Nghỉ hè, nhiều trẻ bị tâm thần vì games

hung9abmt

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
24/4/2010
Bài viết
231
nghiengame.jpg
Trong kỳ nghỉ hè, số thanh thiếu niên mắc bệnh tâm thần nhập viện vì nghiện game tăng cao. Trong khi đó, việc điều trị nghiện game tốn kém và khó khăn không kém cai nghiện ma túy.



Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa Tâm thần nam - nghiện chất, Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia, cho biết theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ người mắc các bệnh liên quan tới game đang tăng mạnh và ngày càng trẻ hóa. 50% - 70% người chơi game có các dấu hiệu về sức khỏe tâm thần, với biểu hiện trầm cảm, lo âu, hung hăng. Trong số này, 15% có ý tưởng tự sát.
Game thủ nhập viện
Mẹ của cháu Nguyễn Đức T. 15 tuổi (Đống Đa, Hà Nội) ngậm ngùi chia sẻ, con chị vốn là một học sinh ngoan, giỏi từ lớp 1 đến lớn 6. Năm lớp 7, T. bắt đầu thích game, thường xuyên trốn học đi chơi, bố mẹ khuyên bảo, ngăn cấm thì bỏ nhà ra đi. Sau đó, T. hứa quyết tâm học tập và không ra quán chơi nữa với điều kiện bố mẹ phải mua máy vi tính. Nào ngờ có máy rồi, T. càng mê hơn. Cả tháng nay T. nhốt mình trong phòng để chơi game, bỏ ăn, bỏ uống, người lơ mơ điên dại.

Phòng bên là Đ., 17 tuổi, quận Thanh Xuân, Hà Nội, cũng vừa được gia đình “”cưỡng chế” nhập viện vì nghiện chơi game thâu đêm suốt sáng. Ở “tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu” nhưng Đ. xanh tái, nhợt nhạt, da bọc xương. Bố Đ. cho biết, cậu chơi game từ ngày còn là học sinh THCS. Sợ con nghiện game bỏ nhà đi lang thang theo đám bạn xấu, ông gom góp tiền lương hưu mua cho con chiếc máy tính về nhà nối mạng. Ban đầu T. còn giúp bố mẹ nấu cơm, bán hàng... nhưng sau nghiện game quá, đến cơm cậu cũng chỉ ăn một vài miếng cho xong rồi lại chúi mũi vào trò chơi “Kiếm thế”...

Bác sĩ Dũng cho biết, gần đây số bệnh nhân nghiện game đến khám, tư vấn rất đông. Người bệnh thuộc rất nhiều lứa tuổi, từ học sinh, sinh viên đến cả cán bộ công nhân viên chức. Người nghiện không kiểm soát được hành vi của mình, họ thường bị suy nhược, lo lắng, sợ hãi, không muốn giao tiếp với những người khác, hoảng hốt và kích động. Ngoài ra còn có chứng khó ngủ, tay bị run và tê cứng. Có nhiều trường hợp “nghiện quá độ” đến mức bỏ học, bỏ công việc, trầm uất, tự tử, thậm chí giết người...

Khó như cai nghiện ma túy

Tiến sĩ Nguyễn Minh Tuấn, Viện phó Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia, cho biết game online là “chất” gây nghiện mạnh tương đương với một số loại ma túy tổng hợp.

Bác sĩ Dũng phân tích, cơ chế gây nghiện của game là sự biến đổi cảm xúc sinh học gây đột biến. Bệnh thường có bốn mức độ: chơi cho vui; chơi từng đợt dẫn tới lạm dụng và trở thành con nghiện; sao nhãng mọi thứ, chỉ chú tâm vào ánh sáng của máy vi tính; tách mình khỏi thế giới bên ngoài, trở thành kẻ tâm thần, tự kỷ.... Thực tế, đã có không ít trường hợp bị đột quỵ, chết trên bàn game vì chơi quá nhiều.

Quá trình điều trị rất lâu dài và tốn kém, người bệnh được cho uống thuốc ổn định tâm lý kết hợp với các phương pháp trị liệu. Tuy nhiên, ngay sau khi cắt được cơn nghiện game, người bệnh phải chuyển hẳn môi trường sống, tránh xa máy vi tính và nên tích cực tham gia các hoạt động thể thao lành mạnh. Việc điều trị phải đảm bảo đa trị liệu, có sự kết hợp tích cực của gia đình, thầy cô, bạn bè... Bệnh nhân dễ tái nghiện nếu gia đình không chăm sóc, phòng chống cẩn thận

Theo Tường Linh
Đất Việt
 
×
Quay lại
Top