Quan hệ t.ình d.ục sau sinh: Phải chờ bao lâu và cần chuẩn bị tâm thế gì?

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Sinh nở và hậu sản khiến bạn trải qua nhiều thứ cả về thể chất lẫn tinh thần. Quá trình đó có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt phòng the. Sau đây là những điều cần biết về những thay đổi có thể xảy ra và cách đối mặt với chúng.

1647177406957.png

Nếu bạn vừa có em bé, việc quan hệ có thể là ý nghĩ xa vời nhất đối với bạn. Điều đó hoàn toàn bình thường, vì cơ thể bạn vừa vượt cạn và cần thời gian để hồi phục. Nhưng nếu bạn đang cân nhắc về việc ân ái trở lại, có thể bạn sẽ thắc mắc làm thế nào là an toàn, cần chuẩn bị gì và có thể làm gì để xử lý vấn đề phát sinh khi lâm trận.

Sau đây là một số lời khuyên từ chuyên gia về quan hệ t.ình d.ục sau sinh.

Có cần phải kiêng cử quan hệ sau khi sinh?

Không có quãng thời gian bắt buộc nào cho việc khi nào bạn có thể quan hệ trở lại. Tuy nhiên hầu hết bác sĩ đều khuyến nghị bạn nên tạm nghỉ vài tuần.

Cơ thể bạn đã phải oằn mình trong lúc chuyển dạ và sinh nở. Khi chuyển dạ, những cơn co thắt đau đớn là cách cơ thể đẩy em bé xuống và ra khỏi ống sinh khi cổ tử cung mở ra. Nếu sinh mổ, một cuộc đại phẫu sẽ cắt qua da, mỡ, cơ bắp và tử cung để lấy em bé ra khỏi bụng mẹ.

Sinh thường cũng có thể trải qua phẫu thuật. Được gọi là phương pháp cắt tầng sinh môn, cuộc tiểu phẫu này sẽ làm mở rộng cổ tử cung. Khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ rạch một đường ở đáy chậu – phần mô giữa cổ tử cung và hậu môn – trong lúc sinh. Giải phẩu cắt tầng sinh môn không thường xảy ra, nhưng nó có thể cần thiết nếu em bé cần được sinh ra nhanh chóng, ví dụ như khi vai em bé bị kẹt sau xương chậu của mẹ. Khi em bé ra đời, bác sĩ sẽ khâu lại vết mổ.

Thông thường sinh thường sẽ để lại vết rách tầng sinh môn. Đó là khi âm đạo và mô xung quanh rách ra trong lúc sinh nở. Đôi khi những vết rách này sẽ tự lành, nhưng nếu vết rách nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ khâu để đóng vết thương lại.

Cho dù là sinh bằng cách nào và việc sinh nở có suông sẻ hay không, người ta vẫn sẽ khuyên bạn nên “nghỉ ngơi xương chậu” trong lúc cơ thể hồi phục sau sinh. Điều đó nghĩa là không được có gì bên trong âm đạo: không thụt rửa, không dùng băng vệ sinh và không quan hệ t.ình d.ục thâm nhập.

Như thế không chỉ để cơ thể bạn có thể lành lại, mà còn vì nguy cơ bị biến chứng sau sinh, như nhiễm trùng vết mổ hoặc vết rách đang lành, là cao nhất trong hai tuần đầu tiên sau khi sinh.

Sau sinh bao lâu thì có thể quan hệ?

Một lần nữa, không có quãng thời gian chờ bắt buộc nào. Nhưng hầu hết bác sĩ khuyến nghị nên chờ 4-6 tuần.

Nhưng 4-6 tuần chỉ là dựa trên kinh nghiệm chung. Thời gian chờ đợi đôi lúc có thể là 12 tuần hoặc hơn để mô âm hộ lành lại.

Quãng thời gian ấy phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp sinh và mức độ tổn thương mô.

Nếu ca sinh phức tạp với vết rách âm đạo nhỏ nhất, không cần phẫu thuật cắt tầng sinh môn, và giai đoạn chuyển dạ 2 (giai đoạn đẩy) kéo dài khoảng 2 tiếng, thì 6-8 tuần có thể là quãng thời gian phù hợp.

Thời gian kiêng cử có thể dài hơn nếu bạn có vết rách âm đạo cần được phẫu thuật khâu lại.

Nhận được lời khuyên từ bác sĩ là một chuyện. Nhưng thực sự bắt đầu quan hệ t.ình d.ục trở lại là một chuyện khác. Theo kinh nghiệm của bác sĩ, hầu hết phụ nữ chưa sẵn sàng để lâm trận sau cột mốc 6 tuần, nhất là sau khi sinh thường. Trên thực tế, cảm xúc của chính bạn về kiểu tiếp xúc thân mật nên được ưu tiên hơn bác sĩ.

Người mẹ mới sinh nên là người quyết định cuối cùng khi nào mình sẵn sàng quan hệ. Bên cạnh việc hồi phục mô âm đạo và mô tầng sinh môn, những lưu ý quan trọng về thời điểm quan hệ sau sinh còn bao gồm mức độ ân cần mà người vợ nhận được, mức độ mệt mỏi và mức độ h.am m.uốn t.ình d.ục.

Nhiều phụ nữ đang cho con bú bị đau và chảy máu núm vú, viêm vú hay khó chịu mô vú. Không gì trong số này có thể cải thiệm h.am m.uốn t.ình d.ục.

Nếu 4 tuần hoặc lâu hơn có vẻ hơi dài để kiêng cử chưa thân mật, hãy nhớ rằng âu yếm, hôn, vuốt ve và quan hệ bằng đường miệng không cần kiêng cử sau khi sinh, miễn là bạn cảm thấy sẵn sàng và thoải mái.

Cần chuẩn bị tâm thế gì khi quan hệ t.ình d.ục sau sinh?

Quan hệ sau sinh có thể rất khác so với trước đây. Dẫu sao thì bạn cũng vừa trải qua nhiều thứ cả về thể chất lẫn tinh thần mà.

Khía cạnh thể chất

Đau đớn và khó chịu rất thường xảy ra khi bạn dần quan hệ t.ình d.ục trở lại.

Những thay đổi về hoocmon có thể khiến âm đạo bị khô và nhạy cảm. Nhất là khi bạn đang cho con bú, vì bạn sẽ có nồng độ estrogen thấp hơn để giúp bôi trơn âm đạo một cách tự nhiên.

Còn có một số nguyên nhân khả dĩ khác giải thích sự khó chịu và cơn đau trong lúc quan hệ, như một ca sinh thường phức tạp, giai đoạn chuyển dạ 2 kéo dài, tổn thương mô âm đạo bên trong, tổn thương cơ đáy chậu hoặc dây thần kinh vùng chậu, phẫu thuật cắt tầng sinh môn và sử dụng phương pháp hút chân không hoặc kẹp forcep trong lúc sinh nở.

Để giảm bớt khó chịu trong lúc quan hệ, bạn nên:

  • Thực hiện các bước giảm đau trước. Cách này có thể bao gồm làm trống bàng quang, tắm nước ấm hoặc uống thuốc giảm đau không kê đơn. Nếu cần thiết, bạn cũng có thể thực hiện các bước giảm đau sau đó. Nếu bạn bị bỏng rát sau khi quan hệ, hãy bọc nước đá trong chiếc khăn nhỏ để chườm vào khu vực rát.
  • Dùng bôi trơn. Cách này có thể hữu hiệu với âm đạo bị khô.
  • Thử nghiệm. Hãy cân nhắc các phương án khác ngoài quan hệ đường âm đạo, như mát xa, quan hệ đường miệng hoặc thủ dâm cho nhau. Hãy thành thật với bạn đời về cảm nhận của bản thân, cái nào tốt và cái nào không.
  • Lựa thời điểm. Hãy dành thời gian để quan hệ khi bạn không cảm thấy mệt mỏi hoặc lo âu.

Thời gian bị đau khi quan hệ t.ình d.ục sau sinh có thể khác nhau, thậm chí kéo dài hàng tháng đối với một số người có phẫu thuật cắt tầng sinh môn. Nhưng nếu bạn lo lắng về cơn đau hay sự khó chịu ấy, bạn có thể tham vấn ý kiến của bác sĩ.

Đau đớn và khó chịu có lẽ không phải là những thay đổi thể chất duy nhất.

Mang thai, chuyển dạ và sinh thường có thể làm giãn hoặc làm tổn thương cơ sàn chậu, đó là một nhóm cơ nằm dưới cùng thân mình và nâng đỡ tử cung, bàng quang, ruột non và trực tràng. Nhóm cơ này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích và đạt cực khoái ở nữ giới. Điều đó nghĩa là sự mất sức của cơ vùng chậu có thể gặp phải sau sinh có thể dẫn đến thiếu thoả mãn t.ình d.ục.

Để tăng cường sự linh hoạt của cơ sàn chậu, bạn có thể thực hiện các bài tập Kegel, siết chặt và thả lỏng cơ vài lần một ngày trong vài tuần. Một nghiên cứu nhỏ ở phụ nữ Iran cho thấy những người mẹ mới sinh thực hiện bài tập Kegel trong 8 tuần sau sinh làm tăng hiệu quả t.ình d.ục, nghĩa là họ có niềm tin mạnh mẽ hơn vào khả năng thực hiện hành vi t.ình d.ục của mình.

Những thay đổi đối với nhóm cơ sàn chậu không phải là nguyên nhân duy nhất khiến bạn cảm thấy kém thoả mãn hơn khi quan hệ t.ình d.ục sau sinh. Một bài đánh giá vào năm 2020 được công bố trên tạp chí Sexual Medicine phát hiện trong khi phương pháp sinh hay phẫu thuật cắt tầng sinh môn đều không ảnh hưởng đáng kể đến chức năng t.ình d.ục sau sinh, nhưng việc tiết sữa và chấn thương đáy chậu nghiêm trọng thì lại có.

Các nghiên cứu cho thấy từ 41-83% phụ nữ bị rối loạn chức năng t.ình d.ục, bất kỳ vấn đề thể chất hay tâm lý ngăn chặn sự thoả mãn t.ình d.ục, vào 2-3 tháng sau sinh. Một số nghiên cứu cho rằng phụ nữ có “mức độ khoái cảm t.ình d.ục và sự thoả mãn về cảm xúc thấp hơn đáng kể” thậm chí hơn 18 tháng sau sinh. Các tác giả của bài đánh giá còn chỉ ra rằng những nghiên cứu về rối loạn chức năng t.ình d.ục sau sinh đang còn rất ít.

Khía cạnh cảm xúc

Về mặt cảm xúc, mẹ mới sinh có thể cảm thấy rất áp lực và kiệt quệ, nghĩa là t.ình d.ục không được ưu tiên trong danh sách của họ. Khoảng 80% phụ nữ trải qua hội chứng “baby blues” trong vài tuần đầu tiên sau sinh, bao gồm thay đổi tâm trạng liên tục, cáu gắt, lo lắng và cảm giác trống vắng.

Họ cũng có thể đang đấu tranh nội tâm trong vài tuần đầu hoặc vài tháng đầu, cuộc sống thay đổi khi có một đứa trẻ mới sinh, thay đổi hoocmon sau sinh và nhận thức vị trí của mình trong bối cảnh gia đình mới.

Đối với các cặp cha mẹ, nhiều triệu chứng cảm xúc thông thường này sẽ cải thiện trong vòng vài tháng. Vậy nên ngay cả khi t.ình d.ục là thứ cuối cùng bạn có hứng thú thực hiện, thì thời gian và sự nhẫn nại có thể giúp bạn vui thú trở lại. Nhưng nếu phải mất lâu hơn vài tháng để có tâm trạng cho chuyện ái ân, thì việc đó vẫn hoàn toàn bình thường.

Sau khoảng 6-9 tháng, phụ nữ có xu hướng ổn định hoocmon hơn và điều đó giúp họ cảm thấy thoải mái hơn cho chuyện chăn gối. Về cả cảm xúc và thể chất, bạn sẽ cảm thấy như trước khi mang thai, khiến bạn có hứng thú hơn với việc chủ động chuyện thân mật.

Cách để trở lại quỹ đạo bình thường

Các bác sĩ hy vọng việc giáo dục người mẹ mới sinh và bạn đời của họ về cách thân mật không t.ình d.ục, không thâm nhập khi chào đón em bé một ngày nào đó sẽ trở thành một phần chuẩn mực của chăm sóc hậu sinh.

Cho tới lúc ấy, nên nhớ việc cho bản thân thời gian để hồi phục là điều bình thường, bạn vừa mới có em bé mà.

Để giúp ích cho quá trình hồi phục, bạn nên mát xa nhẹ vùng đáy chậu, cơ vùng chậu hoặc mô sẹo theo sự hướng dẫn của bác sĩ, vào khoảng 8-10 tuần sau sinh.

Để giữ lửa sự gắn kết về mặt cảm xúc trong thời gian kiêng cử, hai bạn nên dành riêng thời gian ở bên nhau và tìm kiếm những cách thức khác để bày tỏ tình cảm.

Khi bạn cảm thấy sẵn sàng để quan hệ, về cả thể chất lẫn tinh thần, quan trọng là bạn biết cách để giao tiếp với bạn đời trong lúc lâm trận và cả hai cần hiểu khi nào nên tạm dừng và/hoặc dừng hẳn nếu bạn bắt đầu cảm thấy khó chịu hoặc đau đớn.

Cuối cùng, đừng quên biện pháp tránh thai. Bởi vì việc mang thai sớm sau sinh là hoàn toàn có thể xảy ra, ngay cả khi bạn đang cho con bú.

Nếu bạn mới sinh dưới 6 tháng, đang cho con bú sữa mẹ và chưa có kinh trở lại, việc cho bú có thể giúp tránh thai khoảng 98%. Nhưng các nghiên cứu còn chưa thống nhất về hiệu quả của việc cho bú với vai trò là một biện pháp tránh thai. Và vì nhiều chuyên gia khuyến nghị nên cách ít nhất 18 tháng giữa hai lần mang thai, nên việc sử dụng phương pháp tránh thai đáng tin cậy vẫn rất quan trọng.


Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo Health.com)
 
×
Quay lại
Top