Nạo phá thai - tác hại vô cùng

jiji

HC kháng chiến chống nắng
Thành viên thân thiết
Tham gia
13/12/2010
Bài viết
1.626
Theo báo cáo và thống kê của các nhà xã hội học, mỗi năm có khoảng 46 triệu trường hợp phá thai trên thế giới, trong đó có 20 triệu trường hợp phá thai không hợp pháp. Đó là nguyên nhân cướp đi gần 1 triệu sinh mạng của chị em phụ nữ do những tai biến và biến chứng gây nên. Trong đó, Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ phá thai cao nhất ở châu Á và thế giới. Câu hỏi đặt ra là: nên hay không nên phá thai và tác hại của nó đối với sức khỏe con người như thế nào?


Nạo phá thai là việc loại bỏ bào thai ra khỏi cơ thể mẹ thông qua việc sử dụng các thủ thuật y tế can thiệp vào tử cung. Đây là biện pháp "chữa cháy" và phương pháp "cấp cứu" cuối cùng khi bà mẹ không thể giữ lại thai nhi do một vài nguyên nhân nào đó. Hiện nay đang có một số phương pháp phá thai như:
- Hút thai chân không: Tuổi thai từ 6 đến 12 tuần.
- Phá thai nội khoa: Tuổi thai từ 5 đến 7 tuần.
- Nong và gắp thai: Tuổi thai từ > 12 tuần đến 17 tuần.
- Kovac phá thai to: Tuổi thai từ > 17 tuần đến 22 tuần.
images

Ảnh chụp một mẫu đơn xin nạo phá thai
Ngày nay, công nghệ y học đã ở mức tiên tiến nên mức độ nguy hiểm cho người mẹ nạo phá thai đã được giảm đi rất nhiều. Thế nhưng không một ai khuyến khích việc nạo phá thai, bởi hậu quả mà nó để lại cho người con người là rất lớn. Trước hết, nó ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khoẻ, thể chất của người mẹ và việc nạo phá thai còn có thể gây nên hàng loạt rủi ro như:
- Các biến chứng sớm: Băng huyết, trường hợp nặng có thể dẫn đến shock, có khi phải truyền máu; hoặc gây nên một số tổn thương cơ quan sinh sản như: rách cổ tử cung, thủng cổ tử cung. Nhiễm trùng ở vùng chậu hay nhiễm trùng toàn thân dẫn đến nhiễm trùng huyết.
- Có thể bị choáng do đau, mất nhiều máu, sợ hãi.
- Dễ bị chảy máu nhiều do cổ tử cung nhỏ, khó cặp.
- Sót rau hoặc sót thai. Do hút “gió” nên thai vẫn phát triển.
- Thủng tử cung. Bản thân các dụng cụ để hút, gắp nạo cũng có thể gây thủng tử cung, đồng thời với việc nạo, hút được thực hiện dò dẫm không thể giám sát trực tiếp bằng mắt nên dễ gây thủng. Trong trường hợp nếu thủng tử cung nhỏ có thể điều trị bảo tồn. Nhưng nếu thủng rộng, chảy máu trong, có thương tổn ruột…thì phải mổ. Và trong trường hợp phải cắt tử cung khi người phụ nữ chưa có con thì đó là một mất mát lớn, không có gì bù đắp được.
- Những sẹo thủng do nạo thai được điều trị bảo tồn có thể là nguyên nhân gây vỡ tử cung khi chuyển dạ trong lần có thai tiếp theo.
- Nhiễm trùng, viêm tiểu khung gây đau bụng dưới và ra khí hư, đau khi giao hợp, đau khi làm nặng.
- Viêm dính buồng tử cung sẽ gây vô kinh, hoặc vô sinh.
- Hở eo tử cung, gây sảy thai liên tiếp.
- Nếu có thai sẽ dễ bị chửa ngoài tử cung, rau tiền đạo, rau cài răng lược khi có thai lần sau.
images

Ảnh hút thai
Sau khi nạo phá thai, ngoài những đau đớn về thể xác thì họ còn chịu thêm nỗi đau tinh thần, vì không người cha người mẹ nào muốn bỏ đi giọt máu của mình. Họ bị lương tâm cắn dứt, dư luận lên án... tạo nên nỗi ám ảnh tội lỗi không nguôi đối với đứa con vô tội. Nhiều người sau khi phá thai đã khóc lóc, mất ăn mất ngủ, gặp ác mộng, hay thẫn thờ, giật mình... trong một thời gian dài.
Để tránh phải đối mặt với việc nạo phá thai ngoài ý muốn, chúng ta cần chủ động trong việc phòng tránh thai như: dùng bao cao su, uống thuốc tránh thai, đặt vòng... đặc biệt là các bạn trẻ ở tuổi vị thành niên.
 
Nạo phá thai là tình trạng rất phổ biến hiện nay, mà toàn những người trẻ nhưng họ đâu lường trước được tác hại của nó.
 
×
Quay lại
Top