Phương pháp học tốt tiếng anh.

huybaovo

Thành viên
Tham gia
2/3/2012
Bài viết
5
Những bước đầu tiên để luyện nói tiếng Anh


Cách nói chuyện hấp dẫn, độ chuẩn xác trong ngôn từ cũng sự trôi chảy trong việc diễn đạt ý tưởng là yếu tố vô cùng cần thiết để trở thành một người nói tiếng Anh giỏi. Tuy nhiên “vạn sự khởi đầu nan”. Không phải học viên nào cũng biết khởi đầu đúng cách.
Nếu bạn còn đang băn khoăn không biết mình nên bắt đầu luyện nói tiếng Anh như thế nào thì hãy thực hiện các thao tác sau:
I. Phát âm đúng:
Không ai yêu cầu người vừa mới học tiếng Anh đã phải có khả năng phát âm tiếng Anh hoàn hảo. Điều quan trọng là người học cần có cách phát âm đúng mỗi khi sử dụng một từ tiếng Anh. Hai nguồn tài liệu phổ biến nhất cung cấp phát âm chuẩn có thể kể đến là từ điểnbăng/ đĩa. Với việc luôn mở cuốn từ điển Anh-Việt ra không chỉ để tìm hiểu nghĩa của từ mà còn để tra cách đọc của mỗi từ, bạn có thể chắc chắn về cách phát âm của mình. Bên cạnh đó, việc thường xuyên nghe và bắt chước giọng nói của người bản xứ trong băng/đĩa cũng có tác dụng đáng kể.
Tuy nhiên, song song với việc dùng từ điển và nghe băng, bạn còn phải chú trọng đến việc “sử dụng chúng thường xuyên”. Ông cha ta đã nói: “muốn nảy mầm thì phải gieo hạt”, vì vậy đừng nản chí khi bạn mới chỉ học được một vài ngày. Học phát âm ẩn chứa nhiều điều thú vị hơn bạn tưởng đấy!
Cuối cùng, hãy cho khả năng phát âm của mình được “va chạm” nhiều hơn với môi trường thực tế. Đừng để nó chỉ bị bó hẹp trong một không gian toàn băng, đĩa, sách vở và bản thân bạn. Hãy giao tiếp, hãy nói chuyện, hãy tích cực sử dụng tiếng Anh trong đời sống hàng ngày của mình để “viên ngọc phát âm” của bạn ngày càng sáng bóng hơn.
Có thể khả năng đọc và viết tiếng Anh của bạn khá tốt, nhưng bạn lại gặp vấn đề rất lớn ở kĩ năng nghe hiểu. Phải làm sao đây?! Một trong những nguyên nhân khiến bạn xoay sở mãi mà không thể năng cấp kĩ năng listening là do một số cách nghĩ quá sai lệch.
Một số lời khuyên mà bạn có thể sử dụng ngay tại chỗ:
1. Chấp nhận rằng bạn không thể nào hiểu tất cả mọi điều mà mình nghe.

2. Hãy bình tĩnh khi bạn nghe mà không hiểu, cho dù bạn tiếp tục không hiểu nhiều nữa, thì cũng đừng quá hoảng loạn và cuống lên.
3. Đừng bao giờ cố gắng chuyển dịch nghĩa sang tiếng Việt. Điều này chỉ khiến bạn thêm mất thời gian. Mọi người khi học một ngọaii ngữ đều cố gắng chuyển dịch chúng sang tiếng mẹ đẻ của mình. Họ không nhận ra rằng trong khi họ đang cố dịch từng câu chữ, cũng là lúc họ tạo nên rào cản với người đang nói chuyện với mình. Và thông thường người đang nói chuyện với bạn sẽ cho rằng bạn không tập trung vào câu chuyện , mà suy nghĩ về điều gì đó khiến họ phải chờ đợi sự phản hồi. Ngay cả khi bạn đang chú tâm lắng nghe một cuộc hội thoại hay một bài diễn thuyết, bạn cũng sẽ không bao giờ bắt kịp mạch chính nếu luôn cố gắng dịch từng câu chữ.
4. Mọi người luôn lặp lại điều mình nói. Hãy nghĩ xem , trong tiếng Việt, khi chúng ta nói chuyện, chúng ta có lặp lại những gì mình nói không? Tất nhiên là không lặp lại phần câu chữ. Nhưng những ý chính luôn được lặp lại.Và đó là tất cả những gì bạn cần ở kĩ năng nghe. Bạn có thể yên tâm rằng ý chính của một bài nghe luôn được nhắc đi, nhắc lại, trong lúc nói chuyện trực tiếp cũng vậy.
5. Chỉ lắng nghe nội dung chính của cuộc hội thoại. Đừng chú trọng đến những chi tiết quá cụ thể cho tới khi bạn nắm được ý chính.
Giờ bạn đã thấy lạc quan hơn khi chuẩn bị nghe một bài tập mới hay cảm thấy sẵn sàng hơn những cuộc đối thoại bằng tiếng Anh chưa?
Hãy bắt đầu thử xem!



II. Nhấn câu và từ đúng:
Tiếng Anh không có thanh điệu như tiếng Việt nhưng người Anh nói chuyện vẫn vô cùng uyển chuyển và biểu cảm bởi họ nhấn vào trọng âm từ và trọng âm câu. Qui tắc nhấn câu cơ bản chỉ có một vài điểm cơ bản cần bạn lưu ý:

  • Trong câu hỏi: Lên cao giọng ở cuối câu hỏi Yes/No và xuống giọng, hay nói cách khác là không lên giọng ở cuối các câu hỏi có từ để hỏi (What, Where, When, How, Who…).

  • Trong câu khẳng định: những từ chính (key word) nắm giữ những thông tin quan trọng của câu như danh từ, động từ chính, tính từ cần được nhấn mạnh. Nói cách khác chúng cần được phát ra với một âm cao hơn các từ khác trong câu.

  • Trong câu phủ định: cũng như câu khẳng định, chỉ khác thay vì nhấn vào động từ chính thì bạn nhấn vào từ phủ định not, hoặc nhất vào cả cụm từ phủ định viết tắt kèm với trợ động từ. Ví dụ:: can’t, don’t, doesn’, didn’t, mustn’t, etc.
Nếu trọng âm câu giúp câu nói tiếng Anh của bạn uyển chuyển và biểu cảm thì trọng âm từ lại giúp người nghe “nhận diện” từ tiếng Anh mà bạn đang nói đến. Mỗi một từ nhiều hơn một âm tiết trong tiếng Anh đều có trọng âm của nó, và điều quan trọng ở đây là bạn cần biết được trọng âm của từ mỗi khi nhìn vào nó. Cách đơn giản nhất là ghi nhớ nó cùng với nghĩa, cách phát âm của một từ mỗi khi bạn học.
III. Vốn từ vựng và ngữ pháp căn bản:

  • Về mặt ngữ pháp: trước hết bạn cần nắm được 12 thì cơ bản trong tiếng Anh và một số qui tắc cơ bản của ngữ pháp. Ví dụ: động từ không chia khi nó đứng sau các” động từ khuyết thiếu như: can, could, may, must, should, etc. Nói cách khác bạn sẽ bỏ “s” hoặc “es” hoặc “ed” hoặc không chia ở bất kì dạng nào, quá khứ hay phân từ hai. Tương tự, qui tắc trạng từ bổ nghĩa cho cả câu hoặc cho động từ trước nó, tính từ bổ nghĩa cho danh từ.

  • Về mặt từ vựng, bạn cần có vốn từ về những chủ đề phổ biến, có thể kể đến các chủ đề như: trường học, gia đình, nhà cửa, mua sắm, etc. Bên cạnh đó, bạn cũng cần nắm được các dạng phái sinh của một từ mỗi khi học. Ví dụ: bạn cập nhật một động từ mới là inspire /in'spaiə/ từ này có dạng phái sinh danh từ là inspiration và do vậy cách sử dụng này cũng cần được lưu vào bộ nhớ của bạn.
Bên cạnh việc sở hữu một vốn từ vựng cơ bản và thuần tuý như vậy, sẽ rất có ích khi bạn thêm vào câu nói của mình những thành ngữ, tục ngữ và một chút tiếng lóng đúng chỗ khi giao tiếp. Người nghe sẽ cảm thấy nói chuyện với bạn thú vị và hấp dẫn hơn khá nhiều.
Những bước khởi đầu để học nói đơn giản như vậy đấy. Bạn đã sẵn sàng bắt đầu chưa nào? :KSV@01:

1. Không học ngữ pháp

Qui tắc này có vẻ lạ với nhiều sinh viên ESL, nhưng nó là một trong những qui tắc quan trọng nhất. Nếu bạn muốn vượt qua kỳ thi thì bạn học ngữ pháp. Nhưng nếu bạn muốn trở nên thành thạo trong Tiếng Anh thì bạn nên cố gắng học Tiếng Anh mà không học ngữ pháp.

Học ngữ pháp sẽ chỉ làm cho bạn rối và chậm chạp. Bạn sẽ suy nghĩ về các quy tắc khi tạo câu thay vì nói một câu một cách tự nhiên như một người bản địa. Hãy nhớ rằng chỉ một phần nhỏ của những người nói Tiếng Anh biết nhiều hơn 20% tất cả các quy tắc ngữ pháp. Nhiều sinh viên ESL biết ngữ pháp hơn người bản ngữ. Với kinh nghiệm tôi có thể tự tin nói điều này. Tôi là một người nói Tiếng Anh bản địa, chuyên ngành Văn học Tiếng Anh, và đã dạy Tiếng Anh hơn 10 năm. Tuy nhiên, nhiều sinh viên của tôi biết nhiều chi tiết về ngữ pháp Tiếng Anh hơn cả tôi. Tôi có thể dễ dàng tìm định nghĩa và áp dụng nó, nhưng tôi không hề biết nó.

Tôi thường hay hỏi bạn bè bản xứ của tôi nhiều câu hỏi ngữ pháp, và chỉ một ít trong số họ biết câu trả lời chính xác. Tuy nghiên, họ rất thông thạo Tiếng Anh và có thể đọc, nói, nghe và giao tiếp rất hiệu quả.

Bạn muốn mình có khả năng thuật lại định nghĩa của một động từ nguyên nhân, hay là muốn có khả năng nói Tiếng Anh thông thạo?
2. Tìm hiểu và nghiên cứu Cụm Từ

Nhiều sinh viên học từ vựng và cố gắng kết hợp nhiều từ với nhau để tạo thành một câu có nghĩa. Tôi rất kinh ngạc khi có nhiều từ sinh viên của tôi biết, nhưng chúng không tạo thành một câu có nghĩa được. Nguyên nhân là do họ không học Cụm Từ. Khi trẻ con học ngôn ngữ, chúng học cả từ và Cụm từ với nhau. Cũng vậy, bạn cần phải tìm hiểu và học các cụm từ.

Nếu bạn biết 1000 từ, bạn sẽ có khả năng nói 1 câu đúng. Nhưng nếu bạn biết 1 Cụm từ, bạn có thể làm đúng hàng trăm câu. Nếu bạn biết 100 Cụm Từ, bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết có bao nhiêu câu đúng mà bạn có thể nói. Cuối cùng, khi bạn biết chỉ 1000 Cụm từ thôi, bạn sẽ gần như là một người nói Tiếng Anh bản địa.

Vì thế đừng bỏ phí thời gian học thật nhiều từ khác nhau. Thay vào hãy sử dụng thời gian đó để học Cụm Từ và bạn sẽ gần hơn với thành thạo Tiếng Anh.

Đừng dịch

Khi bạn muốn tạo ra một câu Tiếng Anh, đừng dịch các từ đó ra từ tiếng mẹ đẻ của bạn. Thứ tự của các từ có thể khác nhau hoàn toàn và bạn sẽ bị chậm và sai nếu làm thế. Thay vào đó, hãy học các Cụm Từ và câu nói vì thế bạn không phải suy nghĩ về từ khi bạn nói. Nó sẽ tự động tuôn ra.

Một vấn đề khác với việc dịch là bạn sẽ cố gắn kết hợp chặt chẽ luật ngữ pháp mà bạn học. Dịch và suy nghĩ về ngữ pháp để tạo thành câu Tiếng Anh là không được và bạn nên tránh làm điều này.
3. Đọc và Nghe là CHƯA ĐỦ. Luyện tập Nói những gì bạn nghe!

Đọc, Nghe và Nói gần như là những khía cạnh quan trong nhất của tất cả các ngôn ngữ. Điều đó cũng đúng với Tiếng Anh. Tuy nhiên, chỉ có Nói là yêu cầu để thành thạo Tiếng Anh. Điều đó rất bình thường khi trẻ nhỏ học nói trước, trở nên thành thạo sau đó mới bắt đầu đọc và viết. Vì vậy thứ tự tự nhiên là nghe, nói, đọc rồi mới viết.

Vấn đề đầu tiên
Bạn có cảm thấy lạ khi các trường học trên thế giới dạy đọc trước, sau đó viết, sau đó nghe và cuối cùng là nói? Mặc dù nó khác, nhưng nguyên nhân chính là bởi vì khi bạn học một ngôn ngữ thứ 2, bạn cần phải đọc tài liệu để hiểu và học nó. Vì vậy mặc dù thứ tự tự nhiên là nghe, nói, đọc rồi viết, thứ tự cho sinh viên ESL sẽ là đọc, nghe, nói rồi viết.

Vấn đề thứ hai
Nguyên nhân nhiều người có thể đọc và nghe bởi vì họ đều luyện tập. Nhưng để nói Tiếng Anh thông thạo thì bạn cần phải luyện tập nói kia. Đừng dừng lại ở phần nghe, và khi bạn học, bạn không nên chỉ nghe. Hãy nói to lên tài liệu mà bạn đang nghe và luyện tập những gì bạn nghe. luyện tập nói thật to cho tới khi miệng của bạn và não của bạn có thể nói chung mà không tốn sức. Bằng cách làm việc đó, bạn sẽ có khả năng nói Tiếng Anh một cách lưu loát.
4. "Tiếng Anh hóa" bạn

Có khả năng nói một ngôn ngữ không liên quan gì tới việc bạn thông minh bao nhiêu. Mọi người đều có thể học nói bất cứ ngôn ngữ nào. Điều này đã được chứng minh bởi mọi người trên thế giới. Ai cũng có thể nói được ít nhất 1 ngôn ngữ. Dù bạn thông minh hay thiếu một ít chất xám, bạn vẫn có khả năng nói được 1 ngôn ngữ.

Điều này có thể làm được bằng cách luyện ngôn ngữ vào mọi lúc. ở nước bạn, bạn nghe và nói ngôn ngữ của bạn ngay lập tức. Bạn sẽ chú ý thấy rằng nhiều người nói Tiếng Anh giỏi là những người đã học ở một trường luyện nói Tiếng Anh. Họ có thể nói Tiếng Anh không phải vì họ đến một trường dạy nói Tiếng Anh, mà vì họ có một môi trường mà ở đó Tiếng Anh lúc nào cũng được sử dụng bởi những người xung quanh.

Cũng có nhiều người đi du học và học được rất ít, bởi vì lúc họ đến trường dạy nói Tiếng Anh, nhưng họ chỉ gặp được bạn bè từ đất nước của họ và họ không luyện tập Tiếng Anh.

Bạn không cần phải đi đâu dó để trở thành một người nói Tiếng Anh giỏi. Bạn chỉ cần làm cho bạn bị bao phủ bởi Tiếng Anh. Bạn có thể làm được điều này bằng cách thỏa thuận với bạn bè của bạn, rằng bạn sẽ chỉ nói Tiếng Anh. Bạn cũng có thể mang theo một chiếc iPod và nghe các câu Tiếng Anh ngay lập tức. như bạn thấy đấy, bạn có thể đạt được thành công bằng cách thay đổi môi trường xung quanh bạn. "Tiếng Anh hóa" bạn và bạn sẽ học được nhanh hơn gấp nhiều lần.
5. Học đúng tài liệu

Một cụm từ không đúng là: "Practice makes perfect". Nó không đúng. Luyện tập chỉ làm những gì mà bạn luyện tập trở nên vĩnh viễn. Nếu bạn luyện tập một câu sai, bạn sẽ luôn luôn nói câu đó sai. Vì thế, rất là quan trọng để bạn học tài liệu đúng và được sử dụng bởi hầu hết mọi người.

Một vấn đề nữa đó là nhiều sinh viên học thời sự. Tuy nhiên, cái ngôn ngữ mà họ nói đó trang trọng hơn và nội dung chính trị hơn và ít dùng hơn so với thường ngày. Hiểu những gì người ta đang nói là rất quan trọng, nhưng học những điều cơ bản của Tiếng Anh là quan trọng hơn nhiều.

Học Tiếng Anh với một người bạn không phải là người bản xứ đều có mặt lợi và mặt hại. Bạn nên cân nhắc mặt lợi và hại khi luyện nói với người không phải bản xứ. Luyện tập với người không bản xứ thì bạn sẽ được luyện tập, đồng thời bạn có thể có thêm động lực và chỉ ra được những lỗi sai. Nhưng có thể bắt chước những thói quen xấu từ người khác nếu bạn không chắc câu nào là đúng và câu nào là sai. Vì thế sử dụng thời gian đó để luyện tập những tài liệu đúng. Đừng học cách nói một câu.

Tóm lại, học tài liệu Tiếng Anh mà bạn tin tưởng, thường được sử dụng và đúng.

Học tiếng Anh đã lâu, vốn từ vựng cũng đã nhiều, nhưng tớ lại không thể nói lưu loát những điều mình đã biết.
Cho đến khi, tớ học thầy. Một thầy giáo bình thường tại một trung tâm bình thường. Chỉ có điều làm cho thầy khác tất cả những giáo viên Anh văn khác mà tớ đã học: Thầy thực sự hết mình vì học trò.
Tớ không phải là một người học tiếng Anh giỏi. Nhưng nhờ những gì thầy chỉ, tớ đã có thể nói lưu loát hơn rất nhiều khi giao tiếp.
Không còn những cụm từ "ờ, à..." khi nói nữa. Thay vào đó là những câu nói trôi chảy đến không ngờ.
Hẳn bạn sẽ nghĩ tớ nói xạo, hoặc, tớ đã phải bỏ ra rất nhiều thời gian cho việc luyện nói? Không đâu, thời gian nhiều nhất mà tớ dành cho chính mình chỉ là 20 phút mà thôi. Bạn không tin, hãy thử những quy tắc sau đây mà thầy đã chỉ tớ áp dụng nhé.
1/ Bạn cần 1 tờ giấy và 1 cây viết.
2/ Viết tất cả những gì bạn nghĩ, dĩ nhiên là bằng tiếng Anh. Nên viết đầy trang giấy mà bạn có.
3/ Xé chúng đi.
Hẳn bạn đang rất thắc mắc vì sao ta lại làm những điều kì cục như thế này phải không? Tớ sẽ giải thích cho bạn nhé:
1/ Vì sao học nói mà lại viết?
Thầy tớ đã bảo rằng bọn tớ có nhiều vốn từ nhưng không tìm từ thích hợp khi nói được, ấy là vì chúng tớ không thực sự nhớ đến những từ vựng ấy. Thế nên, để khắc phục, thầy bảo chúng tớ... viết. Viết, để ghi vào những từ ấy một cách vô thức. Giống như bạn nói nhiều thì bạn sẽ nhớ vậy.
Điều quan trọng khi viết là bạn không nên dừng lại để chỉnh câu, nhớ từ vựng hay ngữ pháp. Bạn cứ viết tất cả những gì mình nghĩ. Giống như khi nói, bạn đâu có thời gian để kiểm tra xem mình nói đúng chính tả hay không. Và tốt hơn, bạn nên vừa nói vừa viết, điều này sẽ giúp bạn quen cả với cách phát âm.
2/ Viết gì?
Tất tần tật những gì bạn thích. Giống như khi bạn nói chuyện với bạn bè hay viết blog mà thôi. Nghĩ đến cái gì, bạn viết ra cái ấy. Đừng lo về nội dung. Thậm chí bạn có viết rằng bạn sẽ kết hôn với... David Beckham thì cũng đừng ngại ngùng. Tớ sẽ bật mí với bạn sau vì sao bạn chẳng cần phải e dè. Tốt nhất bạn nên sử dụng những từ mới học, hoặc mới biết trong ngày. Nhớ là viết xong rồi mới kiểm tra lại nhé.
3/ Tại sao viết xong lại xé đi?
Khi bạn nói, trở ngại lớn nhất là bạn... mắc cỡ. Bạn sợ mình nói sai, hoặc những gì bạn nói ra thật buồn cười. Khi bạn viết trong tờ giấy, bạn biết rằng sau khi xé chúng đi, sẽ chẳng ai biết bạn viết điều gì trong ấy cả. Thật thoải mái phải không.
Nếu bạn đang cảm thấy điều này thật mới mẻ và có vẻ hợp lí, thì tại sao, không lấy ra một tờ giấy và cây viết ngay nhỉ?
 
phương pháp thì nhiều nhưng học sao cho kết quả tốt đó là một chuyện
 
×
Quay lại
Top