Niềng răng hô là như thế nào? Bị móm, khấp khểnh niềng được không.

vnleetray

Thành viên
Tham gia
1/11/2021
Bài viết
0
Tình trạng răng hô, răng móm, răng khấp khểnh không những khiến chúng ta cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp mà còn gây khó khăn khi ăn nhai hàng ngày. Trước nhiều thông tin cho rằng niềng răng chính là giải pháp tối ưu giúp khắc phục hiệu quả cho những trường hợp trên. Vậy thật sự niềng răng hô là như thế nào? Bị móm có niềng răng được không? Niềng răng khấp khểnh mất bao lâu?

Niềng răng hô là như thế nào?

Nguyên nhân dẫn đến răng hô có 70% là bẩm sinh, còn lại thường do những thói quen xấu khi còn nhỏ như: đẩy lưỡi, mút ngón tay, chống cằm,…

1.1. Răng hô (vẩu) là gì?
Răng hô (răng vẩu) là tình trạng sai lệch khớp cắn, dẫn đến tương quan giữa hai hàm trên và hàm dưới không đạt chuẩn tỉ lệ, hàm trên đưa ra quá mức so với hàm dưới.
Tình trạng răng hô làm cho khuôn mặt mất cân đối, nụ cười kém duyên. Răng hô gây khó khăn khi ăn nhai, gián tiếp ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm.

1.2. Răng hô thì phải làm sao
Trước những nguy cơ mà tình trạng răng hô gây ra, việc làm sao để khắc phục tình trạng này được nhiều người quan tâm. Hiện nay, có những phương pháp điều trị răng hô như sau:

Niềng răng hô (vẩu)
Đây là phương pháp điều trị răng hô phổ biến nhất hiện nay. Niềng răng giúp bảo tồn răng thật tối đa và duy trì hiệu quả lâu dài. Bằng cách sử dụng những khí cụ tạo ra lực kéo giúp di chuyển các răng về đúng vị trí trên cung hàm. Hiện nay, có nhiều phương pháp chỉnh nha với các ưu nhược điểm và chi phí khác nhau tùy vào tình trạng và điều kiện của mỗi người.

Chỉnh răng hô không cần niềng (bọc răng sứ, phẫu thuật hàm)
Ngoài chỉnh nha, để khắc phục tình trạng răng hô, bạn có thể can thiệp bọc răng sứ. Đây là phương pháp điều trị nhanh chóng, nhưng chỉ phù hợp với tình trạng răng hô nhẹ, hô do răng mọc lệch. Để khắc phục tình trạng răng hô, có thể cần làm sứ 2 – 4 răng tùy vào tình trạng hô và kích thước răng.

Đối với những trường hợp răng hô nặng do sự phát triển không bình thường của hàm trên. Nếu không tác động đến xương sẽ không thể khắc phục tình trạng răng hô. Khi đó, bác sĩ sẽ can thiệp loại bỏ bớt phần xương hàm phát triển quá mức ở hàm trên để tạo sự hài hòa giữa 2 hàm.

1.3. Hô hàm có niềng răng được không?
Hô hàm là tình trạng hàm trên hoặc cả 2 hàm phát triển quá mức gây ra sự chênh lệch đáng kể so với cấu trúc xương của toàn khuôn mặt. Để xác định được tình trạng hô hàm có niềng được không cần có sự thăm khám của bác sĩ chuyên môn, tùy vào từng trường hợp sẽ có phương pháp phù hợp.

Nếu răng hô do xương hàm trên phát triển quá mức thì niềng răng sẽ không thể khắc phục hoàn toàn. Vì vậy, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp phẫu thuật hàm để điều chỉnh cấu trúc xương hàm.
Nếu tình trạng răng hô do cả hàm và răng thì cần kết hợp cả chỉnh nha và phẫu thuật hàm mới khắc phục được triệt để vấn đề.

1.4. Niềng răng hô mất bao lâu?
Việc niềng răng hô mất thời gian bao lâu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng hiện tại, phương pháp điều trị, bác sĩ thực hiện, chế độ chăm sóc hàng ngày,… Trung bình, quá trình niềng răng hô có thể dao động từ 1 – 3 năm.

1.5. Quy trình niềng răng hô
Niềng răng hô là phương pháp điều trị có độ phức tạp cao nên đòi hỏi ở người thực hiện phải có nhiều kinh nghiệm, bên cạnh đó còn cần sự hỗ trợ của những máy móc công nghệ hiện đại và áp dụng theo đúng quy trình tiêu chuẩn trong chỉnh nha.

Bước 1: Thăm khám và tư vấn: Bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát, lấy thêm một số dữ liệu từ việc lấy dấu mẫu hàm, chụp film, chụp hình chân dung và trong miệng. Sau đó dựa vào đó để nhận xét nguyên nhân hô răng và tư vấn đến khách hàng phương pháp phù hợp. Trường hợp bệnh nhân đồng ý sẽ lên kế hoạch cụ thể và trao đổi chi tiết hơn.
Bước 2: Ký hợp đồng chỉnh nha: Sau khi đã chốt kế hoạch chỉnh nha, giữa nha khoa và khách hàng sẽ ký một bản hợp đồng để đảm bảo quyền lợi của đôi bên.
Bước 3: Điều trị tổng quát: Trong trường hợp bệnh nhân đang mắc bệnh lý răng miệng thì cần được can thiệp điều trị trước khi lên khí cụ chỉnh nha.
Bước 4: Tiến hành chỉnh nha:
Đối với niềng răng mắc cài, bác sĩ sẽ gắn các khí cụ (mắc cài, dây cung, dây thun,…) cố định lên răng. Nếu bạn chọn niềng răng trong suốt, bác sĩ sẽ giao khay đầu tiên và hướng dẫn sử dụng hàng ngày.

Trong suốt quá trình chỉnh nha, trung bình khoảng 3 – 6 tuần, bệnh nhân cần đến nha khoa tái khám để được tiến hành các bước điều trị như thay thun, thay dây cung, siết răng hoặc thay khay niềng trong suốt tùy vào từng phương pháp chỉnh nha. Trường hợp răng hô do hàm có thể cần phẫu thuật hàm.

Bước 5: Kết thúc quá trình điều trị và duy trì kết quả: Khi răng đã di chuyển về đúng vị trí mong muốn, bác sĩ sẽ tháo mắc cài hoặc ngưng đeo khay niềng. Sau đó, bệnh nhân cần đeo hàm duy trì và tham gia tái khám định kỳ để theo dõi và giữ nguyên hiện trạng ngay sau khi niềng.

1.6. Niềng răng hô bao nhiêu tiền?
Chi phí niềng răng hô còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng răng hiện tại, phương pháp điều trị,… Hiện nay, chi phí niềng răng hô nhẹ dao động từ 26 – 40 triệu. Nếu tình trạng răng hô nặng cần can thiệp phẫu thuật thì chi phí sẽ cao hơn.

Bị móm có niềng răng được không?

Tình trạng răng móm gây mất thẩm mỹ, sai khớp cắn, ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai hàng ngày. Vậy cụ thể, răng móm là gì?

Tham khảo thêm tại đây >>> https://leetray.com/nieng-rang-ho-mom-khap-khenh/
 
×
Quay lại
Top