Méo mồm, liệt mặt vào buổi sáng

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Có người sáng thức dậy bỗng thấy miệng méo xệch, mặt cứng đờ và một con mắt không thể nhắm lại. Đây là một trong những biểu hiện của căng thẳng thần kinh, hệ tim mạch rơi vào trạng thái ức chế làm hủy hoại dây thần kinh số 7.

Một buổi sáng thức dậy, anh Tô Khắc Bình, giáo viên một trường cấp 3 (Lái Thiêu, Bình Dương), gần 40 tuổi thấy miệng, mặt tê, nhức. Khi soi gương anh bàng hoàng thấy miệng bị méo sang bên trái, cơ mặt cùng bên cứng đờ, mắt trái không nhắm được.

Tưởng anh bị trúng gió, người nhà liền cạo, giật gió cho anh. Dù được “sơ cứu” kịp thời nhưng Bình vẫn phải mang khuôn mặt “biến dạng” lên bục giảng. Một tuần sau, tình trạng không có gì biến chuyển, thậm chí cơ mặt cứ bị co giật liên tục nên anh phải vào Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP.HCM khám.

Tại đây, các bác sĩ kết luận, anh bị liệt dây thần kinh số 7 và đã bị tai biến nên miệng méo và khuôn mặt sẽ bị 'đơ' vĩnh viễn.

meo_mat_d.jpg

Ảnh: Shutterstock​

Bác sĩ Nguyễn Thi Hùng, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP.HCM, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Bình, cho biết, thật tiếc cho bệnh nhân này vì nhập viện quá trễ nên không thể “lấy lại” khuôn mặt rất đẹp trai trước kia. Chỉ cần đến bệnh viện sớm hơn 3 ngày thì có thể chữa khỏi.

Theo bác sĩ Hùng, liệt thần kinh mặt (còn gọi là bệnh Bell’s Palsy) xảy ra khi dây thần kinh điều khiển các cơ mặt bị viêm và bị chèn ép. Bệnh gặp nhiều ở độ tuổi từ 15 - 60. Về giải phẫu, từ trong não đi ra tới mặt, dây thần kinh điều khiển các cơ mặt phải đi qua một khe xương hẹp. Do đó khi bị nhiễm siêu vi, các dây thần kinh này sưng lên, bị kẹt trong hốc xương nên bị tổn thương lớp màng bọc bên ngoài khiến tín hiệu thần kinh bị cản trở, gây ra tê liệt và yếu các cơ mặt.

Những người dễ mắc bệnh là: phụ nữ có thai, bị bệnh tiểu đường, cảm cúm, suy giảm miễn dịch như đang điều trị tia xạ, dùng thuốc corticosteroid... Nếu liệt mặt, méo miệng xảy ra ban ngày sẽ gây tê liệt đột ngột, yếu hẳn một bên mặt gây khó cười nói, khó nhắm mắt, khó cử động mặt bên, đau trong tai bên bệnh, nhức đầu, mất vị giác, nước mắt và nước miếng tiết ra nhiều hơn...

Khi trong gia đình có người bị liệt mặt, méo miệng mà trước đó có cao huyết áp, tuyệt đối không được cạo gió mà nên giúp nạn nhân uống thuốc hạ áp để ổn định huyết áp, rồi nhanh chóng đưa đi bệnh viện để được cứu chữa kịp thời. Việc cạo gió, đánh cảm sẽ mất thời gian cần thiết để cấp cứu cho bệnh nhân, có khi còn gây giãn mạch, nặng thêm tình trạng thiếu máu não.

Theo bác sĩ Hùng, người bị liệt dây thần kinh số 7 trong 3 ngày đầu tiên phần lớn chữa khỏi và hồi phục sau từ 4-6 tuần. Nhưng điều trị chậm, hoặc điều trị không đúng cách sẽ tiến triển xấu, gây biến chứng và di chứng như viêm loét giác mạc, co giật cơ mặt, co cứng nửa mặt...

Có nhiều nguyên nhân gây liệt mặt, méo miệng, trong đó có thức khuya, bị lạnh, do các chấn thương, viêm nhiễm khác gây nên. Có tới 75% trường hợp lạnh làm ảnh hưởng tới dây thần kinh số 7, gây liệt mặt ngoại biên.

Các biện pháp phòng bệnh là: tránh bị nhiễm lạnh vào mùa đông, mùa xuân nhất là khi ngủ ban đêm. Phòng nhiễm siêu vi bằng cách nâng cao sức đề kháng của cơ thể: tập thể dục thường xuyên; ăn uống đủ chất, tăng cường ăn rau xanh, trái cây chín, uống nước cam, nước chanh hoặc uống bổ sung vitamin C tổng hợp. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh bị lây nhiễm các bệnh do siêu vi khuẩn gây ra.



Khi bị liệt mặt, cần đi khám để chẩn đoán chính xác và loại trừ một số bệnh nguy hiểm khác cũng gây liệt mặt như chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, u não...

Để bảo vệ mắt bên liệt khỏi gió bụi và tránh biến chứng viêm loét giác mạc, cần đeo kính râm lót gạc sạch bên trong và rửa mắt hằng ngày bằng dung dịch nước muối NaCl 0,9% hoặc cloramphenicol 0,4%.

Để chữa chứng liệt mặt có thể uống thuốc nội khoa kết hợp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu...
Theo tinnong.vn
 
×
Quay lại
Top