Những điều cần biết khi đi xin việc

xuanhung_xd9

Thành viên cấp 2
Thành viên thân thiết
Tham gia
15/12/2011
Bài viết
1.979
Làm sao có việc ngay sau khi ra trường luôn là mối quan tâm, lo lắng hàng đầu của mỗi sinh viên. Dưới đây là một vài lưu ý nhỏ, mong rằng sẽ giúp các bạn sinh viên bớt đi phần nào lo lắng, lúng túng trước khi xin việc.

Bước 1: Xác định được cơ hội việc làm
Bạn có thể tìm địa chỉ tuyển trên báo chí, đài truyền hình, các trung tâm giới thiệu việc làm. Ngày hội việc làm hay trong quan hệ cá nhân, cơ quan bạn thực tập…

Bước 2: Phân tích công việc xem có phù hợp với mình không
Để tìm hiểu xem công việc có phù hợp với mình không bạn nên đọc kỹ mọi chi tiết về vị trí công việc hoặc hỏi người có kinh nghiệm. Cần phải tìm hiểu về cơ quan tuyển dụng trên niên giám điện thoại hoặc tổng đài 1080, nhưng tốt nhất là catalô của chính họ.

Bước 3: Phân tích bản thân mình xem có phù hợp với công việc không
Tìm hiểu xem kiến thức, sở thích, tính cách, các điểm mạnh, yếu, có đáp ứng được công việc không đó không? Để tránh thất bại. bỏ dở khi đã đến làm việc, bạn phải đánh giá khách quan bản thân mình.

Bước 4: Làm hồ sơ xin việc

- Để chủ động khi làm hồ sơ xin việc, bạn nên dự trữ nhiều bộ hồ sơ khi cần nộp tại các cơ quan khác nhau. Trên máy lưu mỗi hồ sơ vào một file riêng để dễ tìm, dễ nhớ.

- Hồ sơ xin việc thường gồm một đơn xin việc, một bản tóm tắt lý lịch, giấy khai sinh, giấy khám sức khỏe, bản sao các văn bằng, thư đề nghị, giấy khen, ảnh…

- Đơn xin việc có thể viết tay, nhưng nếu đánh máy phải dùng kiểu chữ thống nhất trên A4, nội dung ngắn gọn, nêu lý do nộp đơn; mục tiêu tìm việc; tình trạng hiện tại của bản thân; sự quan tâm đến vị trí dự tuyển; mong muốn có cơ hội gặp gỡ và trao đổi với cơ quan. Nhớ ghi địa chỉ liên hệ.

Bước 5: Gửi hồ sơ xin việc

- Ghim toàn bộ hồ sơ bỏ trong bao cỡ A4, dán cẩn thận và ghi chính xác địa chỉ của mình. Nếu ở gần, bạn nên tự mang đến nộp, ở xa dùng thư bảo đảm.

- Sau khi gửi, gọi điện tới nơi tuyển dụng xem hồ sơ của mình đã tới chưa. Kiểm tra, nếu bị thất lạc chuẩn bị ngay hồ sơ khác để khỏi mất cơ hội.

Bước 6: Nếu được gọi phỏng vấn, bạn nên có các bước chuẩn bị sau:

- Xem lịch phỏng vấn hoặc gọi điện xác nhận.

- Phải biết mình sắp gặp ai (tên, tuổi, chức vụ của họ).

- Phải biết rõ địa chỉ cụ thể của buổi phỏng vấn. Tốt nhất, từ hôm trước nên ghé qua địa chỉ tuyển dụng để hôm sau khỏi phải tìm.

- Phải chú ý đến tác phong, trang phục sạch sẽ gọn gàng, tốt nhất nên dùng thời trang công sở.

Phải dự kiến câu hỏi và trả lời, chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ có thể xẩy ra. Nên "thực tập" trước với bạn bè hay mọi người trong gia đình để được góp ý, chỉnh sửa.

- Để đối phó với những tình huống ngoài dự kiến, phải bình tĩnh, nhanh nhẹn.

Ví dụ: nếu người phỏng vấn hỏi về nhược điểm của bạn, bạn nên trả lời những nhược điểm nhỏ, ít ảnh hưởng đến công việc. Nếu được hỏi về mức lương thì bạn nên đưa ra một khoảng nào đó phù hợp.

Bước 7: Tham dự phỏng vấn

Bạn nên đến sớm 20 - 30 phút để đề phòng những tình huống bắt trắc. Nếu phải chờ, nên tìm chỗ ngồi thuận tiện để nghe gọi tên, không nên uống nhiều nước hoặc nói chuyện quá ồn, tránh nghe điện thoại di động.

Để tạo ấn tượng ban đầu, bạn nên bắt tay, lễ độ... Chỉ ngồi khi được mời. Ngồi ngay ngắn, mắt không nhìn đồng hồ hoặc nhìn láo liên. Bình tĩnh; không trả lời hấp tấp hoặc làm ra vẻ hài hước; không tỏ ra tự kiêu và dùng tiếng lóng. Có thể hỏi lại những câu hỏi không hiểu, luôn kiểm soát để tránh trả lời mâu thuẫn. Khi có cả nhóm người phỏng vấn, nói để mọi người đủ nghe, mắt nhìn vào người đặt câu hỏi.

Nên nhớ rằng, hình ảnh luôn được coi trọng là có trình độ, trung thực, tự tin, có trách nhiệm, năng động, yêu công việc.

Bước 8: Sau phỏng vấn

Viết thư cảm ơn về buổi phỏng vấn. Có thể gọi điện hỏi kết quả, thể hiện nhiệt tình và nhắc lại tên mình.

Nếu nhận được thư chấp nhận thì gọi điện hoặc trực tiếp đến cảm ơn.

Nếu nhận được thư báo không trúng tuyển: bạn vẫn nên viết thư cảm ơn và mong muốn có cơ hội lần sau.

Điều bạn luôn ghi nhớ là hãy luôn tự khẳng định "tôi có thể làm được".


Theo: GV Nguyễn Thị Cầm - Bộ môn Tâm lý - Trường Đại học Hà Tĩnh
 
xin việc là vấn đề muôn thưở không chỉ của sv mới ra trường, mình thấy trang https://www5.mywork.vn, rất nhiều thông tin việc làm tin cậy, các bạn có thể tham khảo, cần hỗ trợ các bạn liên hệ tổng đài tư vấn việc làm 1900 575 721 để được hỗ trợ
 
kiến thức rất bổ ích và tương tự như những gì mình đã từng làm thời mới đi làm, hiệu quả rõ rệt luôn.
 
Mình thấy khi đi xin việc thì yếu tố tự tin quan trọng lắm, vì ấn tượng ban đầu sẽ quyết định khá nhiều đến kết quả; mình phải nắm rõ điểm mạnh, yếu của bản thân nữa.
 
Chào các bạn
TV Chào các bạn !
Mình Tốt Nghiệp Đại Học năm 2006. Với mong muốn thử sức mình ở các lĩnh vực khác nhau cũng như học tập môi trường làm việc tại các công ty , đặc biệt là công ty của nhật bản, Mình đã chuyển việc 3 lần. Mình thấy rằng mỗi một công ty có một phong cách làm việc rất khác nhau đặc biệt là công ty của nhật bản. Cách đề ra mục tiêu của bản thân, mục tiêu phòng ban, mục tiêu của công ty rất rõ ràng. Để có thể vượt qua được các vòng tuyển chọn hồ sơ và các vòng thi phỏng vấn tại các công ty này thì quả là khó khăn. Trong quá trình lên mạng tìm kiếm, mình thấy có web hướng dẫn cách viết đơn xin việc, CV xin việc , và cách trả lời phỏng vấn xin việc bằng tiếng anh, tiếng nhật, tiếng trung và cả tiếng việt nữa rất hay. Hôm nay mình chia sẻ với các bạn
1. Đơn xin việc hay nhất :
Link: https://maudonxinviec.vn/san-pham/mau-don-xin-viec.htm
2. Sơ yếu lý lịch chuẩn không cần chỉnh
Link : https://maudonxinviec.vn/san-pham/mau-so-yeu-ly-lich.htm
3. Các câu hỏi và câu trả lời phỏng vấn xin việc
Link: https://maudonxinviec.vn/san-pham/phong-van-xin-viec.htm
Chúc các bạn thành công trên con đường mà các bạn lựa chọn
Rất hy vọng chủ đề mình chia sẻ sẽ giúp ích cho các bạn
Nếu cần giúp đỡ , các bạn liên hệ mình sẽ trợ giúp
 
vấn đề quan trọng: có năng lực, tự tin và khiêm tốn. bạn sẽ được thừa nhận thôi :)
 
Bài viết rất hay. Nhưng mình xin bổ sung thêm vài điều cần tránh khi viết CV xin việcở đây.
Ngoài ra để được hướng dẫn trả lời câu hỏi phỏng vấn, chỉnh sửa CV hoặc tư vấn nghề nghiệp, bạn có thể đăng ký ở ĐÂY nhé!
 
TUYỂN DỤNG CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN, CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG

Công ty Cổ phần y dược Trương Thánh Y tuyển dụng vị trí chuyên viên tư vấn, chăm sóc khách hàng

MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Gọi điện thoại tư vấn khách hàng
Chăm Sóc Khách hàng
THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM LÀM VIỆC:

Thời gian làm việc:

- Giờ hành chính từ 8h00-17h30

- Làm từ : Thứ 2 - Thứ 7 nghỉ chủ nhật
- Số lượng: 10

Địa điểm: làm việc tại khu vực Hà Đông

QUYỀN LỢI ĐƯỢC HƯỞNG

Lương 4.000.000đ + phụ cấp ăn trưa + 1,5% doanh số
Được ký hợp đồng chính thức, đóng BHXH, BHYT..
Có cơ hội thăng chức trưởng nhóm, quản lý
Được làm trong môi trường làm việc tốt , trẻ trung , năng động

Được đào tạo nếu chưa có kinh nghiệm

YÊU CẦU CÔNG VIỆC
Nhanh nhẹn, kỹ năng giao tiếp tốt, có khả năng thuyết phục khách hàng;

Thái độ làm việc nghiêm túc, chủ động, nhiệt tình

Đam mê học hỏi, yêu thích công việc chăm sóc sức khỏe, bán hàng, telesales;
Có tinh thần trách nhiệm cao, biết hợp tác, hòa đồng với đồng nghiệp
Có laptop cá nhân

Ưu tiên có kinh nghiệm bán hàng, từ vấn, tiếp thị...

nỘp HỒ SƠ

Gửi hồ sơ vào mail: hcns1@truongthanhy.vn hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại : Số 36 Cầu Bươu, Phường Kiến Hưng, Quận.Hà Đông, HN

LH: Ms Hạnh: 0918 954 689/ 04 3202 3399

HẠN NỘP HỒ SƠ

10-06-2016
 
mình đi xin việc nhiều lần nhưng chưa bao giờ mình đưa ra kế hoạch như này
 
Nhiều bước quá nhỉ :P Mình thì nghĩ không cần quá quan trọng hóa vấn đề lên như thế mặc dù làm đc như thế vẫn tốt hơn.
 
Đây là những bước cơ bản nhất của quá trình tìm việc và xin việc mà ai cũng phải trải qua, mặc dù không để ý những mỗi người đều thực hiện các bước trên khi mỗi lần đi xin việc.
 
Vậy mà nhiều khi mình được nhận lịch phỏng vấn ở công ty lớn mà chẳng có mô tả rõ ràng gì, làm mình vào phỏng vấn cứ hoang mang í.
 
Bài viết nêu ra nhiều yếu tốt cần thiết khi xin việc, và bạn phải tự tin ở chính mình :D
 
Mình thấy việc tìm hiểu xem mình có phù hợp với công việc hay không thì nên đặt trong buổi phỏng vấn, khi kết thúc câu hỏi của nhà tuyển dụng thì mình được phép đặt câu hỏi, chúng ta có thể hỏi nhà tuyển dụng để hiểu thêm về công ty. Việc này vừa làm tăng ấn tượng của họ về một ứng viên tiềm năng có hứng thú làm việc tại công ty, vừa giúp bạn hiểu được mình có thực sự phù hợp với công việc hơn thay vì chỉ tìm kiếm thông tin trên internet
 
Lý thuyết là vậy, mới ra trường, xin đâu người ta củng đòi hỏi một năm kinh nghiệm. Theo mình trong quá trình học nên tiếp xúc làm thêm hoặc lúc thực tập chọn đúng môi trường để lấy kinh nghiệm.
 
bài viết rất hay nhưng mình xin bổ sung thêm phần cv nhé. ngày nay cv điện tử rất quan trọng vì không chỉ thể hiện năng lực chuyên môn mà còn khả năng sử dụng công nghệ. Đồng thời nếu có thể có thể thể hiện năng lực qua profile facebook, cv trên linkedlin, nếu có trang blog hay web càng tốt. Đặc biệt nhiều bạn vẫn khá lúng túng về vấn đề deal lương nên cần tìm hiểu rõ kinh nghiệm của người đi trước, tham khảo mức lương của ngành trên các trang tuyển dụng và đưa ra mức lương phù hợp.

Còn 1 điều cần lưu ý là văn hóa công ty. Khi đã thỏa thuận ổn về công việc và lương. Nên hỏi thêm về các vấn đề phúc lợi, văn hóa công ty để đảm bảo bạn có thể gắn bó lâu dài.
 
×
Quay lại
Top