Mở cánh cửa trí nhớ

Sun Glare

Tân Sinh Viên
Thành viên thân thiết
Tham gia
26/6/2009
Bài viết
2.855
ThumbnailSizeOrigin.aspx


- Trí nhớ là những gì vốn có của bạn và nó được khơi gợi và sử dụng như thế nào thì chỉ có bạn mới có thể làm được. Nhưng làm-như-thế-nào thì hãy để... bọn tớ chỉ nhé!

1. Nhận dạng lại trí nhớ


Trí nhớ là?

..."ổ cứng" chứa dữ liệu của não bạn, nơi “lưu trữ” lại những gì bạn đã trải qua trong suốt quá trình “chạy” (tồn tại) của bạn.

Nằm đâu nhỉ?


Trí nhớ vẫn chưa có ghế- xác- định trong "khoang hành khách" của bộ não. Có nghĩa dù bạn có cố gắng tìm kiếm thì chắc chắn bạn sẽ không tìm thấy được cái gì khác ngoài 10 tỷ tế bào thần kinh trong não đâu!

Hoạt động thế nào?

Bạn có 2 loại trí nhớ: ngắn hạn và dài hạn. Trí nhớ ngắn hạn chính là "đĩa mềm", thuận tiện cho việc lưu trữ những thông tin ngay lập tức và được sử dụng lại trong thời gian ngắn. Còn Trí nhớ dài hạn giống như "ổ cứng", có khả năng lưu trữ rất nhiều thứ nhưng việc tìm kiếm cũng rất lâu. Khi cần tìm thông tin, đầu tiên bạn sẽ lục lọi đống đĩa mềm sau đó mới tìm đến ổ cứng. Còn ghi nhớ thông tin cũng vậy, "ghi" vào trí nhớ ngắn hạn trước, sau đó "copy" sang trí nhớ dài hạn. Ngay sau khi "copy", trí nhớ ngắn hạn sẽ được “format” để nạp những thông tin mới. Do đó rất khó tìm nhanh thông tin mà bạn đã trải qua rất lâu rồi ở trí nhớ ngắn hạn.

02_0133_FiloliSmallTree.jpg


2. Những chìa khoá mở cửa trí nhớ

Sự tập trung

Bạn đang nghe một câu chuyện, nhưng chuyện thật... "bánh tẻ" và bạn tự chìm vào những suy nghĩ khác – Bạn đang “ngủ ngày”! Những thông tin nạp vào trước khi bạn “ngủ” không được nhiều và sau khi lọc tại vùng nhớ ngắn hạn, sẽ không còn nhiều để “lưu” ở vùng dài hạn. Đấy là lý do khi có người hỏi lại chuyện thế nào, bạn đã quên mất.

Chìa khoá: Hãy thư giãn! Sự tập trung rất dễ “vỡ”, chỉ tồn tại khoảng từ 10- 20 phút. Vì vậy mà khi kể chuyện, cứ sau 20 phút, người ta sẽ dừng lại “lấy hơi”, thay đổi cách nói hay đưa ra các câu hỏi thú vị để rà lại những vấn đề vừa rồi.

Sự liên quan

Một trong những khả năng rất giỏi của... con gái. Ví dụ nhé: nếu bạn đưa ra vấn đề “viết báo”, các nàng sẽ nghĩ ngay đến “được nhuận bút”, sau đó là “đi ăn khao” hoặc "mua quần áo” rồi là “màu này mới đẹp, màu kia không đẹp” và cuối cùng là v.v... Hic! Nhưng đó không phải một tật xấu. Nó thực sự rất tốt cho trí nhớ.

Chìa khoá:
không có chìa khoá nào cả. Hãy đi hỏi tụi con gái để biết thêm chi tiết!

Sự hình dung

Chiếc chìa khoá khó tìm nhất. Thông thường hoạ sĩ, kiến trúc sư là những người nắm giữ chiếc chìa khoá này. Sự hình dung giúp bạn có sự tưởng tượng phong phú, óc quan sát tuyệt vời và sự miêu tả chính xác cái bạn cần. Nhưng để tìm được chìa khoá đòi hỏi bạn tính kiên nhẫn và chăm chỉ.

Chìa khoá: Đầu tiên, hãy nhắm mắt vào, thư giãn và tưởng tượng:

 Trước mặt bạn là một bàn đầy xoài, cóc (hoặc món khác bạn thích)
 Bạn có ngửi thấy mùi thơm từ quả xoài chín không?
 Hãy chạm vào miếng xoài ngọt lịm
 Chạm môi vào miếng xoài và cảm nhận sự ngọt ngào cộng chút chua chua từ miếng xoài
 Bạn thử chấm ớt đi. Vị cay sẽ làm bạn rùng mình chút đỉnh.

Bạn thấy sự tưởng tượng thế nào? Nó sẽ giúp bạn ăn mà không cần phải... ăn. Hãy luyện tập cách này 1 ngày 2 lần trong 5-10 phút vào bất kỳ thời điểm nào. Bạn sẽ trở thành bậc thầy về tượng tượng (hoặc... tưởng bở! Hehe)
 
×
Quay lại
Top