Sự nguy hiểm của bệnh xương khớp

tranvo.huunhan1

Thành viên
Tham gia
3/2/2015
Bài viết
12
Bệnh xương khớp rất rộng và bao gồm rất nhiều bệnh thuộc hệ cơ xương khớp Khi nhắc đến vấn đề này đa số cho rằng đây là “ bệnh người già “ thật ra không phải vậy khi bạn bước vào tuổi tứ tuần thì đã có những dấu hiệu của benh xương khop nhưng ta lại chủ quan không quan tâm mà không biết rằng đây là nguyên nhân gây ra tàn phế Chữa bệnh xương khớp lúc đó rất khó khăn và còn một thực tế thuốc chữa bệnh xương khớp thường có các tác dụng phụ không cần thiết

Tàn phế khớp không đợi đến tuổi già

Một chấn thương thể thao, thường gặp như ở khớp tay, khớp vai hay ở dây chằng gối..., nếu không được điều trị kịp thời, về lâu dài có thể dẫn đến thoái hóa khớp.


Triệu chứng thoái hóa khớp ban đầu không có gì rõ rệt cho đến khi bị tổn thương thực sự. Bệnh thường khởi đầu âm ỉ, tiến triển chậm, nhiều giai đoạn có vẻ như được cải thiện. Khớp không sưng và không có dấu hiệu toàn thân. Người bệnh có cảm giác khó chịu khi vận động, mỏi ở khớp, tuy nhiên vận động vẫn khá bình thường. Vì thế, các dấu hiệu bệnh thời kỳ đầu rất dễ bị bỏ qua.


Do người bệnh có thể còn trẻ nên hầu hết chưa có dấu hiệu của loãng xương và trên phim X-quang cũng không thấy gì khác biệt. Qua thời gian bệnh sẽ tiến triển dần, từ mỏi chuyển sang đau, khó vận động, khả năng lao động và chất lượng cuộc sống giảm sút... Đến lúc này, nhiều trường hợp vẫn ráng chịu đựng cơn đau và khi tìm đến bác sĩ thì đã quá muộn.


Tại các chuyên khoa chấn thương chỉnh hình, độ tuổi bệnh nhân phải tiến hành phẫu thuật thay khớp đang trẻ hóa, nhiều ca chỉ dưới 40 tuổi. Trong khi đó, chi phí cho một ca thay khớp khá đắt, tuổi thọ của các khớp nhân tạo thường chỉ sử dụng được 10-15 năm, và như vậy, những bệnh nhân này có thể phải thay khớp nhiều lần trong cuộc đời.

Sụn khớp - “con cưng” của hệ vận động

Thoái hóa khớp xảy ra do sự mất quân bình giữa sự tái tạo sụn và sự hủy hoại sụn. Điều này dẫn tới những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch gây nên phản ứng viêm thứ phát.


Sụn khớp là lớp mô trong suốt, vừa cứng vừa bền dai nhưng lại đàn hồi tốt. Sụn đóng vai trò như lớp đệm bảo vệ, giúp giảm chấn động và tránh sự cọ xát giữa hai đầu xương khi khớp cử động. Tuy quan trọng như vậy, sụn lại không chứa mạch máu hay dây thần kinh nên không được máu nuôi trực tiếp, chỉ tiếp nhận dinh dưỡng thẩm thấu nhờ tổ chức xương dưới sụn, màng hoạt dịch, dịch khớp. Do vậy, sụn rất dễ bị thoái hóa âm thầm theo thời gian mà không có dấu hiệu nào...


Khi tế bào sụn hư hại không khôi phục lại được một cách nhanh chóng, các vết nứt sẽ xuất hiện ở vùng đáy sụn, thương tổn ban đầu xuất hiện và dần dần tiến triển thành thoái hóa khớp. Thêm vào đó, các sợi Collagen type ii trong sụn khớp trở nên mảnh, nhỏ hơn, lỏng lẻo và xoắn vặn gây thoái hóa chất nền sụn khớp.


Sụn khớp bị phá vỡ, gân và dây chằng căng ra, xương chà xát với nhau gây nên những cơn đau nhức và giảm chức năng vận động. Ở trường hợp thoái hóa khớp nặng, các đầu xương lồi ra chạm vào nhau, có khi chèn ép dây thần kinh và gây tàn phế cho con người.

Đừng đợi “lên lão” mới quan tâm khớp

Dấu hiệu của thoái hóa khớp thường gặp là đau khớp lặp đi lặp lại, cử động khớp có tiếng lạo xạo... Nếu gặp những triệu chứng trên, người bệnh nên đi khám bác sĩ để có hướng điều trị sớm và không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau.


Để phòng ngừa thoái hóa khớp, cần có một chế độ sinh hoạt điều độ, tập luyện thể thao thường xuyên, ăn uống cân đối với đầy đủ các chất. Bên cạnh đó, cần có biện pháp chủ động phục hồi cấu trúc của sụn khớp.
 
×
Quay lại
Top