"máu đen" vẵn chảy giữa lòng hà nội

banmai123

Thành viên
Tham gia
20/9/2011
Bài viết
2


“Máu đen” vẫn chảy giữa lòng hà nội

Hiện nay ở việt nam, mặc dù các cấp các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nguồn nước vẫn đang là vấn đề rất đáng lo ngại.Từ nhiều năm nay, tình trạng ô nhiễm hệ thống sông, hồ trong khu vực nội thành Hà Nội đã được báo chí và các cơ quan quản lý, nghiên cứu quan tâm. Chính quyền thành phố đã có nhiều nỗ lực trong việc quản lý, khai thác, giữ gìn hệ thống sông, hồ. Tuy nhiên, những cố gắng của chính quyền và người dân trong nhiều năm qua vẫn chưa đủ để giải quyết thực trạng ô nhiễm trước mắt cũng như nguy cơ ô nhiễm nặng hơn trong tương lai.

Bằng giác quan thông thường, ai cũng nhận thấy hầu hết hệ thống sông, hồ ở Hà Nội đều đã bị ô nhiễm ở mọi cấp độ. Theo số liệu quan trắc của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất (TN-MT&NĐ), nước mặt ở các sông, hồ đều bị nhiễm chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng, nhất là vào mùa khô. Nếu như cách đây 15 năm, nhiều người vẫn có thể bơi, tắm trên một số hồ ở nội thành thì nay không ai dại thử làm điều này bởi những con sông ở nội thành đều biến thành kênh thoát nước, đen ngòm và hôi thối!

Những hồ chưa được cải tạo, chưa tách hệ thống nước thải và nước mưa cũng gánh chịu lượng nước thải này cùng lượng nước thải sinh hoạt của dân cư xung quanh. Theo Sở Giao thông công chính, trên địa bàn 9 quận nội thành hiện có 110 hồ với tổng diện tích hơn 1.000 ha, riêng diện tích Hồ Tây đã là 526 ha. Trong đó, mới chỉ có vài hồ được cải tạo, kè xung quanh, tách nước thải và nước mưa riêng như Hoàn Kiếm, Thiền Quang; vài hồ đang được cải tạo như Văn Chương, Kim Liên, Linh Quang... và dự án kè xung quanh Hồ Tây đang ở giai đoạn cuối

Trong khi đó, lượng nước thải do các cơ sở sản xuất được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường chỉ chiếm khoảng 7% tổng lượng nước thải. Nước thải sinh hoạt phần lớn mới được xử lý sơ bộ tại các bể tự hoại. Hơn nữa, với mật độ dân số ngày càng tăng, tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, hệ thống sông, hồ vốn đã ô nhiễm sẽ ngày càng bị ô nhiễm nặng nề hơn.

Ngoài những nguồn ô nhiễm trên, hệ thống sông, hồ nội thành còn phải chịu thêm nguồn ô nhiễm từ nước thải của các bệnh viện trên địa bàn. Nước thải từ bệnh viện được dồn vào bể phốt rồi thoát thẳng ra cống. Hiện nay, một thực tế không thể phủ nhận là chính các bệnh viện lại là nguồn gây ô nhiễm môi trường. Nước thải từ hoạt động sản xuất, bệnh viện và cơ sở dịch vụ chứa nhiều chất gây ô nhiễm chưa được xử lý chiếm tới 90% tổng lượng nước thải công nghiệp, dịch vụ, xả thẳng vào nguồn nước mặt. Hiện Hà Nội mới chỉ có 40 cơ sở sản xuất công nghiệp, 29 cơ sở dịch vụ và 5 bệnh viện có trạm xử lý nước thải.Các ổ ô nhiễm đến từ các bệnh viện lớn trên đía bàn Hà Nội: Bệnh viện K, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi TƯ, Bệnh viện Phụ sản TƯ với hệ thống xử lý nước thải cũ kỹ lạc hậu là một nguồn gây ô nhiễm ngiêm trọng.

Việc đầu tư cho xử lý nước thải chưa được ủng hộ và quan tâm đúng mức.Hầu hết bệnh viện đều chưa có hệ thống xử lý nước thải hợp lý .Nếu có thì cũng là khu xử lý nước thải đã được xây dựng từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước với quy mô nhỏ. Do đó, nước thải từ đây vẫn gần như giữ nguyên mức độ độc hại khi thải thẳng ra cống rãnh. Theo thống kê, cả nước có khoảng 900 bệnh viện cũng ở trong tình trạng ô nhiễm nước nước thải trầm trọng.

Nhiều nơi có khu xử lý nước cũng như không vì hệ thống không được bảo dưỡng, dẫn đến hỏng hóc. Nhiều bệnh viện chỉ vận hành hệ thống trong giai đoạn còn bảo hành, sau đó bỏ không với lý do không có kinh phí trả tiền điện, hóa chất khử trùng... Nước thải y tế chưa qua xử lý còn rất nhiều vi sinh vật gây bệnh.

Ở đô thị, hệ thống sông, kênh rạch còn nơi bị ô nhiễm bởi rác thải, nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư xả ra mà chưa qua xử lý. Nhiều người lấn chiếm lòng, bờ sông, kênh rạch để sinh sống, buôn bán hàng hóa. Họ thẳng tay thải rác trực tiếp trên bề mặt làm cản trở sự lưu thông dòng chảy, tắc nghẽn cống rãnh tạo nước tù. Không những vậy, rác phân hủy gây ra mùi hôi thối cho toàn khu vực.

Con người sử dụng nước cho ăn uống, tắm gội, giặt giũ… Khi các hoạt động này gia tăng dẫn đến tình trạng khai thác nguồn nước ngầm tràn lan, trong khi đó, nhiều giếng khoan thi công không đúng kỹ thuật như kết cấu giếng không tốt; gần khu vực nhà vệ sinh; hệ thống xử lý nước thải kém; giếng khoan hư không được trám lấp… cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước

Nhiều hộ gia đình chưa có ý thức tiết kiệm nguồn nước trong chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại. Những nơi này chưa có hệ thống xử lý chất thải, nước thải. Phần lớn chúng được đổ vào ao hồ, bể tự hoại sau đó lại thấm vào đất, ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm. Mặt khác, việc nuôi tôm cá ở các bè được xây dựng trực tiếp trên các dòng nước mặt, sông rạch cũng ảnh hưởng đến môi trường. Nhiều giếng khoan ngoài ruộng vườn dùng để tưới tiêu không đảm bảo kỹ thuật gây nhiễm bẩn, hóa chất, thuốc trừ sâu…

Kinh tế ngày càng phát triển, nhiều nhà máy xả thẳng nước thải vào hệ thống sông rạch, ao hồ. Thậm chí có nhà máy còn cho nước dơ chảy tràn lan trên mặt đất. Sau đó chúng lại thấm xuống đất làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tầng nước.

Theo PGS.TS Trần Thục, Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu cho biết: Tại Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố khoảng 300-400 nghìn m3/ngày. Lượng nước thải chỉ được xử lý sơ bộ hoặc trong các bể tự hoại, các bể lắng trong các tuyến thoát nước chung, nồng độ chất ô nhiễm ở một số điểm xả rất cao như BOD2 từ 50-190mg/l, NH+4 từ 3-25mg/l, COD từ 90-495mg/l. Nước thải có chất dịch đen gồm các chất thải rất nguy hiểm đối với môi sinh như lignin, sulfua hữu cơ, axit béo, các chất hữu cơ mạch vòng có chứa clo…Đây quả thực là những con số đáng báo đông thể hiện sứ ô nhiễm trầm trọng của nguồn nước tại Hà Nội và ẩn cháu trong đó là mối hiêm họa khôn lường đối với đời sống của nhân dân

Nguồn nước bị ô nhiễm đã gây ra những ảnh hưởng xấu không chỉ đến đến súc khỏe người dân mà còn để lại hậu quả nặng nề với môi trường sinh thái. Hệ thống sông, hồ trên địa bàn Thủ đô bị ô nhiễm không phải là vấn đề mới được phát hiện. Việc nạo vét, làm vệ sinh sông, hồ cũng không phải là việc mới làm. Nhưng khi xảy ra dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm và nhiều người bị nhiễm bệnh người ta mới giật mình nhìn lại môi trường sống-cũng là môi trường lây nhiễm bệnh xung quanh mình.

Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc bệnh cấp và mãn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm mang kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng. Người dân tại đây ngày càng mắc nhiều bệnh do dùng nước bẩn trong sinh hoạt.
Theo báo sức khỏe người cao tuổi có viết: Các nghiên cứu khoa học cho thấy người uống nước bị nhiễm Asen bị nhiễm động tuần hoàn có thể mắc các bệnh ung thư da, người nhiễm chì lâu ngày dẫn đến bệnh thận, thần kinh…Hợp chất hưu cơ như thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng…gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa. Tiếp xúc lâu dài gây ung thư.

Do đất nước đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nên nhu cầu sử dụng nước cho phát triển kinh tế, phục vụ dân sinh ngày càng lớn trong khi nguồn nước có hạn. Tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước diễn ra phổ biến và nghiêm trọng. Do đó để có nguồn nước sử dụng bền vững, cần có những hoạt động tích cực hơn nữa nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước tốt hơn như:
Ban hành các điều luật để bảo vệ nguồn nước,Thành lập ban thanh tra phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra ,kiểm soát nguồn tài nguyên nước.tăng mức xử phạt với các hành vi vi phạm làm ô nhiêm nguồn nước.

Ngành Y tế, cần tập trung xây dựng các dự án về xử lý chất thải y tế, đặc biệt là về nước thải, tăng cường quản lý, giám sát vận hành 14 bệnh viện đã có hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh. Đặc biệt tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa y tế, đầu tư nâng cấp các cơ sở y tế, xây dựng mới bệnh viện 1.000 gi.ường ở huyện Mê Linh, bệnh viện Nhi tại Đan Phượng đã được thành phố phê duyệt.

Sở Tài nguyên Môi trường tập trung chỉ đạo, xử lý các khu vực bức xúc về ô nhiễm môi trường, xây dựng và triển khai các đề án, dự án bảo vệ môi trường.Sở triển khai các giải pháp cải tạo cảnh quan và xử lý ô nhiễm môi trường sông Tô Lịch, sông Nhuệ ngăn chặn các hành vi đổ chất thải rắn, bùn thải xuống lòng sông; tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới để xử lý rác thải khu vực đô thị và nông thôn.

Bên cạnh đó, ngoài chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức, cũng cần phải áp dụng những quy định nghiêm ngặt hơn đối với vấn đề kiểm soát ô nhiễm, buộc tất cả mọi doanh nghiệp - từ quy mô nhỏ đến lớn - phải đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu.

Điều quan trọng nhất là chính phủ cần đầu tư và xây dựng những dự án nước sạch cũng như các công trình xử lý nước thải để hỗ trợ cho chiến dịch này và thu hút người dân tham gia. Một ví dụ điển hình là dự án công viên Yên Sở trị giá hàng triệu đô la đã được đề cập ở trên. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã và đang làm việc với Gamuda để cải tạo và nâng cấp hệ thống Công viên hồ, kênh Yên Sở trở thành một công viên công cộng tiêu chuẩn quốc tế với những hồ nước tự nhiên sạch sẽ, một hệ thống vệ sinh hiện đại, và những công trình đô thị quanh hồ mang lại cho người dân Hà Nội và du khách một lối sống lành mạnh, tràn đầy bản sắc văn hóa.

Nước là tài nguyên vô cùng quý giá. Chính vì thế bảo vệ nguồn nước là trách nhiệm của tất cả mọi người. Thế nhưng thực trạng đáng báo động hiện nay là nguồn tài nguyên nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, chính vì vậy vần phải đưa ra nhiều biện pháp hơn nữa nhằm kêu gọi tất cả mọi thành viên trong xã hội cùng nâng cao ý thức, cùng hành động tích cực để bảo vệ nguồn tài nguyên này, vì đó là sự sống còn cua chính chúng ta và thế hệ sau này.

Tài liệu tham khảo :
XuânHợp/http//:www.tainguyenmoitruong.com.vn/moi-truong-va-cuoc-song/ha-noi-nguon-nuoc-o nhiem-gia-tang/ thứ ba,14/9/2010

Tài liệu kỹ năng tư duy phê phán/sách kỹ năng tư duy phê phán

Trần Nguyễn/ http//:viettinnhanh.net/28-08-2011

Suckhoenct.blogspot.com/suckhoenguoicaotuoi/04/2011

cần xử lý triệt để ô nhiễm nước/Tamnhin.net/canhbao/14239/tháng9 năm2011
 
×
Quay lại
Top