Người khiếm thị thấy gì trong mơ?

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Con người là loài chuyên dùng thị giác. Gần một nửa não bộ chúng ta được dành cho việc xử lý thông tin từ thị giác. Hầu hết các mạng lưới não bộ chịu trách nhiệm cung cấp thị lực đều được phát triển từ rất sớm trong đời.

Điều này nghĩa là từ lúc mới sinh ra, chúng ta đã bắt đầu thu thập kinh nghiệm và ký ức trong suốt cuộc đời mình bằng thị lực.

Trong cuộc đời mình, chúng ta liên hệ hầu hết các tương tác của mình với những hình ảnh từ thị giác chứ không phải với những trải nghiệm từ các giác quan khác như thính giác hay khứu giác.

Đối với những người có thị lực bình thường như chúng ta, giấc mơ chứa đầy những hình ảnh từ thị giác mà chúng ta đã trải qua trong lúc thức. Để hiểu được người khiếm thị thấy gì trong mơ, cần phải phân biệt trải nghiệm của người bị khiếm thị bẩm sinh và người bị khiếm thị sau khi lớn lên.

Sống động và giàu trí tưởng tượng

Người sinh ra đã không nhìn thấy được không thể thu thập những trải nghiệm từ thị giác, vì vậy họ thấu hiểu thế giới hoàn toàn thông qua những giác quan khác. Do đó, người bị khiếm thị bẩm sinh sẽ phát triển khả năng thấu hiểu thế giới đáng kinh ngạc thông qua quá trình thu thập những trải nghiệm và ký ức từ các giác quan khác.

Giấc mơ của người bị khiếm thị sau khi lớn lên sẽ dần ít trực quan hơn vì khoảng thời gian họ không nhìn thấy được ngày càng tăng. Ảnh: Kinga Cichewicz – Unsplash

Giấc mơ của người bị khiếm thị sau khi lớn lên sẽ dần ít trực quan hơn vì khoảng thời gian họ không nhìn thấy được ngày càng tăng. Ảnh: Kinga Cichewicz – Unsplash

Giấc mơ của người bị khiếm thị bẩm sinh có thể sống động và giàu trí tưởng tượng như của người có thị lực bình thường. Tuy nhiên, những giấc mơ ấy rất độc đáo, vì chúng được tạo ra từ những trải nghiệm và ký ức không từ thị giác mà họ đã thu thập được.

Trong khi một người có thị lực bình thường sẽ mơ về một người bạn thân bằng cách dùng ký ức từ thị giác về hình dáng, ánh sáng và màu sắc, thì một người khiếm thị sẽ liên hệ cùng một người bạn đó với một sự kết hợp trải nghiệm độc đáo từ những giác quan khác để đại diện cho người bạn đó.

Nói cách khác, người bị khiếm thị bẩm sinh có những trải nghiệm giấc mơ xét về tổng thể là tương tự, nhưng họ không mơ thấy hình ảnh.

Trải nghiệm giấc mơ của người mất thị lực sau khi lớn lên thì rất khác so với người chưa từng có thị lực. Người bị mất thị lực sau khi lớn lên đã có khả năng thu thập nhiều trải nghiệm từ thị giác có thể xuất hiện trong giấc mơ của họ và theo cách rất giống với của một người nhìn thấy được.

Thú vị thay – và có lẽ đã được lường trước – giấc mơ của người bị khiếm thị sau khi lớn lên ngày càng ít trực quan hơn vì khoảng thời gian không nhìn thấy của họ ngày càng tăng và vì họ sẽ thu thập được nhiều trải nghiệm từ những giác quan khác hơn.


Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo The Conversation)
 
Trong cuộc đời mình, chúng ta liên hệ hầu hết các tương tác của mình với những hình ảnh từ thị giác chứ không phải với những trải nghiệm từ các giác quan khác như thính giác hay khứu giác.
 
×
Quay lại
Top