Những tấm gương hiếu học, những thầy cô tận tâm

rio_sp

Cầu bao nuôi, hứa sẽ ngoan
Thành viên thân thiết
Tham gia
16/11/2011
Bài viết
14.548
Bền bỉ với học trò yếu, kém
Mỗi “ca” HS yếu, mỗi khó
“Cái khó của Dung không phải là em lười học, mất căn bản mà do bệnh tật, khả năng tiếp thu kiến thức của em hạn chế nhiều so với những bạn bè cùng trang lứa. Cả năm, Dung không bỏ một buổi học nào, nhưng cuối năm học vừa rồi, mức xếp loại của em vẫn là “yếu - kém” phải thi lại”. Đó là trường hợp một HS yếu - kém, một “ca” khó lên lớp mà cô Võ Thị Diệu Hạnh (THCS Lê Thánh Tôn, Đà Nẵng) “để tâm tới và tìm cách giúp HS vượt khó”. Với cô Hoàng Thị Mai Thảo, trong năm học 2011-2012 vừa rồi, qua các bài kiểm tra, cô phát hiện trong lớp 1 ở Trường tiểu học Võ Thị Sáu do cô chủ nhiệm có 2 em HS yếu - kém. Ở môn Tiếng Việt, cả 2 em đều đọc sai, không nhớ âm, vần; bài tập tìm tiếng có âm vần, các em không tìm được, cũng như không biết chọn âm, vần phù hợp cho bài tập điền âm, vần. Tình hình học Toán của các em cũng không khá hơn. Dù đã học gần xong chương trình lớp 1, thậm chí có một em đã học lại lớp 1 nhiều năm, nhưng 2 HS này đều gặp khó khăn khi thực hiện các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10, hay khi nhận biết, phân biệt giữa hình vuông và hình tròn. Thống kê trên địa bàn Q. Hải Châu ở năm học trước, có hơn 1.000 “ca” khó như vậy. Thầy Nguyễn Tấn Hạnh - phó hiệu trưởng Trường THCS Kim Đồng (Q. Hải Châu, Đà Nẵng) cho biết: “Mỗi học sinh yếu, kém đều có những nguyên do, những khó khăn riêng để giáo viên có thể tiếp cận, kèm cặp các em học hành tiến bộ và ngoan hơn. Có em do thiểu năng trí tuệ, khuyết tật nên khả năng tiếp thu kiến thức hạn chế. Có em lười học, ít tập trung do mất căn bản từ cấp lớp dưới. Có em không những không tham gia các hoạt động dạy và học trong lớp, mà còn chọc phá các bạn hay ngồi ngủ ngay trong giờ học ở lớp. Có em rời trường về nhà là “đốt” thời gian vô game, đi chơi lêu lổng; thậm chí, có em nghe lời bạn bè hư rủ rê, muốn bỏ học hẳn…”.

a2-8adfb.JPG
Các thầy, cô giáo giúp HS yếu, kém tiến bộ được ngành giáo dục quận Hải Châu (Đà Nẵng) tặng Bằng khen.​
Chỉ sợ lòng không bền Nhận phụ đạo, bồi dưỡng cho mỗi HS yếu - kém vươn lên trong học tập là mỗi khó khăn riêng. Thế nhưng cái khó nhất, theo nhiều thầy cô giáo là “chỉ sợ lòng không bền”. Hiểu được hoàn cảnh của cô học trò Thùy Dung do chịu di chứng chất độc da cam nên khả năng tiếp thu kiến thức bị hạn chế, cô Võ Thị Diệu Hạnh (GV Trường THCS Lê Thánh Tôn, Đà Nẵng) gắng tìm phương pháp dạy học đặc biệt phù hợp giúp cô học trò đặc biệt. Cô nói: “Với những học trò như Dung cần có những thầy, cô giáo tận tâm và bền bỉ. Một chút thành tích nhỏ của em có được không hề đơn giản như những bạn bè cùng trang lứa khác”. Và với sự bền bỉ chỉ dạy từng bài học của cô giáo, từ một “ca” khó lên lớp, Dung đã vượt qua kỳ thi lại, học lực yếu - kém tiến bộ lên mức Trung bình.
a1-8adfb.JPG
Với sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Diệu Hạnh (ngoài cùng, bên trái), em Thùy Dung (giữa) và các bạn HS yếu - kém khác đã vượt qua "ải" khó lên lớp.​
Thầy Hồ Quang - GV bộ môn Văn Trường THCS Nguyễn Huệ, một trong những GV thành công trong công tác phụ đạo, giúp các em HS yếu - kém ở trường tiến bộ, chia sẻ: “Thiết nghĩ, để HS tham gia tốt việc phụ đạo thì trước hết phải giúp các em vượt qua những khó khăn, trở ngại từ chính bản thân, gia đình các em... Nhất là sự mặc cảm khi các em có tên trong danh sách HS yếu - kém, phải học phụ đạo. Chúng tôi đã chủ động tìm hiểu thông tin liên lạc với phụ huynh HS qua GV chủ nhiệm và phòng giáo vụ, đề nghị phụ huynh cùng phối hợp giáo dục con em. Trước hết là để các em đi học phụ đạo chuyên cần, tôi sẽ gọi báo phụ huynh nhắc nhở con em nếu HS không đến lớp. Có trường hợp, GV phải tới tận nhà để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, giúp các em tháo gỡ những khó khăn khách quan, được tạo điều kiện thuận lợi hơn để đến lớp học. Trong lớp học, chúng tôi tận tình sửa sai cho HS từng lỗi nhỏ, giúp các em lấy lại kiến thức căn bản. Người thầy vừa là một gia sư, vừa như là phụ huynh… để các em có thể chia sẻ những khó khăn, những tâm tư. Từ đó, các em tin tưởng thầy, cô giáo hơn và mạnh dạn trao đổi ý kiến hơn. Và với những HS yếu - kém, chúng tôi không bao giờ kiệm lời khen khi các em có tiến bộ trong học tập, rèn luyện đạo đức dù là một tiến bộ nhỏ”. Bền bỉ và bền bỉ, từ 1.149 HS yếu - kém sau kỳ thi kiểm tra học kỳ I năm học 2011-2012; đến cuối năm học, chỉ còn 444 HS; và sau kỳ học phụ đạo trong hè, sang năm học mới, toàn Q. Hải Châu (Đà Nẵng) chỉ còn khoảng hơn 100 HS. Không chỉ tiến bộ từ lực học Yếu - Kém lên mức Trung bình; mà đặc biệt có nhiều HS vươn lên mức học lực Khá - Giỏi. Phòng GD Quận đã tổ chức khen thưởng các thầy, cô giúp HS tiến bộ thành công và cả các em HS đã vượt khó vươn lên trong học tập. Song, như cô Diệu Hạnh nói thay tấm lòng người làm thầy: “Phần thưởng lớn nhất với người thầy là sự tin yêu, sự tiến bộ trong học tập của học trò. Và với các em HS, chúng tôi nghĩ các em có thể tự hào vì đã vượt lên chính mình”.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Mang mùa đông ấm về cho học trò miền núi Chương trình “Áo ấm mùa đông” lần thứ 3 do CLB Vì Biển Xanh (thuộc Hội Liên Hiệp Thanh Niên Đà Nẵng) tổ chức vừa diễn ra trong hai ngày 1 và 2/12 vừa qua, tại P’rao (huyện miền núi Đông Giang, Quảng Nam).
Theo đó, cùng với nguồn tài trợ của các mạnh thường quân và của chính các thành viên trong CLB Vì Biển Xanh, chương trình đã trao 200 suất quà là mũ ấm, tất chân, găng tay mới tinh đến các em học sinh ở Trường tiểu học thị trấn P’rao, và cả các cụ già ở thôn K’Nơm (P’rao, Đông Giang).
a10-534cd.jpg
Các em học trò miền núi được tặng áo ấm, găng tay, mũ ấm dùng trong mùa đông.
Ngoài ra chương trình còn dành tặng 35 thùng quà là những bộ quần áo ấm mà các thành viên trong CLB vận động quyên góp được, cùng 15 suất quà là thực phẩm thiết yếu cho các gia đình khó khăn nhất P’rao. Không chỉ mang đến cho các em HS miền núi những món quà vật chất thiết thực cho một mùa đông ấm áp hơn, chương trình còn mang về cho các em HS miền núi nhiều thùng quà là sách báo, truyện tranh và một bữa tiệc tinh thần “cây nhà lá vườn” với các tiết mục văn nghệ do chính các thành viên trong đoàn trình diễn.

a2-c745d.JPG
Các em say sưa đọc truyện.

a6-c745d.JPG


Những khán giả nhỏ háo hức xem văn nghệ và xem chiếu phim truyện cổ tích Việt Nam.

Chị Đỗ Thị Hạnh - Phó Chủ nhiệm CLB Vì Biển Xanh trải lòng sau chuyến đi: “Buổi tối mùa đông ở P’rao, chúng tôi cùng quây quần múa hát với các em học trò nhỏ. Cả bà con trong thôn cũng kéo nhau ra xem đông như hội. Cất công mang cả phông màn hình lớn lên huyện chiếu phim truyện cổ tích Việt Nam cho các em nhỏ xem, hành trang lỉnh kỉnh hơn, đi lại khó khăn hơn. Thế nhưng nhìn những ánh mắt say mê dõi theo thế giới tuổi thơ đầy sắc màu, quen đó mà lạ đó, hiện ra trên màn hình lớn mới thầy lòng mình cũng vui như hội. Nhất là, cảm thấy thật ấm lòng khi nhìn các em đi xem văn nghệ, chiếu phim với những mũ ấm, những đôi găng tay mới...”.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Đến trường trên... xe ba gác
Hơn 7 tháng nay tại Trường tiểu học Hải Thanh A, xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) xuất hiện những chiếc xe ba gác điện tự chế của nhiều người dân địa phương làm dịch vụ chuyên chở các em học sinh (HS) đi học.
IMG_3096-fc27b.JPG
Những chiếc xe ba gác ra đời giúp học sinh đi học thuận tiện và phụ huynh yên tâm đi làm.
Ngày hai buổi, những chiếc xe ba gác tự chế đến tận nhà đón các em đi học sau đó lại đưa từ trường về đến tận nhà. Hình ảnh những chiếc xe ba gác đưa đón HS đã trở nên quen thuộc với nhiều người dân và phụ huynh nơi đây.
Trường tiểu học Hải Thanh A nằm trên địa bàn 4 thôn của xã Hải Thanh là: Thanh Nam, Thanh Bình, Thanh Đông, Thanh Xuyên. Thôn cách xa trường nhất hơn 2km. Mỗi ngày các em HS đến trường hai buổi, phải đi bộ mất gần chục cây số cả đi lẫn về. Nhưng từ khi có dịch vụ xe ba gác chuyên chở HS đi học, con đường từ nhà đến trường của nhiều HS nơi đây trở nên gần hơn. Nhiều phụ huynh yên tâm trong việc đưa đón con mỗi ngày.
Dịch vụ xe ba gác chuyên chở HS tại Trường tiểu học Hải Thanh A xuất hiện từ năm học 2011 - 2012, xe ba gác đã trở nên thân thuộc và không thể thiếu đối với nhiều em học sinh trong thời gian qua. Hàng ngày đến trường các em đều được các bác lái xe đến đón đưa tận nhà, mỗi lần đi chỉ mất 1.000 đồng/lượt. “Tài xế” lái xe ba gác chở HS đều là người dân địa phương. Đoàn xe ba gác chuyên chở HS tại Trường tiểu học Hải Thanh A có 7 chiếc xe.
IMG_3097-fc27b.JPG
Ông Hồ Văn Tình - một tài xế lái xe ba gác đưa đón học sinh.
Theo những người lái xe ba gác chuyên chở HS ở đây cho biết. Những chiếc xe ba gác điện tự chế này đều được mua từ Hà Nội mang về. Ban đầu dịch vụ dùng xe ba gác để chở HS đi học chỉ có một người làm nhưng sau đó thấy dịch vụ này tiện lợi, nhiều phụ huynh HS cho con sử dụng, mỗi ngày kiếm thêm thu nhập cho gia đình và lấy niềm vui đưa đón HS hàng ngày nên nhiều người dân đã mua xe và theo dịch vụ đưa đón HS.
“Mỗi ngày tôi chở 8 chuyến đưa đón HS. Buổi sáng 4 chuyến và buổi chiều 4 chuyến. HS khi đi học thì xe đến đón tận nhà, khi học về thì xe đến tận cổng trường đưa về. Mỗi một lượt đi mỗi cháu HS dù xa hay gần đều chỉ mất một nghìn đồng tiền cước. Hơn nữa, xe chủ yếu chạy trong đường làng nên rất an toàn cho các cháu”, ông Nguyễn Văn Dong - một lái xe ba gác cho biết.
Ông Dong chia sẻ: “Chiếc xe ba gác điện tôi mua lại của một người dân địa phương với giá 25 triệu đồng. Thấy mấy người trong xóm mua xe làm dịch vụ đưa đón HS nên tôi cũng vay tiền mua chiếc xe làm dịch vụ, tuổi già lấy niềm vui đưa đón con cháu đi học. Ngoài niềm vui được đưa đón các cháu đến trường thì còn kiếm thêm thu nhập. Mỗi ngày chạy xe cũng kiếm thêm thu nhập hơn 100 nghìn đồng”.
Không chỉ mình ông Dong, mà trong đội xe ba gác còn có ông Hồ Văn Bình, ông Phùng Văn Thành, ông Phạm Văn Trị, ông Hồ Văn Tĩnh, anhTrần Đại Nghĩa… cũng tham gia lái xe ba gác chở HS.
Người dân phương nơi đây chủ yếu sống bằng nghề đi biển, số còn lại làm công nhân tại khu kinh tế Nghi Sơn. Nhiều phụ huynh có con em đi học nhưng phải thường xuyên xa nhà nên việc đưa đón con cái đi học rất khó khăn. Dịch vụ xe ba gác đưa đón các em HS đi học rất thuận tiện, đem lại nhiều lợi ích cho người dân địa phương.
Anh Trần Văn Doanh - một phụ huynh tâm sự: “Dịch vụ xe ba gác đưa đón HS rất thuận tiện cho các cháu đến trường không phải vất vả đi bộ. Không chỉ chở các em HS tiểu học, các bác mà còn chở cả các cháu học mầm non theo yêu cầu của nhiều gia đình. Các em HS trên địa bàn được đưa đón tận nơi và cẩn thận nên phụ huynh an tâm đi làm”.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top