19::KSV@19::KSV@19:
 
×
Quay lại
Top