Những sai lầm khi tắm cho trẻ sơ sinh mẹ cần nhớ

cuongkma

Thành viên
Tham gia
31/3/2016
Bài viết
0
Chăm sóc cho trẻ sơ sinh là một việc được các ông bố bà mẹ quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, vẫn còn những sai lầm khi tắm cho trẻ sơ sinh khiến trẻ có thể bị các bệnh ngoài da, mẩn ngứa từ những hành động này của các mẹ.


Lớp gây trên cơ thể trẻ sơ sinh


Khi em bé mới sinh ra, toàn thân được bao phủ bởi một lớp màu trắng, dân gian gọi đây là chất “gây”. Theo quan niệm của những người lớn tuổi, cần tẩy bỏ lớp “gây” cho trẻ. Tuy nhiên, ngoài những nơi “gây” cần loại bỏ như bẹn, cổ , nách cần loại bỏ khi tắm cho trẻ sơ sinh đi thì những chỗ khác đều không nên gột bỏ. Nguyên nhân là sau khi trẻ rời khỏi môi trường bụng mẹ, lớp “gây” đi theo sẽ giúp bảo vệ da chống lại những tác động của không khí bên ngoài. Nhất là trong mùa đông, môi trường bên ngoài không ấm như bụng mẹ, khi sinh ra trẻ dễ bị nhiễm lạnh hơn, lúc đó lớp “gây” bao phủ bên ngoài giúp nhiệt lượng trong cơ thể trẻ không bị phát tán, nhờ đó trẻ duy trì được thân nhiệt của mình.


Tắm cho trẻ bằng nước lá


Đã có không it những lời cảnh báo về việc dùng nước lá, nước tắm theo kinh nghiệm dân gian. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ông bố bà mẹ vẫn tắm cho trẻ sơ sinh bằng nước lá. Và đã có không ít trường hợp phải nhập viện do bị nhiễm trùng. Đây là những quan niệm sai lầm, nhưng nhiều người vẫn chưa từ bỏ và để lại những biến chứng, nặng thì tử vong.


Tắm nước lá cho trẻ sơ sinh có thể gây hai cho trẻ ?


Một bà mẹ đã nghe mẹ chồng mau lá sài đất, chân vịt để đun nước tắm cho con. Thế nhưng sau một vài lần tắm các vết loét không những mất đi mà còn lan rộng hơn và rỉ nước. Thấy con quấy khóc, bỏ bú, sốt cao, khó thở thì vội đưa con tới bệnh viện. Các bác sỹ đã cho biết bé bị nhiễm khuẩn ngoài da do tắm nước lá. Cần lưu ý rằng da của trẻ sơ sinh rất mỏng, cấu trúc da lại chưa ổn định, hàng rào biểu mô chưa trưởng thành nên rất dễ gây tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng. Việc tắm bằng nước lá, quả có thể khiến trẻ bị bội nhiễm, nhiễm trùng máu và có thể dẫn tới tử vong.


Qua đó có thể thấy rằng, quan niệm tắm nước lá cho trẻ là một sai lầm. Việc tắm bằng các loại lá mọc ở bờ bụi, bị nhiễm khuẩn, côn trùng (không loại trừ cả thuốc bảo vệ thực vật không được rửa sạch sẽ có nguy cơ gây viêm nhiễm cho trẻ. Kể cả khi đun sôi nước cũng không tiêu diệt hết trong lá. Khi muốn sử dụng các loại lá tắm cho trẻ sơ sinh, cần thực hiện theo chỉ định của bác sỹ động y – Các bác sỹ cảnh báo. Bên cạnh đó tắm cho trẻ bằng các loại sữa tắm diệt khuẩn, có độ PH phù hợp trẽ tránh gây kích ứng hay dị ứng. Nếu không có điều kiện. các bậc cha mẹ cần nên tắm nước lọc cho trẻ.



Tắm cho trẻ bằng nước dừa


Không ít bà mẹ truyền kinh nghiệm cho nhau rằng cách tắm trẻ sơ sinh bằng nước dừa cho làn da trắng hồng, mịn màng. Tuy nhiên, theo cảnh báo của các chuyên gia, nước dừa không những không thể làm trắng da mà còn gây nguy cơ viêm da, hăm lở da ở trẻ sơ sinh. Nước dừa không thể quyết định được tính chất da, màu da, do đó không thể làm cho làn da của trẻ sơ sinh trắng lên được. Da bé trắng hay đen là do quy định lượng melanin có trong tế bào, được di truyền từ bố mẹ. Do đó, nước dừa không thể có khả năng giúp làn da của trẻ trắng lên như nhiều người suy nghĩ.


Nhiều người cho rằng nước dừa tốt cho da trẻ sơ sinh


Nước dừa có nhiều chất protein, chất béo, vì thế có thể dùng để tắm sẽ chỉ giúp dưỡng da cho bé mà thôi. Nếu muốn tắm cho trẻ sơ sinh bằng nước dừa thì chỉ nên dừng lại 1 lần/tuần. Tuy nhiên phải hết sức chú ý tới nguy cơ trẻ có thể bị đốt. Vì nước dừa chứa nhiều chất, lại ngọt nên là miếng mồi ngon để cho kiến bâu vào. Chỉ cần sót lại một ít trên da có thể khiến cho trẻ bị cắn đỏ da. Hơn nữa, da trẻ sơ sinh lại rất nhanh nheo, có nhiều kẽ nách, trong khi đó nhiều bà mẹ tắm cho trẻ lại không dám kỳ cọ mạnh vì sợ trẻ bị đau, nên nguy cơ nước dừa bị sót lại trên da bị sót lại là rất cao. Vì vậy nếu các bà mẹ muốn tắm cho con thì nên tắm lại bằng nước ấm, không để nước dừa còn dính lại trên da bé.

Tốt nhất trong 2 tháng đầu tiên nên tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách là bằng bằng nước chín (tức là nước đun sôi để nguội) pha đủ ấm khoảng 36 – 38 độ C. Cách làm này không phải là quá cẩn thận, bởi nước vòi vẫn có độ nhiễm khuẩn cao, trong khi da trẻ mới sinh ra còn quá non nớt, mềm yếu. Để tránh chất gây trên da trẻ, các bà mẹ có thêm một chút nước cốt chanh trong chậu nước tắm , vừa làm sạch da lại đỡ cho da trẻ bị rôm sảy.
 
×
Quay lại
Top