Kiến thức y học: cơ chế đái tháo đường theo từng type bệnh

mennguyen6382

Thành viên
Tham gia
30/11/2018
Bài viết
0
Có thể nói rằng tiểu đường là bệnh lý nội tiết phổ biến nhất và cũng là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu vì biến chứng. Bạn có biết cơ chế đái tháo đường như thế nào không ? Bệnh tiểu đường có 3 loại chính là type 1, type 2 và đái tháo đường thai kỳ. Mỗi loại bệnh sẽ có cơ chế hình thành bệnh khác nhau.

tieu-duong_tvse.jpg


Cơ chế đái tháo đường type 1
Tiểu đường type 1 là trường hợp đường huyết tăng cao do sự thiếu hụt hoàn toàn của hormon hạ đường huyết insulin. Cơ chế đái tháo đường loại này là do các tế bào Beta tuyến tụy bị phá hủy và không còn khả năng bài tiết ra insulin nữa. Nồng độ insulin ở trong cơ thể người bệnh tiểu đường luôn ở mức rất thấp nên nếu không điều trị sẽ rất nguy hiểm.

Các yếu tố nguy cơ có thể gây ra tiểu đường type 1 là: di truyền từ thế hệ trước, tiểu sử mắc các bệnh tuyến tụy, bị nhiễm một số loại virus (Epstein-Barr, coxsackie virus, virus quai bị hoặc cytomegalo virus), nồng độ vitamin D trong cơ
thể thấp…

Các tế bào lympho T của hệ miễn dịch hiểu nhầm rằng các tế bào tuyến tụy là các yếu tố lạ nên tấn công. Tế bào tuyến tụy sẽ bị phá hủy mà không còn chức năng nữa. Mức độ nặng nhẹ của bệnh sẽ phụ thuộc vào số lượng tế bào mất đi. Người bệnh sẽ càng thiếu insulin nếu có càng ít tế bào tuyến tụy còn hoạt động được.

Cơ chế đái tháo đường type 2
Còn với trường hợp tiểu đường type 2 thì tăng đường huyết lại ít phụ thuộc hoặc không phụ thuộc vào hormon insulin. Cơ chế đái tháo đường type 2 được chia thành 2 loại chính là thiếu insulin tương
đối và sự đề kháng insulin:

+ Thiếu insulin tương đối hay rối loạn tiết insulin là cơ chế mà trong cơ thể tuyến tụy vẫn có khả năng tiết ra insulin. Tuy nhiên nồng độ insulin lại không đủ để đáp ứng lại với nồng độ đường huyết cao. Khi mới bị bệnh thì insulin nồng độ có thể bình thường hoặc tăng lên nhưng tốc độ tiết insulin chậm và không tương xứng với mức tăng của glucose máu. Nếu glucose máu vẫn tiếp tục tăng thì ở giai đoạn sau, tiết insulin đáp ứng với glucose sẽ trở nên giảm sút hơn.

+ Sự đề kháng insulin: là tình trạng giảm hoặc mất tính nhạy cảm của cơ quan đích với insulin. Nồng độ insulin vẫn ở mức bình thường nhưng lại không thể phát huy được tác dụng hạ và điều hòa đường huyết nữa nên dẫn đến bệnh tiểu đường.

Nguyên nhân dẫn đến kháng insulin được cho là do bất thường tại các vị trí trước, sau và ngay tại thụ thể insulin ở mô đích, giảm số lượng thụ thể insulin, có kháng thể kháng thụ thể insulin.

Cơ chế đái tháo đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là một trường hợp đặc biệt khi mà nó chỉ xảy ra khi phụ nữ mang thai và có thể tự trở về bình thường một thời gian sau khi sinh đẻ. Cơ chế hình thành bệnh tiểu đường loại này là do 2 yếu tố chính bao gồm: yếu tố nội tiết và chế độ ăn uống.

Về nội tiết thì khi có thai cơ thể của người mẹ cũng sinh ra một số các nội tiết tố, hormon có tác dụng đề kháng insulin khiến insulin mất chức năng điều hòa đường huyết mà gây ra bệnh.

Về chế độ ăn uống thì khi mang thai nhu cầu về năng lượng và chất dinh dưỡng của bà mẹ sẽ tăng cao hơn rất nhiều so với bình thường. Phụ nữ khi mang thai sẽ phải ăn nhiều hơn, đặc biệt là ăn nhiều chất đường, tinh bột sẽ khiến cho đường huyết tăng cao. Từ đó sẽ dẫn tới nhu cầu insulin cần phải tăng hơn gấp 3-4 lần so với bình thường để đưa đường từ máu vào tế bào gây ra sự thiếu hụt insulin tương đối và sẽ hình thành bệnh đái tháo đường.
 
×
Quay lại
Top