Nói lời xin lỗi

Sun Glare

Tân Sinh Viên
Thành viên thân thiết
Tham gia
26/6/2009
Bài viết
2.855
Dường như việc nói lời xin lỗi không phải là điều dễ dàng đối với tất cả mọi người.
Khi muốn hàn gắn những " rạn nứt " do thất hứa, tranh cãi hay hiểu lầm do bản thân tạo ra, bạn chỉ cần chọn đúng thời điểm và đúng cách.
Ai thường nói lời xin lỗi nhiều hơn?
Bạn có khi nào thắc mắc rằng liệu nam giới hay phụ nữ thường xuyên nói lời xin lỗi? Mặc dù chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh nhưng có lẽ nữ giới thường hay bày tỏ cảm xúc hơn. Vì hầu hết nam giới không sẵn lòng chấp nhận mình sai. Tại sao phụ nữ thường làm điều này? Xét về phương diện lịch sử, phụ nữ chính là người duy trì và dạy dỗ các khuôn phép trong gia đình. Vì vậy, họ thường sẽ là người tiếp cận vấn đề trước tiên để dàn xếp mọi việc. Và những đứa con gái trong gia đình thường sẽ nhường nhịn và hòa giải hơn con trai.
Tuy nhiên, đối với trường hợp những người chưa trưởng thành và có cái tôi quá lớn thì rất khó chấp nhận những việc làm sai trái của mình. Khi điều này diễn ra thường xuyên có thể sẽ gây ra rạn nứt lâu dài trong các mối quan hệ. Sau đây là hình mẫu để nhận diện những người rất khó chấp nhận lỗi sai của mình.
3 hình mẫu đó là:
Những người lớn lên trong sự chỉ trích bất công, độc đoán hoặc ngược đãi của cha mẹ thường sẽ trở nên bảo thủ và không muốn để người khác thấy mình yếu đuối hay dễ bị tổn thương. Trong trường hợp này, họ cần có một người bạn biết cảm thông hoặc người đồng hành tin cậy để có thể đề cập đến những việc làm sai trái của họ cách nhẹ nhàng.
Những người vị kỷ cũng có thể sẽ gặp khó khăn trong việc xin lỗi. Có thể dễ dàng nhận thấy việc quá đề cao bản thân sẽ tạo ra những nguy cơ và họ có thể sẽ phải nhận lấy cơn thịnh nộ của những người khác.
Bạn không nên tranh cãi với những người hay tỏ ra giận dữ hoặc có các dấu hiệu rối loạn nhân cách vì họ không phải là những người có thể chấp nhận ý kiến người khác. Tốt hơn hết, hãy cứ giữ quan điểm của mình và đừng cố gắng thuyết phục những người đó.
Trường hợp thứ 3, một số người cảm thấy bản thân là người có địa vị bởi nhiều lí do. Chính điều đó đã làm lu mờ khả năng đánh giá hành vi của họ một cách chính xác. Với quan điểm cho rằng bản thân có quyền và không phải chịu trách nhiệm, họ từ chối việc xin lỗi vì “ đó không phải là vấn đề của họ ”. Trong thực tế, chính quan điểm trên có thể là nguyên nhân gây ra rạn nứt trong mối quan hệ.
514443215_08f6f18b88.jpg
Xin lỗi là một hình thức không thể thiếu được trong quan hệ giao tiếp hàng ngày.
Những việc nên và không nên khi xin lỗi
1. Nhìn nhận những gì không đúng, và nên chịu phần trách nhiệm của bạn trong cuộc xung đột, đồng thời hãy trung thực và chân thành.
2. Chọn một thời điểm thích hợp để lời xin lỗi được đón nhận, thời điểm mà đối phương sẵn sàng lắng nghe lời xin lỗi.
3. Nếu cần thiết, hãy xem xét lại các nguyên nhân dẫn đến xung đột nhưng đừng để xảy ra tình trạng đổ lỗi như trước.
4. Hãy nhớ rằng kết quả có thể không như mong đợi - việc người khác chấp nhận hay tha thứ không phụ thuộc vào bạn - đặc biệt trong vấn đề uy tín. Mục đích là chịu trách nhiệm về những gì đã làm và để cho đối phương thấy rằng bạn thừa nhận điều đó.
5. Hãy sẵn lòng đi sâu hơn khi người mà bạn làm tổn thương muốn làm rõ thêm một vài điểm khác của vấn đề.
6. Hãy sẵn sàng thể hiện tốt những lời hứa hoặc thỏa ước đã được thống nhất trong cuộc nói chuyện.
Một vài trường hợp cần lưu ý khi bạn là người nói lời xin lỗi
1. Đừng chọn thời điểm khi đối phương quá bận và không có nhiều thời gian để trò chuyện.
2. La hét hoặc lớn tiếng trong suốt buổi nói chuyện không phải là hành động của một người muốn xin lỗi.
3. Đừng cố trả đũa bằng cách bới móc những lỗi lầm mà đối phương đã gây ra trong quá khứ.
4. Nên thể hiện cho đối phương biết bạn nhận thấy mình đã cư xử sai và mong muốn lấy lại uy tín.
5. Đừng hối thúc vì mỗi người đều cần có những giới hạn và thời gian để có thể sẵn sàng tha thứ.
6. Tránh đề cập đến việc tha thứ của đối phương khi nói lời xin lỗi.
Ngay cả những người nhận lời xin lỗi cũng nên có những lưu ý
Đối với những ai nhận được một lời xin lỗi, hãy ghi nhớ một số điểm sau:
1. Hãy ý thức những cảm xúc của bản thân. Nếu chưa sẵn sàng để nói chuyện hoặc chấp nhận lắng nghe người có lỗi với bạn, hãy thể hiện điều đó một cách bình tĩnh và trung thực.
2. Đừng để những chuyện không hay trước đây làm cản trở việc cải thiện mối quan hệ hiện tại.
3. Hãy lắng nghe lời xin lỗi. Đừng ngắt lời cũng như vội vã đưa ra lời biện bác.
4. Trừ trường hợp bạn chưa thể tha thứ cho đối phương trong thời điểm hiện tại. Hãy chấp nhận lời xin lỗi với lòng khoan dung.
7 cách đơn giản để nói lời xin lỗi
Chúng ta không chỉ có một mà rất nhiều cách để xin lỗi. Bạn có thể tặng một món quà nho nhỏ thay lời xin lỗi hoặc trực tiếp thể hiện điều đó với người đã bị bạn làm tổn thương. Sau đây là một vài gợi ý:
1. Những đóa hoa
2. Tặng kẹo
3. Một món quà nhỏ
4. Một cuộc điện thoại
5. Một tấm thiếp mang thông điệp xin lỗi
6. Một câu nói chân thành: "Mình xin lỗi!"
7. Thay đổi những cách cư xử đã khiến bạn gặp rắc rối trong mối quan hệ của mình.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top