Huấn luyện bộ não không làm bạn thông minh hơn

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
B73D20AF-AEA5-486E-B5B4CDCFD990A430_article.jpg


Nếu bạn dành nhiều hơn 5 phút lướt web, nghe radio hoặc xem tv cách đây vài năm, thì bạn sẽ biết rằng việc huấn luyện nhận thức hay còn gọi là "huấn luyện bộ não" là một trong những xu hướng mới, hot nhất về cải thiện bản thân. Lumosity, cung cấp những nhiệm vụ dựa trên web được thiết kế để cải thiện những khả năng nhận thức như trí nhớ và chú ý, khoe khoang là có 50 triệu người đăng ký và quảng cáo trên đài quốc gia. Cogmed tuyên bố là "một giải pháp dựa trên máy tính cho những vấn đề về chú ý bị gây ra bởi trí nhớ ngắn hạn kém,” và BrainHQ sẽ giúp bạn "tận dụng tối đa bộ não duy nhất của bạn.” Lời hứa hẹn của tất cả những sản phẩm đó, ngầm hoặc công khai, đó là việc huấn luyện bộ não có thể làm bạn thông minh hơn - và làm cho cuộc sống của bạn tốt hơn.

Nhưng, theo một tuyên bố của Stanford University Center on Longevity và the Berlin Max Planck Institute for Human Development, không có bằng chứng khoa học vững chắc ủng hộ lời hứa hẹn này. Được ký tên bởi 70 nhà tâm lý học nhận thức và nhà khoa học thần kinh hàng đầu thế giới, tuyên bố này là rõ ràng và trực tiếp:

"Sự nhất trí mạnh mẽ của nhóm này đó là tài liệu khoa học không ủng hộ những tuyên bố cho rằng việc sử dụng "những trò chơi cho bộ não" dựa trên phần mềm làm thay đổi chức năng thần kinh theo những cách làm cải thiện năng lực nhận thức nói chung trong cuộc sống hằng ngày, hoặc ngăn ngừa sự trì độn nhận thức và bệnh về não.

Tuyên bố cũng lưu ý rằng dù một số công ty về huấn luyện bộ não "đưa ra những danh sách gồm những ý kiến khoa học được uỷ nhiệm và những đăng ký về các nghiên cứu khoa học thích hợp cho việc huấn luyện nhận thức...nghiên cứu được trích dẫn[thường] chỉ liên quan đến những tuyên bố mang tính khoa học của công ty, và những game họ bán.”

Đây là tin xấu cho nền công nghiệp huấn luyện bộ não, nhưng nó không bất ngờ. Cách đây một thập kỷ, có sự nhất trí trong tâm lý học, đó là trí thông minh của một người, dù không cố định như chiều cao, không dễ dàng tăng lên. Sự nhất trí này phản ánh một lịch sử dài của thất bại. Các nhà tâm lý từng cố gắng để nghĩ ra những phương pháp làm tăng trí thông minh trong hơn một thế kỷ, với rất ít thành công. Phát hiện nhất quán từ nghiên cứu này đó là khi con người luyện tập một số nhiệm vụ, thì họ trở nên giỏi hơn trong nhiệm vụ đó, và có lẽ giỏi hơn trong những nhiệm vụ rất giống với nhiệm vụ đó, nhưng không giỏi hơn ở những nhiệm vụ khác. Chơi một videogame và bạn sẽ giỏi hơn ở videogame đó, và có thể ở các videogame rất giống với game đó, nghiên cứu cho biết, nhưng bạn sẽ không giỏi hơn trong những nhiệm vụ ở thế giới thật như làm công việc của bạn, lái xe hơi hoặc khai báo thuế.

Còn gì nữa nào, bất cứ khi nào những thành tựu về trí thông minh được thông báo, thì chúng đều khiêm tốn, đặc biệt là đòi hỏi sự huấn luyện nhiều như thế nào để tạo ra chúng. Trong một nghiên cứu của đại học University of North Carolina được biết đến là Abecedarian Early Intervention Project, những trẻ em nghèo nhận được sự can thiệp tập trung sâu từ lúc sơ sinh cho đến 5 tuổi, bao gồm những trò chơi giáo dục, trong khi những trẻ em ở một nhóm kiểm soát nhận được những dịch vụ xã hội, chăm sóc sức khoẻ và bổ sung dinh dưỡng. Đến cuối nghiên cứu, tất cả các trẻ được kiểm tra IQ, và trung bình, nhóm được điều trị có điểm IQ cao hơn 6 điểm so với nhóm kiểm soát - theo thuật ngữ thống kê, một ảnh hưởng vừa.

Nghĩ về tính có thể thay đổi của trí thông minh bắt đầu thay đổi vào những năm 2000. Một sự thúc đẩy quan trọng là một nghiên cứu năm 2008 do Susanne Jaeggi dẫn đầu- sau đó là một nhà nghiên cứu sau tiến sỹ ở đại học University of Michigan và hiện giờ là giáo sư ở đại học University of California Irvine—và được đăng trên Proceedings of the National Academy of Sciences. Jaeggi và các đồng nghiệp có một mẫu gồm những người trưởng thành trẻ hoàn thành một bài kiểm tra về khả năng lập luận để đánh giá trí thông minh "lỏng" - khả năng xử lý những vấn đề mới. Những người tham gia được phân vào một nhóm kiểm soát hoặc một nhóm trị liệu, ở đó họ luyện tập một nhiệm vụ máy tính được gọi là “dual n-back,” đòi hỏi một người giám sát hai dòng thông tin-một thuộc thính giác và một thuộc thị giác (Nhiệm vụ này có tính thách thức, nói một cách dè dặt). Cuối cùng, tất cả những người tham gia thực hiện một phiên bản khác của bài kiểm tra về lập luận để xem liệu việc huấn luyện não có bất kỳ ảnh hưởng nào lên trí thông minh lỏng hay không.

Các kết quả thật ấn tượng. Nhóm được huấn luyện não không chỉ cho thấy có sự tiến bộ trong bài test về lập luận hơn nhóm kiểm soát, mà thành tích đạt được là đủ lớn để có một tác động lên cuộc sống của con người. John Jonides, nhà khoa học ở nhóm nghiên cứu ở đại học University of Michigan lý giải, có một mối quan hệ dosage-dependent: “Khám phá của chúng tôi là 4 tuần huấn luyện sẽ tạo ra một sự khác biệt có thể nhận thấy trong trí thông minh lỏng...Chúng tôi cũng chỉ ra bạn huấn luyện trí nhớ ngắn hạn càng lâu thì bạn sẽ càng cải thiện được điểm IQ."

Nghiên cứu làm cho nhiều người chú ý. Khi được xuất bản, đa số các nghiên cứu được trích dẫn trong tài liệu khoa học không nhiều hơn một vài lần, nếu chúng từng được trích dẫn. Nghiên cứu Jaeggi hiện nay được trích dẫn trên 800 lần - một con số gây kinh ngạc đối với một nghiên cứu được xuất bản cách đây sáu năm. Tạp chí Discover gọi các phát hiện đó là một trong 100 khám phá khoa học hàng đầu của năm 2008, và nhà tâm lý Robert Sternberg—tác giả của hơn 1,500 sách báo được xuất bản về trí thông minh- nói rằng nghiên cứu đó dường như "giải quyết được cuộc tranh cãi về việc liệu trí thông minh lỏng có thể huấn luyện được không, ít nhất theo một số đánh giá có ý nghĩa."

Không phải tất cả mọi người đều bị thuyết phục. Trong thực tế, không lâu sau khi nó được xuất bản, nghiên cứu Jaeggi là No. 1 trong một danh sách gồm 20 nghiên cứu hàng đầu mà các nhà tâm lý sẽ thích tái tạo. Trên tất cả, điều làm cho những sự hoài nghi tạm ngừng đó là tầm quan trọng của lợi ích được thông báo về trí thông minh - nó dường như lớn hơn điều có thể xảy ra. Những nghiên cứu như Abecedarian Early Intervention Project đã cho thấy nó tốn hàng năm trời can thiệp tập trung sâu để làm tăng điểm IQ lên một vài điểm. Các phát hiện của Jaeggi và các đồng nghiệp ám chỉ một sự tăng 6 điểm IQ chỉ trong vài giờ đồng hồ.

Nghiên cứu cũng có những sai sót nghiêm trọng, khiến các kết quả khó diễn giải. Một vấn đề đó là không có nhóm kiểm soát placebo —không có nhóm được nhận huấn luyện trong một nhiệm vụ không được kỳ vọng để làm tăng trí thông minh (tương tự với những người trong nhóm placebo của một nghiên cứu về thuốc sử dụng một viên thuốc đường). Thay vào đó, nhóm kiểm soát là một nhóm "không-liên hệ", nghĩa là mọi người chỉ đơn giản là thực hiện bài kiểm tra về lập luận 2 lần, và không liên lạc với các nhà nghiên cứu trung gian. Do đó, khả năng là nhóm được trị liệu trở nên giỏi hơn trong bài kiểm tra về lập luận chỉ vì họ mong đợi rằng họ sẽ giỏi hơn có thể không được loại trừ. Thêm vào đó là những vấn đề phức tạp, bài kiểm tra lập luận khác nhau ở các nhóm huấn luyện; một số người tham gia nhận được một bài test dài 10 phút, trong khi những người khác nhận một bài test dài 20 phút. Cuối cùng, Jaeggi và các đồng nghiệp chỉ sử dụng một bài test để xem liệu trí thông minh đã được cải thiện. Cho thấy mọi người trở nên giỏi hơn trong một bài test lập luận sau khi được huấn luyện không có nghĩa là họ thông minh hơn - nó có nghĩa là họ giỏi hơn ở một bài test lập luận.

Với tất cả những điều này, tôi và các đồng nghiệp bắt đầu tái tạo những phát hiện của Jaeggi và các đồng nghiệp. Đầu tiên, chúng tôi giao cho mọi người 17 bài test khác nhau về khả năng nhận thức, bao gồm 8 test về trí thông minh lỏng. Sau đó chúng tôi phân 1/3 những người tham gia vào một nhóm điều trị, ở đó họ luyện tập nhiệm vụ dual n-back, 1/3 vào một nhóm kiểm soát placebo ở đó họ luyện tập nhiệm vụ khác, và 1/3 còn lại vào nhóm kiểm soát không-liên hệ. Cuối cùng, đến cuối nghiên cứu, chúng tôi giao cho mọi người những phiên bản khác nhau của các test về khả năng nhận thức. Các kết quả là rõ ràng: nhóm dual n-back không cao hơn các nhóm kiểm soát ở trí thông minh lỏng. Không lâu sau khi chúng tôi đăng những kết quả đó, nhóm các nhà nghiên cứu khác đăng một thất bại thứ hai khi tái tạo các phát hiện của Jaeggi và các đồng nghiệp.

Một siêu-phân tích làm tăng thêm sự hoài nghi về tính hiệu quả của việc huấn luyện bộ não. Tổng hợp các kết quả của 23 nghiên cứu, các nhà nghiên cứu Monica Melby-Lervåg và Charles Hulme không tìm thấy bằng chứng cho thấy việc huấn luyện bộ não cải thiện trí thông minh lỏng. (Một siêu phân tích tập hợp những kết quả của nhiều nghiên cứu để đi đến những đánh giá chính xác hơn của những mối quan hệ thống kê—trong trường hợp này, mối quan hệ giữa việc huấn luyện và sự cải thiện trí thông minh). Jaeggi và các đồng nghiệp từng xuất bản siêu-phân tích của họ và đi đến kết luận khá lạc quan rằng việc huấn luyện bộ não có thể làm tăng IQ vào khoảng 3 đến 4 điểm. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu tốt nhất trong siêu-phân tích này, bao gồm cả một nhóm kiểm soát placebo—tác động của việc huấn luyện là không đáng kể.

Trong nghiên cứu nổi tiếng khác, được đăng trên Nature vào năm ngoái, một nhóm các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư và doanh nhân Adam Gazzaley ở đại học University of California San Francisco cho một mẫu gồm những người cao tuổi huấn luyện trong một videogame được gọi là Neuroracer. Lý thuyết đằng sau Neuroracer ban đầu được đề xuất bởi các nhà tâm lý học nhận thức Lynn Hasher và Rose Zacks. Trong một loạt bài báo, Hasher và Zacks cho rằng một nguyên nhân chính của thứ mà chúng ta gọi là “tính hay quên ở người cao tuổi”—tính hay quên, không chú ý và những sai sót lầm lẫn về tinh thần khác- là sự rối loạn tâm thần. Đó là, khi chúng ta già hơn, chúng ta dễ bị sao lãng hơn bởi những việc của thế giới bên ngoài, và bởi những suy nghĩ không thích hợp. Neuroracer được thiết kế để tăng cường khả năng sàng lọc yếu tố gây sao lãng.

Gazzaley và các đồng nghiệp cho những người cao tuổi làm các test về trí nhớ, chú ý và những khả năng nhận thức khác trước và sau khi họ luyện tập hoặc là Neuroracer hoặc một nhiệm vụ kiểm soát kéo dài hơn 4 tuần để đánh giá sự thuyên chuyển của việc huấn luyện - nói cách khác, để xem liệu có bất kỳ lợi ích nào của việc chơi Neuroracer. Không bất ngờ, con người trở nên giỏi hơn trong Neuroracer. Trong thực tế, sau khi tập luyện, những người cao tuổi đã cải thiện lên mức độ của một người 20 tuổi trong game. Thêm nữa, các nhà nghiên cứu nói rằng có bằng chứng cho thấy chơi Neuroracer giảm nhẹ những ảnh hưởng của lão hoá lên những chức năng nhận thức nhất định. Nhưng cũng có những vấn đề với nghiên cứu này. Một bài phêbifnh nêu lên không ít hơn 19 vấn đề về các kết quả và phương pháp. So sánh với nhóm placebo, nhóm huấn luyện cho thấy nhiều cải thiện từ trước bài test đến sau khi làm test chỉ 3 trong 11 đánh giá thuyên chuyển. Kích thước mẫu lại nhỏ, nghĩa là ngay cả những dấu vết của tính hiệu quả có thể không tái tạo được, và gần 1/4 số người trong nghiên cứu bị bỏ lại từ những phân tích thống kê. Cuối cùng, không có sự chứng minh rằng việc huấn luyện Neuroracer làm con người giỏi hơn trong những nhiệm vụ ở thế giới thật.

Lời cuối là không có bằng chứng vững chắc cho thấy những game cho bộ não được chào bán cải thiện những khả năng nhận thức. Nhưng không phải tốt hơn là tham gia huấn luyện não bộ với niềm hy vọng, nếu không phải là kỳ vọng, rằng các nhà khoa học sẽ một ngày nào đó khám phá ra nó có những lợi ích có ảnh hưởng sâu rộng? Câu trả lời là không. Các nhà khoa học đã xác định được những hoạt động cải thiện chức năng nhận thức và thời gian mà bạn dành cho việc huấn luyện bộ não là thời gian mà bạn có thể dành cho những việc khác. Một việc là tập thể dục. Trong một loạt nghiên cứu dài, nhà tâm lý Arthur Kramer ở đại học University of Illinois đã chứng minh một cách thuyết phục rằng tập aerobic cải thiện chức năng nhận thức. Hoạt động khác là học những điều mới mẻ. Trí thông minh lỏng khó thay đổi, nhưng trí thông minh "kết tinh" - kiến thức và các kỹ năng của một người - thì không. Học cách chơi piano hoặc học nấu một món ăn mới, và bạn đã tăng trí thông minh kết tinh của bạn. Tất nhiên, việc huấn luyện não không miễn phí. Theo một dự án, mọi người sẽ tiêu 1.3 tỷ đô la cho huấn luyện não vào năm 2014.

Còn quá sớm để nói liệu việc huấn luyện não có lợi ích không. Có lẽ có những kỹ năng nhất định mà con người có thể học được thông qua việc huấn luyện não hữu ích cho cuộc sống. Ví dụ, nhà tâm lý Karleen Ball và các đồng nghiệp của bà ở đại học University of Alabama Birmingham đã chỉ ra một đánh giá gọi là “phạm vi của tầm nhìn hữu ích”—vùng không gian mà một người có thể chú ý đến thông tin - có thể được cải thiện thông qua việc huấn luyện và tương quan với khả năng lái xe. Tuy nhiên, điều rõ ràng là, việc huấn luyện não bộ không phải là điều mầu nhiệm và những tuyên bố khác thường về những lợi ích thu được nhanh chóng về trí thông minh gần như chắc chắn sai. Như tuyên bố từ cộng đồng khoa học về nền công nghiệp huấn luyện não đã kết luận "cần nhiều nghiên cứu hơn trước khi có thể rút ra những kết luận vững chắc [về huấn luyện não]." Cho đến lúc ấy, thời gian và tiền bạc tiêu tốn cho việc huấn luyện bộ não có lẽ là thời gian và tiền bạc bị lãng phí.


Rubi dịch
Nguồn
https://www.scientificamerican.com/articl...u-smarter/
 
Ăn nhiều cá! Không nhậu nhẹt! Ngủ nghĩ điều độ! Đọc sách! Đi du lich! Chơi thể thao! Không sử dụng chất kích thích! Không thẩm du! Không xem tivi!
 
×
Quay lại
Top