Sự kiện giáo dục online “Lớp học thời Cô Vy” - Một lớp học không khoảng cách

Kênh Sinh Viên

Cộng đồng sinh viên Việt Nam
Tham gia
20/4/2009
Bài viết
194
Ngày 17/05/2020 đã diễn ra buổi công chiếu “ Lớp học thời Cô Vy” tại fanpage Lớp Học Cô Vy. Chương trình được tổ chức bởi các sinh viên nhóm X21 lớp Văn hóa học 9 – khoa Văn hóa học - trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

Do tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp và thực hiện chủ trương của Chủ tịch Thành Phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, tránh tụ tập đông người, BTC sự kiện “Lớp học thời Cô Vy” đã tổ chức hoàn toàn trên kênh trực tuyến.

image001.jpg


Mở đầu chương trình là tiết mục văn nghệ , BTC đã dựng lên một màn sân khấu hóa đầy sâu sắc và lắng đọng. Màn kịch được thể hiện thông qua sự hồi tưởng của một sinh viên về quãng thời gian xa trường, xa lớp. Chỉ vì dịch bệnh đến, mà việc đến trường bị hoãn lại. Sau đó, phải tiếp xúc với một hình thức học tập mới là học trực tuyến, có sự khó khăn về cách thức tiếp cận, hay mất kết nối trong lúc đang học,.... Và cuối cùng là sự mong muốn hết dịch để đến trường. Tất cả đều được tái hiện một cách cụ thể và sinh động.

Điểm nhấn lớn nhất của chương trình là màn chia sẻ thú vị và bổ ích của PGS.TS Dương Văn Sáu - Trưởng Khoa Du lịch thầy là người đầu tiên áp dụng việc giảng dạy online ở trường và TS.Nguyễn Thị Thanh Mai - giảng viên khoa Văn hóa học và hiện đang giảng dạy bộ môn “Tôn giáo và tín ngưỡng” và “Văn hóa giao tiếp” tại Đại học Văn hóa Hà Nội. Cả hai khách mời đều là những người có kinh nghiệm lâu năm am hiểu về nhiều lịch vực trong cuộc sống, những chia sẻ của hai thầy cô đã thu hút sự quan tâm rất lớn từ người xem buổi công chiếu.

image002.png


Sự kiện “Lớp học cô vy” là một sự kiện giáo dục mà ở đó thông qua lớp học BTC đã cho người xem thấy được sự khó khăn của ngành giáo dục khi phải đối mặt với dịch bệnh cùng với đó là những nỗ lực của người thầy người cô và những em học sinh sinh viên khi phải đối mặt với phương thức dạy và học mới. Qua đó chương trình như 1 chiếc cầu nối gắn kết giữa người học và người dạy, giúp hai bên có sự thấu hiểu, đồng cảm hình thành một "lớp học không khoảng cách".
 
×
Quay lại
Top