Tân sinh viên cần đề phòng bẫy rập

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Đầu năm học mới là thời điểm lý tưởng để nhiều đối tượng lừa đảo tìm cách tiếp cận sinh viên (SV) chèo kéo mua hàng điện tử giá rẻ và dụ dỗ nhiều tân SV tham gia bán hàng đa cấp. Không ít SV bị cuốn vào vòng xoáy kiếm tiền để rồi nhận lấy hậu quả buồn.

LỪA BÁN HÀNG “DỎM”

Thời điểm này, các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TPHCM đồng loạt đón tân SV. Hàng chục ngàn SV từ nhiều miền quê đổ về thành phố với nhiều xa lạ, bỡ ngỡ. Đối tượng lừa đảo mang hàng kém chất lượng đến tại các cổng trường đại học, cao đẳng, ký túc xá, các quán cơm, quán nước... nơi có nhiều SV để chèo kéo. Chúng dán tờ rơi ở khắp nơi với các nội dung hấp dẫn: "Bạn là SV, bạn đang cần mua laptop, điện thoại smartphone giá rẻ, hàng nguyên đai, nguyên kiện... hãy gọi điện cho chúng tôi để được giúp đỡ tận tình. Chúng tôi sẽ giao hàng tận nơi, ưu tiên giảm giá cho tân SV. Nhanh lên, số lượng có hạn".

Những ngày qua, tại Làng đại học Thủ Đức (quận Thủ Đức) xuất hiện đôi nam nữ bán dạo đồ điện tử quanh các trường đại học và len lỏi vào các xóm trọ. Đôi này nhắm đến các SV mới còn non kinh nghiệm, vừa dễ dụ lại “hăng máu” mua sắm. “Ngày nào họ chả đi tiếp thị. Hết đứng trước cổng trường, quán cà phê, quán cơm lại “lượn” đến từng phòng trọ chào hàng điện tử. Toàn là những thứ trời ơi đất hỡi được “độ lại”, Nguyễn Anh Tân, SV Đại học Kinh tế - Luật TPHCM, cho biết. Chúng tôi gặp đôi nam nữ này hỏi mua laptop, điện thoại thì họ quảng cáo: “Đây là hàng của công ty thanh lý nên toàn là đồ tốt, giá rất rẻ, tụi anh ưu tiên bán cho SV”. Chúng tôi mở máy ra xem thì tất cả linh kiện đều không có nhãn mác, tem bảo hành; linh kiện bên trong máy thì rời rạc, rỉ sét tùm lum. Hỏi đến nguồn gốc xuất xứ, hóa đơn mua bán thì đôi nam nữ lẳng lặng bỏ đi.

Trước cách tiếp thị “quăng bom”, nhiều SV vừa nhập học đã sập bẫy. Nguyễn Thu Trang, SV Đại học Luật TPHCM, ngậm ngùi: “Thấy quảng cáo trên đường hấp dẫn nên vừa nhập học, em xin bố mẹ cho ít tiền mua laptop để làm phương tiện học tập, nào ngờ “dính” phải hàng đểu. Họ quảng cáo chất lượng “trên trời” nhưng về chạy thì cà rịch cà tàng. Sử dụng được hai ngày, máy đã tụt pin, màn hình có dấu hiệu mờ và nhiễu. Gọi điện theo số ghi trên tờ rơi quảng cáo thì máy tò tí te, tìm đến địa chỉ nơi bán hàng để bảo hành nhưng đó chỉ là một địa chỉ ảo. Em mang ra cửa hàng sửa máy tính nhờ người kiểm tra, nhân viên cho biết máy của em là hàng cũ được “tút” lại bằng lớp vỏ mới, nếu sửa phải mất hơn ba triệu đồng”.

1bay-2477.gif

Hãy cẩn trọng khi tham gia bán hàng đa cấp

MÙA GIĂNG BẪY SV

Đối với SV mới lên thành phố, hoàn cảnh khó khăn có nhu cầu làm thêm rất dễ sập bẫy các công ty này. Không mấy khó khăn để chúng tôi tìm các địa chỉ tuyển dụng trên mạng, tờ rơi, giấy dán tường tuyển lao động không cần trình độ, kinh nghiệm. Công việc an nhàn nhưng mức lương lại khá cao: từ 3,5 triệu đồng đến 5 triệu đồng/tháng, ưu tiên SV, nhất là các tân SV. Trong vai SV tìm việc làm, chúng tôi liên hệ với một nam nhân viên bán hàng đa cấp tên Hùng hỏi xin việc. Hùng hẹn bảy giờ có mặt tại công ty ở địa chỉ trên đường Tô Ngọc Vân (quận Thủ Đức) để trao đổi. Tại văn phòng làm việc rất chật chội, nóng bức nhưng lại có rất đông SV đứng chờ phỏng vấn, phỏng vấn xong, Hùng nói: “Công việc chính của các bạn là đăng tin quảng cáo cho các công ty, xí nghiệp, các hãng sản phẩm gia dụng... Công việc không cần thời gian cố định, chỉ cần có máy tính nối mạng là làm được. Tiền lương khởi điểm là 1,5 triệu đồng/tháng, chưa tính các khoản hoa hồng khác. Nếu lượng bài đăng nhiều và được mọi người quan tâm, khi đó tiền lương có thể lên tới cả chục triệu đồng. Trong quá trình làm việc, nếu giới thiệu thêm được bạn bè vào công ty sẽ được tính hệ số hoa hồng cao gấp đôi và thậm chí cao hơn nhiều lần lượng hoa hồng bán online”. Trước khi trở thành nhân viên của công ty, chúng tôi phải đóng 1,5 triệu đồng để công ty làm hợp đồng kết nạp thành viên. Chúng tôi nói: “Tụi em là SV làm gì có tiền”, Hùng liền xúi: “Không có thì vay mượn bạn bè, người thân hoặc cầm đồ. Cơ hội đến với mỗi chúng ta chỉ trong giây lát nếu không nắm bắt sẽ tuột mất”.

6a-2477.gif

Một đối tượng lừa bán hàng “dỏm” tại quán cơm SV

Chúng tôi tìm đến địa chỉ của một công ty tuyển dụng bán hàng đa cấp trên đường Lê Quang Định (quận Gò Vấp). Công ty này không có bảng hiệu, nằm sâu trong một hẻm nhỏ với diện tích khiêm tốn. Tại công ty, lúc nào cũng có người ra vào, ăn mặc com-lê, thắt cà vạt trông rất lịch sự. Khi chúng tôi đến, một thanh niên tên Luận, khoảng 23 tuổi nói như hát: “Chào mừng bạn đến với công ty chúng tôi. Ở đây môi trường làm việc mới, rất thân thiện và cởi mở, sẽ mang lại cho anh những thành công ngoài mong đợi”. Chúng tôi hỏi công việc cụ thể là làm gì, anh ta ỡm ờ: “Cứ tìm hiểu từ từ rồi anh sẽ biết, chúng tôi sẽ giúp anh kiếm bộn tiền mà không mất giọt mồ hôi nào”. Dứt lời, anh ta dẫn chúng tôi đi photo chứng minh nhân dân làm thủ tục “nhập môn” và đóng 50.000 đồng lấy thẻ khách hàng. Anh ta dẫn chúng tôi vào công ty giới thiệu các gian hàng giao dịch mua bán của công ty và không quên “vẽ” ra một số nhân vật “cấp cao” trong công ty có thu nhập từ hơn 100 triệu đồng đến vài trăm triệu đồng/tháng. “Họ là những con người giống như anh, xuất phát điểm chỉ là con số 0, nhưng sau một năm làm việc đã có thu nhập khủng của công ty”, anh ta nói. Sau các màn giới thiệu sản phẩm, phân tích hình thức kinh doanh, các “sếp điển hình” kiếm hàng trăm triệu đồng/tháng, anh ta lộ nguyên hình là một nhân viên bán hàng đa cấp. “Muốn trở thành thành viên, anh phải mua một sản phẩm của công ty, giá thấp nhất là ba triệu đồng”. Chúng tôi nói “không có tiền”, anh ta liền gợi ý “thì vay tiền của bạn bè, người thân”.

Vì nghe lời dụ dỗ của nhân viên bán hàng đa cấp mà Nguyễn Thùy Dung, SV trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, không chỉ bị “đúp” lại hai năm mà còn nợ nần chồng chất, tiền mất tật mang. “Mới vào làm SV được nửa năm, em bị nhân viên bán hàng đa cấp chèo kéo vào làm việc. Để được trở thành nhân viên, em phải bỏ ra 5,2 triệu đồng để mua ghế mát xa “đểu” của họ. Họ “vẽ” “thiên đường” kiếm tiền dễ dàng thông qua các “mô hình cây thông”, “tam giác vàng”, “kim cương”.... Để được thăng hạng, nâng “level”, em phải dụ dỗ hết người này đến người khác. Sau hai năm cuốn vào vòng xoáy đa cấp, em bay mất chiếc xe máy, cái laptop, nợ nần tùm lum; bạn bè thì ngày càng xa lánh, nguy hiểm hơn, suýt tý nữa em bị đuổi học. Em thề sau này có cắn rơm cắn cỏ cũng không dại đi bán hàng đa cấp”. Kể về những ngày tháng làm nhân viên cho một công ty bán hàng đa cấp, Dung vẫn chưa hết giật mình. Năm học mới, SV lại phải đối mặt với nhiều cạm bẫy, trong đó việc lừa bán hàng “dỏm”, lôi kéo theo bán hàng đa cấp sẽ để lại nhiều hệ lụy khôn lường.
Theo congan
 
Ọc !! sau nhiều cạm bẫy thế 1!!
 
×
Quay lại
Top