Những cảm xúc tiêu cực có quan trọng hơn những cảm xúc tích cực?

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Tham khảo
Are Negative Emotions More Important than Positive Emotions?
The average person considers herself happier than the average person.
Published on July 18, 2010 by Aaron Ben-Zeév, Ph.D. in In the Name of Love


Để giải thích và hiểu được những cảm xúc, chúng ta có thể phân chúng thành 2 nhóm: Những cảm xúc chúng ta gọi là 'tích cực' và những cảm xúc chúng ta gọi là 'tiêu cực'. Về vấn đề này, có 2 luận điểm chính có vẻ mâu thuẫn nhau: (a) những cảm xúc tiêu cực đáng được chú ý hơn, (b) vì mọi người thường xem bản thân họ là hạnh phúc, một người bình thường xem cô ấy là hạnh phúc hơn người trung bình. Nghịch lý rõ ràng này có thể được giải thích như thế nào?

Trước khi xem xét những luận điểm trên, hãy để tôi làm rõ về cách nói những cảm xúc tích cực và tiêu cực, tôi muốn ám chỉ về bản chất tâm lý của chúng hơn là bản chất đạo đức.

Từ quan điểm tâm lý học, 1 cảm xúc tích cực là 1 cảm xúc bao gồm 1 sự đánh giá tích cực về 1 đối tượng, 1 kiểu động cơ tích cực và 1 cảm giác vừa ý. Từ quan điểm đạo đức, 1 cảm xúc tích cực là 1 cảm xúc được đánh giá tích cực dưới ánh sáng của những giá trị đạo đức. 2 quan điểm trên có thể xung đột: ví dụ, vui trước sự bất hạnh của người khác là 1 cảm xúc tích cực theo quan điểm tâm lý học nhưng tiêu cực theo quan điểm đạo đức; lòng thương hại là 1 cảm xúc tiêu cực theo quan điểm tâm lý học, nhưng tích cực theo quan điểm đạo đức. Tình yêu là tích cực theo cả 2 quan điểm.

(a) Những cảm xúc tiêu cực là đáng được chú ý hơn.

 Dù với mỗi cảm xúc tiêu cực chúng ta có thể phát hiện được 1 cảm xúc tích cực tương ứng, thì những cảm xúc tiêu cực khác biệt nhiều với những cảm xúc tích cực. Do đó, có nhiều cách để mô tả về những trải nghiệm cảm xúc tiêu cực hơn những trải nghiệm cảm xúc tích cực. Điều thú vị là trong tiếng Anh có nhiều từ với ý nghĩa tích cực hơn tiêu cực, điều ngược lại đúng với những từ mô tả về những cảm xúc. Trong thực tế, mọi người thường nghiền ngẫm về những sự kiện gây ra những cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ lâu gấp 5 lần so với những sự kiện tạo ra những cảm xúc tích cực mạnh mẽ. Vì vậy, không ngạc nhiên khi mọi người có xu hướng nhớ lại những trải nghiệm tiêu cực dễ dàng hơn những trải nghiệm tích cực. Cặp 'yêu-ghét' có vẻ là 1 ngoại lệ: yêu thường phổ biến và đáng được chú ý hơn ghét, và quả thật có nhiều kiểu tình yêu hơn ghét. 

1 lý do chính lý giải tại sao vai trò của những cảm xúc tiêu cực được chú ý nhiều hơn là vì chúng có giá trị chức năng lớn hơn. Những nguy cơ của việc đáp ứng không thích hợp trước những sự kiện tiêu cực lớn hơn những nguy cơ của việc đáp ứng không thích hợp trước những sự kiện tích cực, vì những sự kiện tiêu cực có thể giết chết chúng ta trong khi những sự kiện tích xực chỉ đơn thuần làm tăng hạnh phúc của chúng ta.
 
Hơn nữa, bạn cần nhiều lựa chọn phản ứng khác nhau để đương đầu với sự nguy hiểm hơn là để 'đương đầu' với sự kiện tốt đẹp. Theo ý nghĩa này, bạn không cần phải 'đương đầu' với vận mệnh tốt đẹp. Thêm nữa, một tình huống có nhiều cách để trở nên khó chịu hơn là thoải mái, và có nhiều cách để phá hủy điều gì đó hơn là để xây dựng nó. Một cá nhân bị chi phối bởi việc tìm kiếm kh.oái lạc nhiều hơn là bị chi phối bởi việc né tránh đau đớn sẽ không thể tồn tại. 

Những cảm xúc tiêu cực thường được trải nghiệm khi 1 mục tiêu bị ngăn chặn; điều này đòi hỏi phải xây dựng những kế hoạch mới để đạt được mục tiêu hoặc hình thành 1 mục tiêu mới để bù trừ cho mục tiêu cũ bị ngăn chặn. Ngược lại, những cảm xúc tích cực thường được trải nghiệm khi đạt được 1 mục tiêu. Theo đó, những cảm xúc tiêu cực đòi hỏi nhiều nguồn lực nhận thức hơn để phân phối cho việc xử lý tình huống nào đó.
 
Những xem xét trên thích hợp với những phát hiện khoa học thấy những người trầm cảm là người thực tế hơn những người lạc quan, và những người nhạy cảm nhiều khả năng là người bi quan và phiền muộn vì họ có 1 bức tranh về cuộc sống chính xác hơn. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều đánh giá cao tính lạc quan hơn tính bi quan. 

(b) Mọi người thường xem bản thân là người hạnh phúc. 

Hầu hết mọi người đánh giá những phẩm chất của họ cũng như hạnh phúc của họ là trên trung bình. Ưu điểm chính của kiểu đánh giá như vậy có giá trị về động cơ, rất quan trọng trong việc đương đầu với hoàn cảnh của chúng ta và tạo ra 1 đáp ứng miễn dịch mạnh mẽ trước những bệnh lây nhiễm. Trong khi những người buồn và bi quan có thể nhìn nhận và hiểu biết tốt hơn về môi trường của họ, thì những người hạnh phúc và lạc quan có thể đương đầu tốt hơn với môi trường của họ.

2 luận điểm trên không nhất thiết là không thích hợp với nhau, vì trở nên hạnh phúc có thể cho phép bạn phát hiện ra những sự kiện tiêu cực gây đe doạ nhanh hơn.

Tóm lại, những cảm xúc tiêu cực được chú ý nhiều hơn những cảm xúc tích cực vì chú ý đến những sự kiện tiêu cực rất quan trọng cho sự tồn tại của chúng ta hơn là chú ý những sự kiện tích cực. Nhưng điều này không ám chỉ rằng những cảm xúc tiêu cực có 1 vai trò quan trọng hơn trong cuộc sống của chúng ta. Những cảm xúc thường hay xảy ra không phải lúc nào cũng quan trọng hơn. Trong bất kỳ trường hợp nào, tình yêu dường như là một trong những cảm xúc quan trọng nhất và mạnh mẽ nhất trong cuộc sống của chúng ta.

Những xem xét trên có thể được tóm gọn trong lời nói sau mà 1 người yêu có thể bộc lộ: " Anh yêu, dù anh rất giỏi trong việc phát hiện tất cả những điểm tiêu cực của em, thì đôi lúc anh hãy thử đeo cặp kính màu hồng để dễ dàng nhận thấy một số điểm tích cực của em."



Nguồn: psychologytoday.com
 
 
×
Quay lại
Top