Một số cách chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

anhquan290196

Thành viên
Tham gia
12/4/2017
Bài viết
2
Thoát vị đĩa đệm đã và đang trở thành một bệnh lý dễ gặp trong cuộc sống hiện đại. Theo một thống kê gần nhất của Bộ y tế, 30% dân số Việt Nam trong độ tuổi lao động (từ 20 – 55 tuổi) mắc phải căn bệnh này.
https://goo.gl/qYytKq
Để hiểu rõ hơn về bệnh lý thoái vị đĩa đệm, chúng tôi xin chia sẻ tới bạn đọc một số kiến thức và cách chữa thoát vị đĩa đệm đơn giản tại nhà.

Khái niệm bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý về cột sống khó chữa và rất dễ để lại di chứng. Bệnh lý này sẽ khiến cho cột sống của người bệnh bị lệch ra khỏi vị trí bình thường gây nên hiện tượng đau nhức, đi lại và hoạt động khó khăn.

Thoát vị đĩa đệm thường gặp ở vùng đốt sống cổ và đốt sống thắt lưng.

hinh-anh-thoat-vi-dia-dem.gif


Hình ảnh thoát vị đĩa đệm

- Người bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ sẽ bị đau ở vùng cổ, vai và gặp khó khăn trong việc xoay, bẻ, vặn cổ.

-Người bị thoát vị đĩa đệm cột sống ở thắt lưng thường sẽ bị đau nhức ở vùng thắt lưng và việc đứng lên, cúi xuống hay vận động quay trái, phải sẽ bị hạn chế bình thường.

Nguyên nhân
Các đốt ở cột sống được liên kết với nhau bởi đĩa đệm. Nhân nhầy là một chất dịch nằm trong đĩa đệm được bao bọc bởi các vòng xơ. Nhưng khi các vòng xơ bảo vệ đĩa đệm này bị rách khiến nhân nhầy chảy ra ngoài và chèn trực tiếp lên các dây thần kinh khiến người bệnh bị đau nhức, vận động khó khăn.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực xương khớp, tình trạng thoát vị đĩa đệm thường do một số các nguyên nhân chính dưới đây:

- Các va đập và chấn thương mạnh ở vùng: hông, vai, mông, cổ hay một bên sườn gây giãn hoặc co khoảng cách giữa các đốt sống làm rách các bó xơ khiến nhân nhầy chảy ra ngoài

dieu-tri-thoat-vi-dia-dem-cot-song-that-lung.jpg


Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm do va đập

-Thói quen làm việc, sinh hoạt không tốt cũng là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm. Ví dụ như: người làm công việc lao động nặng tạo áp lực thường xuyên lên cột sống hay dân văn phòng ngồi làm việc với tư thế ngồi không đúng khiến cột sống bị tổn thương

- Tình trạng gai đôi cột sống, gù lưng, thoái hóa cột sống… là các bệnh lý bẩm sinh cũng là một trong những yếu tố gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm

- Sau tuổi 50, xương khớp cũng dần thoái hóa. Chính vì vậy, đĩa đệm cùng không còn được mền mại, các vòng sơ cũng dễ rạn và rách hơn

-Yếu tố di truyền cũng được xem là một nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm.

Triệu chứng
Đau nhức là triệu chứng điển hình, xuất hiện đầu tiên khi bị thoát vị đĩa đệm. Với trường hợp bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ sẽ có cảm giác đau từ đốt sống cổ xuống hai tay, còn với trường hợp thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng thì cơn đau sẽ kéo dài từ cột sống thắt lưng xuống hai chân.

cach-dieu-tri-thoat-vi-dia-dem-cot-song-that-lung.jpg


Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm

Một biểu hiện khác của chứng thoát vị đĩa đệm là những cơn tê lan, tê cứng, mất cảm giác ở một số vùng như: mông, chân, bàn chân…

Những cơn đau, tê sẽ trở nên thường xuyên kéo dài và ngày càng dữ dội hơn, đau sẽ tăng lên khi ho, khi vận động.

Phương pháp trị bệnh thoát vị đĩa đệm tại nhà
1/ Chữa thoát vị đĩa đệm bằng các bài thuốc dân gian
Sử dụng các bài thuốc dân gian là một cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng đơn giản được nhiều bệnh nhân tin tưởng bởi sự an toàn, hiệu quả và tiết kiệm. Nguyên liệu sử dụng trong phương pháp này chủ yếu là những loại lá, cây thảo dược thân quên, dễ tìm kiếm. Dưới đây là một số loại thảo dược giúp hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm:

Cây cỏ xước là một vị thuốc có hiệu quả tốt với các chứng bệnh tê buồn chân tay, đau mỏi xương khớp. Bài thuốc dân gian từ cỏ xước để trị thoát vị đĩa đệm là sử dụng cỏ xước khô sắc cùng nước và uống thay thế nước lọc hàng ngày. Ngoài khả năng chữa thoát vị đĩa đệm, cỏ xước cũng có tác dụng chữa xơ vữa động mạnh, cao huyết áp, tụ máu…

bai-thuoc-dan-gian-chua-thoat-vi-dia-dem.jpg


Bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm

Sử dụng lá lốt chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cũng là một bài thuốc dân gian giúp giảm đau đơn giản và hữu ích. Bạn nên kết hợp uống nước lá lốt xay và đun nước lá lốt ngâm chân để giảm cơn đau và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hiệu quả hơn.

Để chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà, bạn có thể sử dụng thêm cây dền gai phơi khô, sắc lấy nước uống thay nước lọc mỗi ngày.

2/ Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng cách luyện tập yoga
Luyện tập yoga là phương pháp mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân trong việc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm. Phương pháp này vừa làm giảm thiểu đáng kể tình trạng đau lưng vừa giúp xương khớp, cột sống dẻo dai, chắc khỏe hơn. Thêm vào đó, việc luyện tập yoga đúng cách sẽ khiến cho cột sống dần dần trở lại vị trí ban đầu, cải thiện tình trạng bệnh.

tap-yoga-chua-thoat-vi-dia-dem.jpg


Tập yoga điều trị thoát vị đĩa đệm

3/ Cách trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt
Xoa bóp, bấm huyệt có tác dụng giúp bệnh nhân hạn chế cơn đau thoát vị đĩa đệm nhanh, hiệu quả. Tuy nhiên, tùy theo từng giai đoạn, từng bệnh nhân khác nhau để áp dụng thời gian bấm huyệt khác nhau. Để hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm bằng cách bấm huyệt được chia làm hai bước:

Bước 1: thực hiện các động tác day, lăn, bóp để làm giãn cơ các vùng cần điều trị

Bước 2: dùng ngón tay bấm vào các huyệt như: giáp tích, địa trường du, thị huyệt… trong vài phút.

dieu-tri-benh-thoat-vi-dia-dem.jpg


Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm

Biện pháp phòng ngừa
- Tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe để có một cơ thể dẻo để có một cột sống khỏe mạnh

- Hạn chế các vận động khuân vác nặng gây áp lực mạnh lên cột sống

-Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, lành mạnh sau thời gian lao động vất vả, nặng nhọc

phong-ngua-thoat-vi-dia-dem.jpg


Nghỉ ngơi phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

-Đối với người lao động, bạn không nên cúi người để nhấc vật lên mà thay vào đó nên chọn tư thế ngồi xổm xuống nâng vật từ từ lên

-Đối với nhân viên văn phòng hay tài xế xe phải ngồi hàng giờ, cần phải điều chỉnh tư thế ngồi đúng cách: lưng thẳng, tránh ngồi bắt chéo chân. Sau khoảng 45 – 60 phút, bạn nên đứng dậy đi lại, hoạt động nhẹ nhàng

-Bổ sung thêm canxi và các loại vitamin để xương luôn chắc khỏe.
Nguồn: https://goo.gl/qYytKq
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top