Kỹ Năng Nói

anh hề

Thành viên
Tham gia
15/7/2015
Bài viết
1
Thuyết trình hay nói trước đám đông là nỗi e ngại bản năng của tất cả mọi người, không chỉ riêng ở Việt Nam. Vấn đề là làm thế nào vượt qua được nỗi sợ đó thôi. Nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề vì sao người ta sợ nói trước đám đông đã xác định được những nguyên nhân chủ yếu như sau:

- Người ta sợ bị thất thố trước những người khác, bị người khác coi thường, chê bai, mất lòng tin.
- Sợ phải sáng tạo ra cái gì đó là của riêng mình mà họ không làm được hay chưa thử bao giờ (rõ nét nhất là khi được mời hát).
- Sợ bị hớ (do lời nói, cử chỉ, thói quen, ăn mặc, hình thể,…).
- Sợ ăn nói không lưu loát, ấp úng, không biết diễn đạt như thế nào,…
Vậy làm thế nào vượt qua được những nỗi sợ đó?


Đứng trước câu hỏi này, những người làm chính trị, các nhà giáo và các doanh nhân là những người quan tâm đặc biệt. Riêng trường hợp doanh nhân, khả năng nói (thuyết phục khách hàng, lôi cuốn cộng sự, lãnh đạo, điều hành,…) gần như quyết định hoàn toàn đến sự thành bại của doanh nghiệp. Ngày nay, càng hội nhập sâu vào thị trường quốc tế, để tạo được chỗ đứng thật sự, người ta càng phải rèn luyện, phát triển kỹ năng nói của mình .

Cách phát triển kỹ năng nói tốt nhất là học về kỹ năng thuyết trình hay thuật diễn đạt đước đám đông (public speaking). Môn khoa học này chỉ ra những nguyên nhân sâu xa vì sao người ta sợ nói trước đám đông và làm thế nào vượt qua nỗi sợ đó, tiến đến làm chủ khả năng diễn đạt của mình. Theo đó 5 nguyên tắc vàng đã được lập ra và những ai áp dụng đúng những nguyên tắc đó thì kỹ năng nói của họ được cải thiện một cách chắc chắn. Đó là:

1. Hiểu rõ đối tượng nghe (cử tọa): Họ là ai, họ trông chờ gì ở bài trình bày của bạn, họ hiểu biết đến mức nào vấn đề mà bạn trình bày? Nếu những phân tích mang đến cho bạn những câu trả lời xác thực thì bạn sẽ chủ động và yên tâm hơn nhiều khi trình bày. Đối với cử toạ bạn mới gặp lần đầu bạn cần tìm ra cách để nắm được những thông tin trên, ví dụ bạn có thể đặt vài câu hỏi ngắn gọn mang tính giao lưu vừa gây thiện cảm vừa nắm được thông tin bạn cần.

2. Chuẩn bị bài nói: Tuy bạn sẽ trình bày bằng lời nhưng bạn vẫn phải chuẩn bị bài nói với đầy đủ 3 phần mở bài, thân bài và kết luận. Phần mở đầu phải xác định rõ mục tiêu của bài trình bày, mô tả tầm quan trọng của chủ đề dành cho cử toạ và điểm trước những nội dung chính sẽ trình bày. Phần thân bài phải bao gồm những dàn ý sáng sủa về những điểm chính, các luận cứ liên quan và các tư liệu hỗ trợ phong phú nhằm duy trì sự quan tâm của cử toạ. Phần kết luận phải nhấn mạnh những điểm chính và kết thúc. Một trong các cách làm điều này là tóm tắt lại những gì đã trình bày. Tuy nhiên việc tóm tắt không lôi kéo sự chú ý của cử toạ bằng cách nhấn mạnh những hệ quả của những gì cử toạ đã nghe. Nên chú trọng vào các lợi ích mà cử toạ sẽ áp dụng từ kinh nghiệm này. Những công cụ hỗ trợ như powerpoint, webpage,… nên được sử dụng.


3. Trình bày bài nói: Bạn phải trình bày bằng lời chứ không phải đọc bài chuẩn bị sẵn dù bài chuẩn bị đã viết rất công phu (*). Khi trình bày, bạn chỉ liếc qua những ý chính được ghi lại trên các phương tiện hỗ trợ. Chú ý rằng những hình ảnh, biểu đồ minh hoạ hấp dẫn có sức thu hút rất mạnh. Bạn phải vận dụng kiến thức của mình để diễn đạt từng ý của bài trình bày. Bên cạnh đó, cách diễn đạt kết hợp ngôn ngữ cơ thể hợp lý (body language - chuyển động của cơ thể, chân tay, gương mặt,…) sẽ mang lại hiệu quả cao.

4. Tiếp xúc với người nghe: Tiếp xúc bằng mắt với tất cả những người nghe, đặt câu hỏi và mời những người năng động nhất cùng tham gia, tìm cách đưa mọi người vào cuộc là cách tốt nhất đạt đến mục tiêu của bài trình bày.

5. Tự rút ra những kinh nghiệm cho mình sau mỗi lần trình bày: Mỗi lần tiếp xúc với những cử toạ khác nhau luôn nảy sinh những vấn đề khác nhau mà ta cần đúc kết lại thành kinh nghiệm. Việc làm này tích luỹ, làm giàu dần cho kỹ năng diễn đạt của bạn và ở đỉnh cao, bạn sẽ được cộng đồng ngưỡng một như một nhà hùng biện.

Trong thực tiễn ở nước ta, ở tất cả các giới nói chung, giới doanh nhân
giới doanh nhân nói riêng, kỹ năng nói đều không cao. Từ những cuộc họp nhỏ như họp trao đổi chuyên môn, giao ban, tiếp khách, đến những cuộc họp lớn như hội nghị, hội thảo, tổng kết,… ở đâu cũng phảng phất sự thiếu vắng những bài trình bày chuyên nghiệp được diễn đạt bởi những người có kỹ năng thuyết trình cao. Đây là một khiếm khuyết cần được khắc phục. Đó là một việc không khó, cái khó nhất có lẽ là phải vượt qua thói quen của chính mình.
 
×
Quay lại
Top