- Tham gia
- 25/11/2012
- Bài viết
- 351
(kenhsinhvien.vn) Hy-Brasil là hòn đảo bí ẩn có mặt trên bản đồ từ năm 1325 đến những năm 1800. Theo truyền thuyết của người Ireland, chuyện kể rằng hòn đảo luôn bị mây mờ che phủ nhưng cứ 7 năm sẽ có một ngày ngoại lệ. Vào ngày ấy, hòn đảo hiện ra nhưng vẫn không thể nào tiếp cận được. Nhiều chuyện kể về hòn đảo đã lưu truyền khắp châu Âu suốt hàng thế kỷ, với những dị bản rằng đây là một miền đất hứa của các vị thánh hay một thiên đường nơi có nền văn minh tiên tiến tồn tại.
Hầu hết các bản đồ vẽ hòn đảo nằm vào khoảng 321 km về miền tây bờ biển Ireland phía Bắc Đại Tây Dương. Một trong những đặc trưng địa lý nổi bật nhất của Hy-Brasil trên những bản đồ ấy là hòn đảo thường được vẽ bằng một hình tròn có một kênh đào (hoặc con sông) chạy từ đông sang tây.
Hy-Brasil trên một bản đồ năm 1325. Ảnh: Ocultoreveladoaverdade
Hòn đảo bí ẩn nhiều tên gọi
Hy-Brasil (hay còn được gọi là Hy-Breasal, Hy-Brazil, Hy-Breasil, và Brazier) bắt nguồn từ cái tên Breasal nghĩa là “vị vua tối cao của thế giới” trong lịch sử người Celt. Hòn đảo được đánh dấu trên bản đồ với danh xưng là “Bracile” vào đầu năm 1325 bởi người vẽ bản đồ người Geneva là Angelino Dulcert. Về sau hòn đảo được vẽ trong Catalan Atlas năm 1375, với hai hòn đảo tách biệt có cùng tên gọi “Illa de brasil”.
Năm 1436, hòn đảo có mặt trong bản đồ Venice với cái tên “Sola De Brasil” bởi người vẽ bản đồ Andrea Bianco. Hòn đảo từng được gộp chung với một trong những nhóm quần đảo lớn ở Đại Tây Dương, với tên gọi Đảo Mater trong một khoảng thời gian ngắn. Sau đó lại xuất hiện trong bản đồ Ortelius của châu Âu và bản đồ Europa Mercator năm 1595 và thỉnh thoảng cũng xuất hiện trong nhiều địa điểm hơi khác biệt một chút trong nhiều bản đồ khác nhau theo thời gian.
Hy-Brasil (sau đây gọi tắt là Brasil) khi nhìn gần vào bản đồ Ortelius của châu Âu. Ảnh: Public Domain
Những chuyến thám hiểm truy tìm đảo Hy-Brasil
Năm 1480, John Jay Jr. đã khởi hành cuộc hành trình từ Bristol, Anh quốc để tìm kiếm hòn đảo huyền thoại này để rồi quay về tay trắng sau khi đã dành 2 tháng lênh đênh trên biển. Năm 1481, thêm 2 con tàu nữa, tàu Trinity và tàu Geogre, cũng đã khởi hành từ Bristol đi thám hiểm đảo Hy-Brasil mà vẫn không gặt hái được gì.
Điều thú vị là vào năm 1497, nhà ngoại giao người Tây Ban Nha Pedro de Ayala đã bẩm báo với quân vương công giáo nước Tây Ban Nha rằng John Cabot (người châu Âu đầu tiên ghé thăm Bắc Mỹ từ thời Viking) “khi xưa đã được phát hiện bởi những người đàn ông Bristol tìm ra đảo Brasil”. Điều này nghĩa là có người từ một trong các chuyến thám hiểm ở Bristol đã thực sự tìm ra hòn đảo.
Hải đồ Tây Âu (năm 1473) cho thấy đảo Hy-Brasil có dạng hình tròn. Ảnh: British Library
Ngót nghét 2 thế kỷ sau, thuyền trưởng người Scotland John Nisbet đã tuyên bố ông từng trông thấy đảo Hy-Brasil trên chuyến hải trình của mình từ Pháp sang Ireland năm 1674. Người ta kể ông đã cử một nhóm 4 thuỷ thủ vào bờ, và họ đã ở cả ngày trên hòn đảo ấy.
Những con thỏ đen to khổng lồ và thầy phù thuỷ bí ẩn
Ở đó, họ khẳng định rằng mình đã được tặng vàng bạc từ một ông lão thông thái. Kỳ lạ là, vị thuyền trưởng kể rằng hòn đảo có những con thỏ đen khổng lồ sinh sống và một thầy phù thuỷ bí ẩn sống một mình trong một lâu đài đá lớn. Chuyến thám hiểm sau đó được dẫn dắt bởi Alexander Johnson cũng khẳng định họ đã tìm ra đảo Hy-Brasil, chứng thực lời của Nisbet.
Nhiều năm sau, Hy-Brasil đã biến mất vào hư không. Khi những nỗ lực tìm ra hòn đảo thất bại hết lần này đến lần khác, các nhà lập bản đồ đã bắt đầu loại bỏ hòn đảo khỏi hầu hết các tấm hải đồ. Lần cuối cùng hòn đảo còn được nhìn thấy trên bản đồ là vào năm 1865, chỉ được đề ngắn gọn là “Bãi đá Brazil”.
Lần ghi nhận cuối cùng đảo Hy-Brasil được nhìn thấy là vào năm 1872 bởi Robert O’Flaherty và T.J. Westropp. Westropp đã khẳng định từng ghé thăm hòn đảo vào 3 dịp trước đó và bởi bị vẻ đẹp nơi đây quyến rũ nên ông mới mang gia đình mình theo cùng để tận mục sở thị. Nhưng khi đến đó, tất cả bọn họ đã không còn thấy hòn đảo đâu nữa, nó đã bốc hơi ngay trước mắt họ.
Những truyền thuyết và huyền thoại về đảo Hy-Brasil
Có rất nhiều truyền thuyết và huyền thoại xoay quanh đảo Hy-Brasil. Một trong số chúng kể rằng, hòn đảo là thiên đường của những vị thần trong truyện dân gian Ireland. Số khác thì truyền rằng những tu sĩ và thầy tu sinh sống ở đấy để lưu giữ những kiến thức cổ xưa giúp họ tạo nên được nền văn minh tiến bộ. Số khác nữa lại cho rằng chuyến hải trình nổi tiếng của thánh Brendan để tìm “Miền đất hứa” có thể là tìm đảo Hy-Brasil.
Một bức vẽ nghệ thuật phác hoạ diện mạo đảo Hy-Brasil. Ảnh: Wikia
Trong một vụ chạm trán với UFO nổi tiếng, còn được gọi là sự cố rừng Rendlesham, một con tàu lạ được báo cáo là đã hạ cánh bên ngoài căn cứ quân sự Hoa Kỳ ở Vương quốc Anh. Trung sĩ Jim Penniston khẳng định ông đã chạm tay vào con tàu này và nhận được 16 trang mã nhị phân truyền vào tâm trí thông qua thần giao cách cảm. Ông đã viết lại đoạn mã ngay hôm sau và nhờ người giải mã nó đến cả hàng thế kỷ sau. Người ta nói đoạn mã liệt kê toạ độ rất cụ thể của đảo Hy-Brasil và vị trí mà những người vẽ bản đồ thời xa xưa đã vẽ nó. Thông điệp cũng liệt kê toạ độ một số địa danh cổ đại trên khắp thế giới như Kim Tự Tháp ở Giza và những hình vẽ trên cao nguyên Nazca. Ở cuối thông điệp, toạ độ của Hy-Brasil lại được liệt kê lần nữa cùng với năm gốc là 8100.
Đoạn mã nhị phân cho thấy các toạ độ của đảo Hy-Brasil và nhiều địa điểm khác. Ảnh: Tribelightstation
Hy-Brasil – Atlantis của Ireland
Trong khi Atlantis có thể là nền văn minh bị mất nổi tiếng nhất, thì Hy-Brasil lại được ghi chép nhiều hơn và có nhiều nhân chứng hơn ủng hộ sự tồn tại của nó.
Truyền thuyết này có thể là câu chuyện được lưu truyền qua nhiều thế hệ từ cuối kỷ Băng Hà cuối cùng khi mực nước biển còn ở dưới thấp. Ví dụ như nơi gọi là gò đất Porcupine, được khám phá năm 1862, dường như đã từng là một hòn đảo vào một thời điểm nào đó. Nằm về phía tây Ireland khoảng 193 km, gò đất này là một bãi cạn lộ ra khi thuỷ triều xuống cực đại và là nơi một hải đồ năm 1830 đã vẽ vị trí của “bãi đá Brazil”. Điểm cao nhất của gò đất này nằm khoảng 200 mét dưới mực nước biển và đã bị nhấn chìm bởi một thảm hoạ nào đó hoặc do mực nước biển dâng cao.
Gò đất Porcupine và gò đất Seabight, bản đồ độ sâu của vùng Đông Bắc Đại Tây Dương. Ảnh: Public Domain
Ngày nay, không có hòn đảo nào tên là Hy-Brasil còn tồn tại trên bất kỳ tấm bản đồ hay hải đồ nào nữa, và cũng không có ghi chép lịch sử nào từng được ghi nhận chuyện gì đã xảy ra với hòn đảo. Các sử gia chính thống chỉ đơn thuần coi đó là một trường hợp danh tính sai sót. Tuy nhiên, nó vẫn là một câu đố kỳ quặc trong lịch sử có nhiều khả năng được đem ra tranh luận và thảo luận trong tương lai.
Bản đồ châu Âu năm 1570 cho thấy đảo Hy-Brasil đang nằm ở một vị trí khác (hãy nhìn vào bên cạnh bàn chân con thú “Europa” đang phi). Ảnh: Public Domain
Hầu hết các bản đồ vẽ hòn đảo nằm vào khoảng 321 km về miền tây bờ biển Ireland phía Bắc Đại Tây Dương. Một trong những đặc trưng địa lý nổi bật nhất của Hy-Brasil trên những bản đồ ấy là hòn đảo thường được vẽ bằng một hình tròn có một kênh đào (hoặc con sông) chạy từ đông sang tây.
Hy-Brasil trên một bản đồ năm 1325. Ảnh: Ocultoreveladoaverdade
Hòn đảo bí ẩn nhiều tên gọi
Hy-Brasil (hay còn được gọi là Hy-Breasal, Hy-Brazil, Hy-Breasil, và Brazier) bắt nguồn từ cái tên Breasal nghĩa là “vị vua tối cao của thế giới” trong lịch sử người Celt. Hòn đảo được đánh dấu trên bản đồ với danh xưng là “Bracile” vào đầu năm 1325 bởi người vẽ bản đồ người Geneva là Angelino Dulcert. Về sau hòn đảo được vẽ trong Catalan Atlas năm 1375, với hai hòn đảo tách biệt có cùng tên gọi “Illa de brasil”.
Năm 1436, hòn đảo có mặt trong bản đồ Venice với cái tên “Sola De Brasil” bởi người vẽ bản đồ Andrea Bianco. Hòn đảo từng được gộp chung với một trong những nhóm quần đảo lớn ở Đại Tây Dương, với tên gọi Đảo Mater trong một khoảng thời gian ngắn. Sau đó lại xuất hiện trong bản đồ Ortelius của châu Âu và bản đồ Europa Mercator năm 1595 và thỉnh thoảng cũng xuất hiện trong nhiều địa điểm hơi khác biệt một chút trong nhiều bản đồ khác nhau theo thời gian.
Hy-Brasil (sau đây gọi tắt là Brasil) khi nhìn gần vào bản đồ Ortelius của châu Âu. Ảnh: Public Domain
Những chuyến thám hiểm truy tìm đảo Hy-Brasil
Năm 1480, John Jay Jr. đã khởi hành cuộc hành trình từ Bristol, Anh quốc để tìm kiếm hòn đảo huyền thoại này để rồi quay về tay trắng sau khi đã dành 2 tháng lênh đênh trên biển. Năm 1481, thêm 2 con tàu nữa, tàu Trinity và tàu Geogre, cũng đã khởi hành từ Bristol đi thám hiểm đảo Hy-Brasil mà vẫn không gặt hái được gì.
Điều thú vị là vào năm 1497, nhà ngoại giao người Tây Ban Nha Pedro de Ayala đã bẩm báo với quân vương công giáo nước Tây Ban Nha rằng John Cabot (người châu Âu đầu tiên ghé thăm Bắc Mỹ từ thời Viking) “khi xưa đã được phát hiện bởi những người đàn ông Bristol tìm ra đảo Brasil”. Điều này nghĩa là có người từ một trong các chuyến thám hiểm ở Bristol đã thực sự tìm ra hòn đảo.
Hải đồ Tây Âu (năm 1473) cho thấy đảo Hy-Brasil có dạng hình tròn. Ảnh: British Library
Ngót nghét 2 thế kỷ sau, thuyền trưởng người Scotland John Nisbet đã tuyên bố ông từng trông thấy đảo Hy-Brasil trên chuyến hải trình của mình từ Pháp sang Ireland năm 1674. Người ta kể ông đã cử một nhóm 4 thuỷ thủ vào bờ, và họ đã ở cả ngày trên hòn đảo ấy.
Những con thỏ đen to khổng lồ và thầy phù thuỷ bí ẩn
Ở đó, họ khẳng định rằng mình đã được tặng vàng bạc từ một ông lão thông thái. Kỳ lạ là, vị thuyền trưởng kể rằng hòn đảo có những con thỏ đen khổng lồ sinh sống và một thầy phù thuỷ bí ẩn sống một mình trong một lâu đài đá lớn. Chuyến thám hiểm sau đó được dẫn dắt bởi Alexander Johnson cũng khẳng định họ đã tìm ra đảo Hy-Brasil, chứng thực lời của Nisbet.
Nhiều năm sau, Hy-Brasil đã biến mất vào hư không. Khi những nỗ lực tìm ra hòn đảo thất bại hết lần này đến lần khác, các nhà lập bản đồ đã bắt đầu loại bỏ hòn đảo khỏi hầu hết các tấm hải đồ. Lần cuối cùng hòn đảo còn được nhìn thấy trên bản đồ là vào năm 1865, chỉ được đề ngắn gọn là “Bãi đá Brazil”.
Lần ghi nhận cuối cùng đảo Hy-Brasil được nhìn thấy là vào năm 1872 bởi Robert O’Flaherty và T.J. Westropp. Westropp đã khẳng định từng ghé thăm hòn đảo vào 3 dịp trước đó và bởi bị vẻ đẹp nơi đây quyến rũ nên ông mới mang gia đình mình theo cùng để tận mục sở thị. Nhưng khi đến đó, tất cả bọn họ đã không còn thấy hòn đảo đâu nữa, nó đã bốc hơi ngay trước mắt họ.
Những truyền thuyết và huyền thoại về đảo Hy-Brasil
Có rất nhiều truyền thuyết và huyền thoại xoay quanh đảo Hy-Brasil. Một trong số chúng kể rằng, hòn đảo là thiên đường của những vị thần trong truyện dân gian Ireland. Số khác thì truyền rằng những tu sĩ và thầy tu sinh sống ở đấy để lưu giữ những kiến thức cổ xưa giúp họ tạo nên được nền văn minh tiến bộ. Số khác nữa lại cho rằng chuyến hải trình nổi tiếng của thánh Brendan để tìm “Miền đất hứa” có thể là tìm đảo Hy-Brasil.
Một bức vẽ nghệ thuật phác hoạ diện mạo đảo Hy-Brasil. Ảnh: Wikia
Trong một vụ chạm trán với UFO nổi tiếng, còn được gọi là sự cố rừng Rendlesham, một con tàu lạ được báo cáo là đã hạ cánh bên ngoài căn cứ quân sự Hoa Kỳ ở Vương quốc Anh. Trung sĩ Jim Penniston khẳng định ông đã chạm tay vào con tàu này và nhận được 16 trang mã nhị phân truyền vào tâm trí thông qua thần giao cách cảm. Ông đã viết lại đoạn mã ngay hôm sau và nhờ người giải mã nó đến cả hàng thế kỷ sau. Người ta nói đoạn mã liệt kê toạ độ rất cụ thể của đảo Hy-Brasil và vị trí mà những người vẽ bản đồ thời xa xưa đã vẽ nó. Thông điệp cũng liệt kê toạ độ một số địa danh cổ đại trên khắp thế giới như Kim Tự Tháp ở Giza và những hình vẽ trên cao nguyên Nazca. Ở cuối thông điệp, toạ độ của Hy-Brasil lại được liệt kê lần nữa cùng với năm gốc là 8100.
Đoạn mã nhị phân cho thấy các toạ độ của đảo Hy-Brasil và nhiều địa điểm khác. Ảnh: Tribelightstation
Hy-Brasil – Atlantis của Ireland
Trong khi Atlantis có thể là nền văn minh bị mất nổi tiếng nhất, thì Hy-Brasil lại được ghi chép nhiều hơn và có nhiều nhân chứng hơn ủng hộ sự tồn tại của nó.
Truyền thuyết này có thể là câu chuyện được lưu truyền qua nhiều thế hệ từ cuối kỷ Băng Hà cuối cùng khi mực nước biển còn ở dưới thấp. Ví dụ như nơi gọi là gò đất Porcupine, được khám phá năm 1862, dường như đã từng là một hòn đảo vào một thời điểm nào đó. Nằm về phía tây Ireland khoảng 193 km, gò đất này là một bãi cạn lộ ra khi thuỷ triều xuống cực đại và là nơi một hải đồ năm 1830 đã vẽ vị trí của “bãi đá Brazil”. Điểm cao nhất của gò đất này nằm khoảng 200 mét dưới mực nước biển và đã bị nhấn chìm bởi một thảm hoạ nào đó hoặc do mực nước biển dâng cao.
Gò đất Porcupine và gò đất Seabight, bản đồ độ sâu của vùng Đông Bắc Đại Tây Dương. Ảnh: Public Domain
Ngày nay, không có hòn đảo nào tên là Hy-Brasil còn tồn tại trên bất kỳ tấm bản đồ hay hải đồ nào nữa, và cũng không có ghi chép lịch sử nào từng được ghi nhận chuyện gì đã xảy ra với hòn đảo. Các sử gia chính thống chỉ đơn thuần coi đó là một trường hợp danh tính sai sót. Tuy nhiên, nó vẫn là một câu đố kỳ quặc trong lịch sử có nhiều khả năng được đem ra tranh luận và thảo luận trong tương lai.
Bản đồ châu Âu năm 1570 cho thấy đảo Hy-Brasil đang nằm ở một vị trí khác (hãy nhìn vào bên cạnh bàn chân con thú “Europa” đang phi). Ảnh: Public Domain
Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo Ancient Origins)
(Theo Ancient Origins)