Ở đời người ta thường hỏi “Làm giàu thế nào?” chứ ít ai chịu hỏi “Vì sao tôi nghèo?”

mai_lady

past - present - future
Thành viên thân thiết
Tham gia
2/3/2012
Bài viết
4.914
(Vnexpress) Tại sao có cô công nhân dệt làm suốt 4 năm, đình công lên xuống mà vẫn không được tăng lương, còn một cô công nhân khác chỉ sau 2 năm đã kịp trở thành bà chủ một xưởng may?

Chuyện anh nông dân

Có anh nông dân tên Nghèo, ông bà để lại cho 3 thửa ruộng. Mỗi năm ba vụ bán mặt cho đất bán lưng cho trời, sau khi trừ tiền giống, tiền phân, tiền phơi … và không bị lũ lụt, sâu rầy thì chỉ kiếm đủ tiền chi tiêu ăn uống. Năm ngoái xã mở đường nhựa qua ruộng Nghèo, tiền đền bù cũng được kha khá, nhưng chỉ ăn được hơn năm thì lại…nghèo.

Giau_-_ngheo_new.jpg


Một anh nông dân khác tên Giàu, nhà cũng 3 thửa ruộng, cũng làm quần quật như anh Nghèo. Cuối vụ đập lúa xong anh hốt trấu về om bếp, xin người ta rơm rạ rồi bó lại thuê xe thồ đến bán cho nhà người xóm trên nuôi bò. Tối nằm vắt tay lên trán anh chợt nghĩ, sao nông dân thì cứ phải bán thóc nhỉ?

Thế rồi anh học người ta lấy gạo làm sợi bún, đem bỏ mối ngoài thị xã. Anh thấy hạt gạo chỉ chế biến chút thôi đã bán được giá gấp 5 lần. Thấy Nghèo mất ruộng, Giàu cho thuê ruộng cày, mua gạo của Nghèo về làm bún bán, không làm ruộng nữa.

Chuyện cô thợ dệt

Cô thợ dệt tên Nghèo, làm công nhân trên tỉnh, một ngày đạp máy 12h, đã 4 năm nay cô chỉ may cái túi vào áo. Vật giá leo thang, tiền lương vẫn thế, khó sống quá, cô rủ chị em đình công đòi tăng lương, chủ bảo 4 năm cô cũng chỉ làm được từng ấy việc, sao tôi phải tăng lương?

Một cô thợ may khác tên Giàu, làm cùng khâu với cô Nghèo. Giàu làm được 3 tháng biết việc rồi là xin sang tổ khác, cứ thế 2 năm sau đã thạo làm hết các khâu. Chủ đưa cô lên làm trưởng ca, lo chỉ bảo đôn đốc chị em trong xưởng.

Cuối năm rồi Giàu xin nghỉ về quê 3 tháng, dạy chị em trong làng xỏ kim may áo, vay tiền mua máy rồi lên tỉnh nói với chủ “chị giao áo cho em may, thợ em ở nhà không phải ăn cơm ở trọ nên em giao hàng giá rẻ hơn cho chị”. Còn Nghèo đâu biết vì có những người như Giàu mà Nghèo chả được tăng lương.

Người giàu biết lao động hơn người nghèo, họ chăm chỉ hơn và làm việc hiệu quả hơn, ít sa vào nhậu nhẹt, vui chơi vô bổ.

"Người nghèo cũng phải biết tự trọng"

Độc giả tên Nam cho rằng: "Đừng dạy những người giàu cách tiêu tiền như thế nào. Việc đó chẳng khác gì cầm đèn chạy trước ô tô. Đừng nghĩ rằng những người giàu thì tiền của tự trên trời rơi xuống. Có mấy ai biết họ đã phải làm việc căng thẳng gấp nhiều lần người khác để kiếm đủ tiền trả lương cho công nhân, và các chi phí khác để công ty hoạt động phát triển".

"Đó có thể nói cũng là tiền mồ hôi nước mắt của họ đấy, ai bảo là sai? Hầu như (không phải tất cả) việc tiêu xài của người giàu đều có mục đích, chỉ chúng ta chưa hiểu nên quy kết bậy bạ mà thôi.

Còn người nghèo ư? Điều tôi muốn nói ở đây là: Người nghèo khác người tàn tật, vì vẫn còn khả năng lao động. Hãy sống bằng chính sức lao động của chính mình, đừng trông chờ vào sự giúp đỡ của bất cứ ai, để rồi nếu không được như ý của ta thì lại sinh ra căm giận, thù hằn" - độc giả này nhắn nhủ.

Độc giả tên Tường đặt vấn đề: "Người giàu và người nghèo khác nhau thế nào?"

Trước hết phải công nhận rằng người giàu biết lao động hơn người nghèo, họ chăm chỉ hơn và làm việc hiệu quả hơn, ít sa vào những thú vui tầm thường mà người nghèo hay mắc phải. Ngoài ra người giàu còn biết cách quản lý và sử dụng tiền bạc khôn ngoan hơn người nghèo.

Người giàu sớm tuân theo các nguyên tắc để trở nên giàu có. Có một câu danh ngôn rất hay: "99 trên 100 việc làm của người giàu đều có mục đích để làm cho họ giàu thêm".

Suy cho cùng, chúng ta - những người nghèo, cần phải học hỏi rất nhiều ở người giàu. Cần phải bỏ các thú vui tầm thường như nhậu nhẹt, vui chơi vô bổ. Phải học cách làm việc và cách sử dụng từng đồng cắc của người giàu. Còn việc họ tiêu tiền như thế nào, có giữ được cái tâm như lúc còn nghèo khó hay không đó là tùy thuộc ở mỗi người.
 
×
Quay lại
Top