Những hòn đảo không tồn tại trên bản đồ

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Hàng thế kỷ qua, các nhà hoạ đồ đã chế ra những hoàn đảo chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng.

Hòn đảo giả tưởng Frisland xuất hiện ở góc dưới bên trái của tấm bản đồ Bắc Cực năm 1596 của Gerardus Mercator.

Hòn đảo giả tưởng Frisland xuất hiện ở góc dưới bên trái của tấm bản đồ Bắc Cực năm 1596 của Gerardus Mercator.

Hiệp định xác định đường biên giới đầu tiên của Hoa Kỳ vừa thành lập sau Chiến tranh Cách mạng đề cập đến một hòn đảo không hề tồn tại. Hiệp định Paris năm 1783 tuyên bố, đường biên giới phía bắc của quốc gia mới này sẽ đi “qua hồ Superior về phía bắc của hai hòn đảo Royal và Phelipeaux”. Nghe có vẻ rõ ràng, nhưng khi các nhà hoạ đồ bắt tay vẽ đường biên giới vào những năm 1820, họ phát hiện một vấn đề: đảo Phelipeaux không ở đó.

Lịch sử dài và thú vị của những hòn đảo ma như vậy là đề tài của tựa sách “Những hòn đảo chưa bị phát giác” của Malachy Tallack. Được quyển sách truyền cảm hứng, chúng tôi đã sưu tầm nhiều tấm bản đồ cổ điển chứa những hòn đảo không tồn tại ngoài đời thực.

Ví dụ như “Frisland”, dường như chỉ là một phát kiến của nhà tài phiệt người Venice tên là Niccolò Zeno, tác giả của quyển sách năm 1558 khẳng định tổ tiên ông đã khám phá ra Tân Thế Giới trước cả Columbus. Các sử gia ngày nay coi khẳng định này là nhảm nhí, nhưng lúc bấy giờ nó rất có sức ảnh hưởng, và quần đảo mà quyển sách miêu tả đã xuất hiện trên bản đồ hơn một thế kỷ. Dẫu sao thì đây là kỷ nguyên khi con người ta chỉ vừa bắt đầu khám phá đại dương trên thế giới, và tin tức truyền đi khá chậm so với chuẩn mực thời hiện đại.

Người ta tin rằng một số hoàn đảo từng tồn tại nhưng sau đó bị chìm. Đảo Sarah Ann, một dải đất ở Thái Bình Dương do Hoa Kỳ tuyên bố chủ quyền theo đạo luật Guano năm 1856, một đạo luật cho phép chiếm hữu các đảo phủ đầy phân chim (nguồn phân bón quý giá vào thời đó). Đảo này từng nằm trên đường đi của nhật thực toàn phần năm 1937, nhưng khi các nhà thiên văn học đi tìm nó, hòn đảo đã biến mất. Rất có thể hòn đảo chưa từng nằm ở đó, nhưng báo chí đăng tin hòn đảo đã bị chìm, và tin đồn vẫn còn đó.

Những hoàn đảo “chưa bị phát giác” khác, như Phelipeaux, có vẻ là kết quả của trò lừa trắng trợn. Hòn đảo này xuất hiện trên bản đồ bởi một bề tôi trung thành người Anh sinh ra ở Virginia có tên là John Mitchell, và được cả hai bên sử dụng để đàm phán Hiệp định Paris (xem ảnh dưới). Nhưng Mitchell không có lỗi trong vụ hòn đảo giả này. Ông chỉ vẽ lại hòn đảo từ một bản đồ cũ hơn.


Bốn hòn đảo không tồn tại xuất hiện chi tiết trong bản đồ của John Mitchell: Phelippeaux, Pontchartrain, Maurepas, và Thánh Anne. Ảnh: Thư viện Bản đồ Osher và Trung tâm Giáo dục Đồ bản học Smith, Đại học Southern Maine.

Bốn hòn đảo không tồn tại xuất hiện chi tiết trong bản đồ của John Mitchell: Phelippeaux, Pontchartrain, Maurepas, và Thánh Anne. Ảnh: Thư viện Bản đồ Osher và Trung tâm Giáo dục Đồ bản học Smith, Đại học Southern Maine.

Tên của hòn đảo, cùng với tên của ba hòn đảo không tồn tại khác là đảo Hồ Superior, Pontchartrain, Maurepas, và Thánh Anne đã bóc trần nguồn gốc của trò lừa. Trong những năm 1720, một bá tước có tên Jean-Frédéric Phélypeaux đã làm ngoại trưởng Pháp. Dường như ông có sở hửu những điền trang tên là Pontchartrain và Maurepas, và vị thánh bảo hộ gia đình ông là thánh Anne. Rõ ràng, có ai đó đã nịnh bợ ngài bá tước bằng cách đặt tên các hòn đảo để tôn vinh ông.

Người bợ đỡ ấy dường như từng là một nhà thám hiểm tên là Pierre François Xavier de Charlevoix, những chuyến hải trình của ông trong khu vực được vị bá tước tốt bụng Phélypeaux tài trợ. Bốn hòn đảo tưởng tượng lần đầu xuất hiện trên bản đồ được đặt vẽ riêng cho một quyển sách do Charlevoix xuất bản năm 1744. Trò lừa này không bị phát hiện trong gần một thế kỷ cho đến khi cuối cùng một hiệp định khác đã xoá bỏ chúng khỏi bản đồ mãi mãi vào năm 1842.

“Sự bịa đặt của nhà thám hiểm đã vướng vào một giai đoạn thực sự quan trọng của lịch sử,” Tallack nói. “Tôi thấy điều đó thật thú vị.”

Một trong những hoàn đảo bị phát giác gần đây nhất xảy ra năm 2012, khi một con tàu nghiên cứu của Úc báo cáo rằng đảo Sandy, được vẽ trên bản đồ ngoài khơi bờ biển New Caledonia, Nam Thái Bình Dương, gần như chắc chắn không nằm ở đó. Chỉ trong vòng vài tuần, Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ (National Geographic Society) đã tuyên bố loại bỏ đảo Sandy ra khỏi tất cả bản đồ, và các nhà hoạ đồ khác cũng nhất trí.

Google cũng loại đảo Sandy khỏi bản đồ của mình, nhưng người ta vẫn tiếp tục đăng những bức ảnh tại địa điểm trước đây của nó. Những bức ảnh chủ yếu để đùa cợt, Tallack cho biết, nhưng chúng cũng ám chỉ rằng những hòn đảo này có sức hút mạnh mẽ trong trí tưởng tượng của con người. “Vì ranh giới của chúng được định nghĩa rõ nên ta có thể chiếu những ý tưởng của ta lên chúng dễ hơn nhiều so với những nơi khác.”

Câu chuyện đằng sau hòn đảo Brasil không tồn tại, nằm trên tấm bản đồ năm 1633 ở phía tây Đại Tây Dương của Ireland (xa xa bên trái), vẫn còn là một bí ẩn.

Câu chuyện đằng sau hòn đảo Brasil không tồn tại, nằm trên tấm bản đồ năm 1633 ở phía tây Đại Tây Dương của Ireland (xa xa bên trái), vẫn còn là một bí ẩn.


Thánh Brendan, một tu sĩ Thiên Chúa Giáo thời kỳ đầu, cũng là tên của một hòn đảo không tồn tại ở Bắc Đại Tây Dương (ở giữa bên phải, gần phía trên). Người ta cũng cho rằng ông từng làm thánh lễ trên lưng một con cá voi, như trong tấm bản đồ năm 1621 này.

Thánh Brendan, một tu sĩ Thiên Chúa Giáo thời kỳ đầu, cũng là tên của một hòn đảo không tồn tại ở Bắc Đại Tây Dương (ở giữa bên phải, gần phía trên). Người ta cũng cho rằng ông từng làm thánh lễ trên lưng một con cá voi, như trong tấm bản đồ năm 1621 này.


Chi tiết này từ một tấm bản đồ năm 1558 thể hiện hòn đảo Frisland giả tưởng, đi kèm với quyển sách khả nghi của Niccolò Zeno, trong đó ông khẳng định tổ tiên mình đã khám phá ra Tân Thế Giới trước cả Columbus (ở giữa bên trái, gần phía dưới).

Chi tiết này từ một tấm bản đồ năm 1558 thể hiện hòn đảo Frisland giả tưởng, đi kèm với quyển sách khả nghi của Niccolò Zeno, trong đó ông khẳng định tổ tiên mình đã khám phá ra Tân Thế Giới trước cả Columbus (ở giữa bên trái, gần phía dưới).


Gerhard Mercator đưa vào một tiểu đồ bản hình tròn của mình vẽ đảo Frisland, có đầy đủ một số thị trấn không tồn tại, trên tấm bản đồ năm 1595 về khu vực quanh Bắc Cực.

Gerhard Mercator đưa vào một tiểu đồ bản hình tròn của mình vẽ đảo Frisland, có đầy đủ một số thị trấn không tồn tại, trên tấm bản đồ năm 1595 về khu vực quanh Bắc Cực.


Tấm bản đồ năm 1720 này vẽ hòn đảo huyền thoại Thule, lần đầu được nhà thám hiểm người Hy Lạp Pytheas nhắc tới khoảng năm 330 TCN, ngoài khơi bờ biển phía bắc Scotland và nằm trong tiểu đồ bản ở góc trên bên trái.

Tấm bản đồ năm 1720 này vẽ hòn đảo huyền thoại Thule, lần đầu được nhà thám hiểm người Hy Lạp Pytheas nhắc tới khoảng năm 330 TCN, ngoài khơi bờ biển phía bắc Scotland và nằm trong tiểu đồ bản ở góc trên bên trái.


Hàng thế kỷ qua, các nhà hoạ đồ vẽ California là một hòn đảo, như trong tấm bản đồ Hà Lan này từ năm 1689.

Hàng thế kỷ qua, các nhà hoạ đồ vẽ California là một hòn đảo, như trong tấm bản đồ Hà Lan này từ năm 1689.


Đảo Sandy, góc trên bên trái tấm bản đồ của National Geographic năm 1921 này, bị “xoá sổ” vĩnh viễn vào năm 2012.

Đảo Sandy, góc trên bên trái tấm bản đồ của National Geographic năm 1921 này, bị “xoá sổ” vĩnh viễn vào năm 2012.


Tấm bản đồ tương tự năm 1921 vẽ đảo Morell nằm xa về cực tây bắc của chuỗi đảo Hawai, hòn đảo này vốn không xuất hiện trên bản đồ thời hiện đại.

Tấm bản đồ tương tự năm 1921 vẽ đảo Morell nằm xa về cực tây bắc của chuỗi đảo Hawai, hòn đảo này vốn không xuất hiện trên bản đồ thời hiện đại.
Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo National Geographic)
 
×
Quay lại
Top