Những món ăn vặt chưa bao giờ hết hot ở Sài Gòn

nhipcautre0904

Keep moving forward
Thành viên thân thiết
Tham gia
6/3/2012
Bài viết
4.114
Nhung-mon-an-vat-chua-bao-gio-het-hot-o-Sai-Gon_707.jpg

Nhiều thập kỷ qua, phá lấu, cá viên chiên, bò bía... luôn được nhiều thế hệ người Sài Gòn yêu thích và thương nhớ mỗi khi đi xa.

18296_55_1.jpg

Bánh tráng trộn gồm bánh tráng, muối tôm, sa tế, mực khô, bò khô rau răm, xoài, tắc... trộn chung mà thành. Ảnh: Chopnchep/wordpress.

18296_56_2.jpg

Phấ lấu là món ăn được bán số lượng nhiều tại các trường từ tiểu học đến đại học.

18296_57_3.jpg

Ốc: Thời điểm ăn ốc thú vị nhất là vào ban đêm. Mỗi quán ốc có bí quyết riêng. Quán nào ngon đều luôn trong tình trạng "cháy bàn".

18296_58_4.jpg

Gỏi cuốn thường được bán vào buổi xế chiều. Điểm cộng của món này là dễ ăn, giá mềm. Điểm trừ là "không no đủ" nên không được lòng thực khách nam.

18296_59_5.jpg

Bột chiên được bán nhiều vào ban đêm. Ảnh: Vnbookerclub.

18296_60_6.jpg

Cá viên chiên: Thời gian hoạt động của các xe đẩy hay món bán món này là 15h hàng ngày. Sài Gòn không khó để tìm nơi bán món này, song số lượng quán để khách quay lại nhiều lần không nhiều. Ảnh: Tin89.

18296_61_7.JPG

Bắp xào có vị tươi ngọt của bắp non, béo của bơ, thơm của hành lá, của ruốc. Món này ăn ngon nhất từ chiều đến khuya.

18296_62_8.JPG

Kem nhãn: Quán kem nhãn gắn liền với bao thế hệ học sinh Sài Gòn nằm trong khu chợ Đa Kao (quận 1). Cách đây vài năm, điểm nhấn của kem là những miếng cơm nhãn giòn ngọt, thì nay, quán đã cho hẳn cả trái. Số lượng cũng nhiều hơn nên phần kem giảm lại.

18296_63_9.JPG

Bò bía: Nếu gỏi cuốn vẫn bị có điểm trừ với một số thực khách vì có tinh bột, bò bía với phần nhân chính là củ sắn (đậu) xào đã khắc phục điểm yếu này. Ảnh: BNB.

18296_64_10.jpg

Trứng cút lộn có thể chế biến thành nhiều món, song xào me chấm bánh mì luôn được nhắc đến như một trong những món ăn gắn liền với tuổi học trò.

18296_65_11.jpg

Chuối nướng đơn giản, dễ làm song muốn ngon không dễ. Các xe, quán, gánh chuối nướng thường không chỉ có một mà đến 2-3 bí quyết để hấp dẫn thực khách.

18296_66_12.jpg

Bánh flan: Hiện có rất nhiều biến tấu cho món bánh có xuất xứ từ Pháp này. Dù thêm thắt nguyên liệu gia vị nào, món bánh này luôn mang đến cảm giác mềm mịn, mát lạnh.

Theo Zing.vn
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
@nhipcautre0904 em muốn ra lắm í!!!!!!!!!!!!!!!!! Em mới ra có 1 lần thâu mà đã mê tít rầu. Ở Sài Gòn vui quá xá <3
Chắc ít nhất 2 năm nữa em mới được đến Sài Gòn :"(
ps: Chị Tre mang bò bía ra Hà Nội đi chị ;))
 
Nhà hàng món huế có máy món bánh với món chè miền Trung ăn vặt ngon lắm mấy bạn như bán có bánh bột lọc, bánh bèo chén, bánh nậm ,... Chè thì có chè sương sa hạt lưu, chè hạt sen :3 Nhà hàng món huế đang có chương trình ăn bill trên 1 triệu được tặng thùng pepsi nữa, Vừa ăn ngon, vừa nhận quà thích rồi.
 
Ở saigon cũng 22 năm mà e vẫn ghiền món này các bác ạ sgbread.com
 
Này thì bánh trán trộn, không bao giờ phai mờ lun á, hihi, nhắc mà thèm nè.
 
Nói về ẩm thực thì Việt Nam chẳng thua kém bất kỳ quốc gia nào, từ số lượng các món ăn, hương vị, gia vị độc đáo cho đến cách nấu nướng, chế biến cầu kỳ… Không chỉ những món do người Việt làm ra mà ngay cả các món ăn ngoại khi được du nhập vào Việt Nam, qua sự sáng tạo, bàn tay khéo léo của ông cha đã trở thành những đặc sản nổi tiếng, hợp với khẩu vị người Việt. Đến mức nhiều người còn không nhận ra đó là những món ăn có nguồn gốc từ nước ngoài nữa luôn!

1. Bánh mì

Món ăn có tên gọi đã được công nhận trong từ điển Oxford toàn cầu của Việt Nam thực chất có nguồn gốc từ Pháp. Nhưng theo thời gian, bánh mì Việt đã trở thành món ăn đường phố nổi tiếng toàn cầu, chinh phục các vị khách từ Á đến Âu. Gần như khi được hỏi về Việt Nam, ngoài phở thì người nước ngoài nào cũng sẽ biết tới bánh mì.


Ảnh @polivia.vn.

2. Hủ tiếu Nam Vang

Hủ tiếu là món ăn khá phổ biến, có ở 3 miền trên Việt Nam, tuỳ từng địa phương sẽ có những sự thay đổi, linh hoạt trong nguyên liệu, nhưng cơ bản về nước dùng và sợi hủ tiếu thì khá giống nhau. Người nước ngoài cũng rất thích thú với hủ tiếu - món ăn này cũng nằm trong check-list ẩm thực của họ khi đến Việt Nam. Thế nhưng, ít người biết hủ tiếu lại là một món nổi tiếng có nguồn gốc từ Campuchia.



Ảnh @sotiredtomakeaname.

3. Bánh bao

Là món ăn bình dân quen thuộc với người Việt, có thể ăn thành bữa no hoặc lót dạ bất cứ buổi nào trong ngày, nhưng bánh bao vốn có xuất xứ từ Trung Quốc. Phiên bản bánh bao Trung Quốc truyền thống có nhiều gia vị và nguyên liệu hơn so với Việt Nam, nhưng cơ bản cũng khá tương đồng.


Ảnh @bachuaviahe.

4. Mì vằn thắn (hoành thánh)

Thêm một món khác đến từ Trung Quốc, khi vào Việt Nam trở thành món ăn ngon được đón nhận ở nhiều nơi. Mì vằn thắn khi đến Việt Nam có khá nhiều cải tiến, thay đổi để hợp với khẩu vị người Việt hơn. Không khó để tìm nơi bán mì vằn thắn chuẩn vị gốc ở Việt Nam, thường là trong các nhà hàng Trung Hoa, do người Hoa mở.


Ảnh: Wikipedia.
 
ngon quá. giờ dịch chưa hết hẳn nên chả dám đi ăn ra ngoài nhiều
 
nhìn hấp dẫn cực kì, lưu lại khi nào có dịp vào đó sẽ đi thưởng thức
 
×
Quay lại
Top