Một số trường hợp dùng sai từ Hán Việt trong tiếng Việt

Dagnabbit

Thành viên
Tham gia
26/12/2014
Bài viết
4
Mới tìm hiểu sơ thì đã có hơn 100 trường hợp dùng sai. Mỉa mai ở chỗ, đa phần lại là những từ ngữ rất thông dụng. Công bằng mà nói, tiêu chí đúng sai ở đây chỉ dựa vào nghĩa của mỗi yếu tố tạo nên từ so với nghĩa của từ, hường phái sinh nghĩa của từ, và nghĩa của từ trong các ngôn ngữ chịu ảnh hưởng của tiếng Hán khác; chuyện từ tiếng Hán vào tiếng Việt bị biến nghĩa cũng khó có thể gọi là "sai" vì tiếng Việt và tiếng Hán cơ bản vẫn là hai thứ tiếng khác nhau. Dưới đây liệt kê một số trường hợp tiêu biểu, kèm thêm từ tiếng Anh tương ứng để tiện cho giải nghĩa.

1. Á kim (錏金/亞金)
-Nghĩa sai (NS): Nguyên tố hoá học khi thì là kim thuộc, khi thì là phi kim thuộc; Metalloid
-Nghĩa đúng (ND) (?): Vàng thứ hai (!?); Second gold (!?)

2. Bạc (鉑)
-NS: Kim thuộc có kí hiệu là Ag; Silver
-ND: Kim thuộc có kí hiệu là Pt; Platinum

3. Bác sĩ (博士)
-NS: Người tốt nghiệp trường y ra hành nghề chữ bệnh; Physician, medical doctor
-ND: Người học rộng hiểu nhiều / học vị mà ta gọi là “tiến sĩ”; Professor / doctor / doctorate

4. Cập nhật (及日)
-NS: Làm cho mới / thu nhận, bổ sung cái mới; Update / learn
-ND: Đúng ngày, đúng giờ; On time

5. Công lí (公理)
-NS: Lẽ phải; Justice
-ND: Điều luôn đúng, không cần chứng minh / cái mà ta gọi là "tiên đề"; Axiom

6. Cử nhân (舉人)
-NS: Bằng có được sau khi tốt nghiệp đại học; Bachelor, bachelor’s degree
-ND: Một học vị thời phong kiến

7. Cường thuỷ (強水), nước cường toan
-NS: Một chất ăn mòn mạnh; Aqua regia
-ND (?): Nước mạnh (!?), nước acid mạnh (!?); Strong water (!?), strong acidic water (!?)

8. Đậu tương (豆漿)
-NS: Đậu nành; Soybean
-ND: Dịch làm từ đậu nành, sữa đậu nành; Soy milk

9. Giả kim thuật (假金術 (!?))
-NS: Thuật chế tạo kim hoặc ngân từ kim thuộc cơ bản, chế tạo “hòn đá của hiền giả” và "elixir of life"; Alchemy
-ND (?): Thuật làm giả vàng (!?); Fake gold (!?), false alchemy (!?)

10. Giáo sư (教師)
-NS: Một học vị; Professor
-ND: Người dạy học nói chung; Teacher

11. Luyện kim (煉金)
-NS: Điều chế kim thuộc; Metallurgy
-ND: Chế tạo vàng; Alchemy

12. Nam châm (南針)
-NS: Vật/chất có từ tính; Magnet
-ND: La bàn / kim chỉ hướng nam / chỉ dẫn, kim chỉ nam; Compass / guideline

13. Trừ (除)
-NS: Phép tính làm giảm số; Substraction. Vd: 1-1=0
-ND: Chia; Division. Vd: 1:1=1

14. Phiêu lưu (漂流)
-NS: Đi và khám phá những nơi đầy nguy hiểm, miền đất dữ; Adventure
-ND: Trôi dạt lênh đênh; Drifting, floating

15. Tê giác (犀角)
-NS: Loài thú có sừng mọc trên mũi; Rhinoceros
-ND: Sừng của loài thú đó; Rhinoceros horn

16. Thể thao (體操)
-NS: Các môn chơi vận động; Sport
-ND: Môn vận động chú trọng về hình thức biểu diễn, ta gọi là "thể dục dụng cụ"; Gymnastics

17. Thương hại (傷害)
-NS: Động lòng trắc ẩn / cảm thấy xót xa, thường xen lẫn với cảm giác coi thường; Pity, feel sorry for
-ND: Đau đớn, vết thương; Harm, injury

18. Tiến sĩ (進士)
-NS: Một học vị có nguồn gốc từ phương Tây; Doctor / doctorate
-ND: Danh hiệu của người thi đậu khoa thi Hội / một học vị thời phong kiến

19. Tội nghiệp (罪業)
-NS: Cảm thấy xót xa cho người khác; Pity, feel sorry for, feel compassion for / poor, pitiful, piteous, pitiable, pathetic
-ND: Toàn bộ việc làm sai trái, đi ngược lẽ phải của một người; Sin, iniquity, crime

20. Trang trí (装置)
-NS: Sửa sang, tô điểm cho đẹp; Decorate
-ND: Máy móc hỗ trợ, còn gọi là "thiết bị"; Device

21. Tuấn tú (俊秀)
-NS: Điển trai, cao ráo, mạnh khoẻ; Good-looking, handsome, strong-built, burly
-ND: Tài giỏi; Talented

22. Vị tha (爲他)
-NS: Dễ tha thứ, rộng lượng; Forgiving
-ND: Sống và cống hiến vì người khác; Altruist
 
chính xác thì bạn chỉ so từ hán việt với từ tiếng trung tương ứng thôi,
thực tế không có cái gì là nghĩa đúng và nghĩa sai, cái gì được dùng nhiều nó mới là đúng
bạn ghi nghĩa gốc và nghĩa được sử dụng thì không vấn đề :P

riếng trường hợp này:
2. Bạc (鉑)
từ bạc chỉ kim loại bạc trong tiếng việt không phải là từ hán việt
 
chính xác thì bạn chỉ so từ hán việt với từ tiếng trung tương ứng thôi, thực tế không có cái gì là nghĩa đúng và nghĩa sai, cái gì được dùng nhiều nó mới là đúng
Cái đó tôi đã nói ngay từ đầu rồi. Tôi dùng từ đúng sai ở đây chỉ theo quan niệm của chình mình thôi. Dùng "nhiều" mới là "đúng"? Tôi cũng thấy không ít giáo viên ca thán về cách dùng từ sai của rất "nhiều" người dân mình đấy.
từ bạc chỉ kim loại bạc trong tiếng việt không phải là từ hán việt
Căn cứ vào đâu mà bạn biết hay vậy? Có thể dẫn nguồn không? Tôi cũng chỉ mong là mình lầm.
 
×
Quay lại
Top