Sinh viên Việt chế tạo thiết bị chống ngủ gật cho lái xe

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Nhóm sinh viên gồm 4 bạn đến từ trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã nghiên cứu, chế tạo ra một thiết bị chống ngủ gật cho lái xe ô tô có dạng hình hộp chữ nhật, dễ lắp đặt, nhận được những đánh giá khá tích cực từ giới chuyên môn.

1-3-684203-4359.jpg
Nhóm sinh viên với đề tài "thiết bị chống ngủ gật cho lái xe ô tô" đến từ trường đại học Bách khoa Hà Nội.
Tình trạng ngủ gật trong khi lái xe là một hiện tượng thường gặp ở người lái xe, và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Nếu như ở các nước trên thế giới, một số hãng sản xuất ô tô hay nhà cung cấp dịch vụ đã tích hợp thiết bị cảnh báo ngủ gật khi lái xe, thì ở Việt Nam gần như chưa có các nghiên cứu hay thiết bị như vậy được áp dụng vào thực tế.Xuất phát từ những trăn trở đó, nhóm sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội gồm 4 thành viên Nguyễn Quang Trường, Hoàng Mạnh Cường, Vũ Mạnh Cường và Trần Anh Đức đã nảy ra ý tưởng chế tạo một thiết bị chống ngủ gật cho lái xe đơn giản, dễ lắp đặt, dễ vận hành với chi phí thấp để phù hợp với điều kiện ở Việt Nam.

Bốn bạn đều đang là sinh viên năm 4 đến từ Viện Điện tử Viễn thông - Đại học Bách khoa Hà Nội. Ngoài ra, tất cả còn là thành viên trong câu lạc bộ Sáng Tạo Trẻ Bách Khoa (BKACE). Với đề tài này, nhóm nghiên cứu mong muốn sẽ góp phần nâng cao ý thức cho người lái xe, cố gắng giảm thiểu rủi ro cho các phương tiện tham gia giao thông.

2-3-684203-3157.jpg
Thiết bị chống ngủ gật cho lái xe ô tô có dạng hình hộp chữ nhật.
Theo thầy giáo, thạc sĩ Phạm Mạnh Hùng, người hướng dẫn đề tài cho nhóm sinh viên này, đây là ý tưởng khá hay, thực tế và mang tính xã hội cao. Để giúp các bạnsinh viên có thể thực hiện tốt đề tài và áp dụng vào thực tế, thạc sĩ Phạm Mạnh Hùng cũng đã chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức, như việc xây dựng nguyên lý hoạt động của máy, thảo luận nhóm, chốt nguyên lý hoạt động, thiết kết mạch tổng thể, viết chương trình hoạt động của thiết bị hay thử nghiệm trong một số điều kiện.Nói về thiết kế, cấu tạo và cách thức hoạt động của thiết bị chống ngủ gật cho lái xe, bạn Nguyễn Quang Trường, trưởng nhóm thực hiện đề tài cho biết, đó là một thiết bị có dạng hộp chữ nhật nhỏ gọn.

Khi lắp đặt trên xe, thiết bị sẽ phát hiện điều kiện gây ngủ gật dựa vào các các yếu tố như thời điểm, quãng đường và thời gianlái xe liên tục. Sau đó, thiết bị sẽ xác định trạng thái, mức độ tỉnh táo của lái xethông qua việc đo thời gian trả lời các câu hỏi trắc nghiệm do thiết bị đưa ra. Thời gian cần thiết để trả lời câu hỏi sẽ tỉ lệ nghịch với mức độ tỉnh táo của lái xe. Thiết bị ban đầu sẽ được khởi tạo thời gian trả lời trung bình khi tỉnh táo. Đây là giá trị chuẩn để so sánh. Cuối cùng, thiết bị sẽ tạo ra tín hiệu mang tính báo hiệu và cảnh báo chống ngủ gật, với các tín hiệu là ánh sáng chớp, âm thanh, dòng điện xung.

3-3-684203-8041.jpg
Cách thức hoạt động của thiết bị chống ngủ gật cho lái xe ô tô.
Với những ý tưởng táo bạo đó, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã bắt tay vào thực hiện đề tài này từ hơn một năm trước. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt kinh phí thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu chưa thực hiện được các thí nghiệm sâu hơn, đặc biệt trong điều kiện thực tế trên đường.Tuy nhiên, với lợi thế được học tập, thực hành trong một môi trường hiện đại của trường đại học Bách khoa Hà Nội, nhóm nghiên cứu đã có cơ hội thử nghiệm khả năng đánh thức của thiết bị đối với các tình nguyện viên ở trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Hiện tại, nhóm đã đạt được một số kết quả nhất định.Trưởng nhóm Nguyễn Quang Trường chia sẻ, việc thực hiện đề tài hầu như ít ảnh hưởng đến việc học tập của nhóm. Hơn thế nữa, lúc thực hiện những đề tài như thế này cũng chính là lúc các bạn học được nhiều nhất, được phát triển và hoàn thiện khả năng làm việc nhóm, có cơ hội áp dụng những kiến thức trên giảng đường vào thực tế, trau dồi những kiến thức mới, nếm trải khó khăn trong thực tế và rèn luyện thêm những kỹ năng mềm khác.Hiện tại, đề tài "thiết bị chống ngủ gật cho lái xe ô tô" đã được nhóm nghiên cứu của Nguyễn Quang Trường gửi đến cuộc thi "Olympia dành cho sinh viên đại học" - một sân chơi bổ ích, giúp sinh viên có thể phát huy hết khả năng sáng tạo của bản thân, khả năng làm việc theo nhóm do LG Electronics Việt Nam tổ chức.

Với đề tài này, nhóm của Trường hy vọng mọi người sẽ biết và chú ý nhiều hơn đến vấn đề an toàn giao thông, đặc biệt là tình trạng buồn ngủ khi tham gia giao thông hiện nay. Ngoài ra, các bạn cũng kỳ vọng đề tài sẽ nhận được sự quan tâm, đánh giá tích cực và sẽ nhanh chóng được triển khai trong thực tế.Cuộc thi “Olympia dành cho sinh viên đại học” được phát động từ ngày 24/10. Đây là cuộc thi về nghiên cứu khoa học (NCKH) dành cho sinh viên tại các trường đại học trên cả nước, thuộc hai khối ngành Kinh tế và Khoa học tự nhiên. Tính đến ngày 30/11, Ban tổ chức đã nhận được 100 đề tài. Dự kiến cuối tháng 12 này, chương trình sẽ công bố 12 đề tài xuất sắc nhất của 3 khu vực Bắc, Trung và Nam (mỗi khu vực 4 đề tài).
Theo Infonet
 
×
Quay lại
Top