[HOT] Tinh hoa công phu của các môn phái võ thuật.

minhtan20xx

Nhân Viên Tư Vấn
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/7/2012
Bài viết
2.256
:KSV@02:Thái cực quyền:

Các nguyên tắc, yếu lĩnh tập luyện khai triển Thái cực quyền mỗi dòng phái có sự dị biệt ít nhiều, tuy nhiên thường có một vài nguyên tắc khá liên quán, thống nhất. Dưới đây là một số nguyên tắc của dòng Dương thức Thái cực quyền:
-Tư thế:
Hư linh đỉnh kình: đầu cổ ngay thẳng, thần quán ở đỉnh
Hàm hung bạt bối: ngực lõm, lưng phẳng
Trầm kiên trụy chẩu: vai lỏng chỏ buông
-Thần thế:
Khí trầm đan điền: ý thức đặt tại đan điền(cách rốn 3 đốt ngón tay về phía dưới) tự nhiên không gò bó
-Vận động:
Tùng yêu: chân tay theo sự vận động của eo, lấy eo làm chỗ dựa
Phân hư thực: hư, thực rõ ràng.
Dụng ý bất dụng lực: lấy ý điều khiển động tác
Thượng hạ tương tùy: trên dưới theo nhau
Nội ngoại tương hợp: trong ngoài hợp nhau, tâm ý khí lực là một
Tương liên bất đoạn: động tác liên tiếp không dừng, thao thao bất tuyệt, liên miên như kéo tơ.
Động trung cầu tịnh: Trong động tìm cái tĩnh. Lấy tĩnh chế động.
Khúc trung cầu thực: Trong cái gập, tìm cái thẳng.
Những chiêu thức của Thái cực quyền cho phép một người nhỏ con hơn yếu hơn có thể đánh ngã người to lớn hung dữ hơn theo những nguyên lý "tá lực đả lực" (mượn sức đánh sức), "tứ lạng bát thiên cân" (bốn lạng đẩy ngàn cân) v.v.
Dựa vào nguyên lý cơ học rất căn bản là cánh tay đòn, những vòng tròn, chuyển động xoay, cách di chuyển cơ thể và sử dụng lực một cách tối ưu nhất, lợi dụng lực quán tính để hóa giải, phòng thủ hay tấn công nhưng mục đích chủ yếu chỉ nhằm làm đối phương té ngã, và bị phản đòn trở lại. Theo học thuyết Thái cực quyền thì kẻ tấn công càng mạnh sẽ phải chịu đòn phản công càng nặng.
Taekwondo:

Trong nỗ lực thoát khỏi ảnh hưởng từ Karatedo của các bậc thầy sáng lập môn phái Taekwondo hiện đại, và để phù hợp hơn với đặc tính của môn thể thao Taekyon truyền thống, Taekwondo chú trọng đặc biệt vào những đòn chân(chokki, cước pháp) và nhấn mạnh tính chất thể thao của bộ môn. Trong khi có một số nét tương tự Kungfu của Trung Quốc và các môn võ Triều Tiên khác như Hapkido, Tangsudo, Taekwondo có chiều hướng sử dụng bàn chân và cẳng chân qua những cú đá đầy uy lực. Các võ sư Taekwondo chuyên nghiệp đã làm cả thế giới ngạc nhiên với những kỹ năng nhào lộn phá tan những tấm gỗ đặt cách mặt đất 10 feet hay tấn công liên hoàn nhiều mục tiêu trên không.[1]
Tuy nhiên, thực tế Taekwondo có một số lượng đòn tay (sugi) khá lớn, nếu xem xét các bài quyền và chương trình luyện tập, người tập dễ nhận thấy số lượng đòn tay của Taekwondo nhiều gấp ba lần các đòn tấn công hoặc phòng ngự bằng chân. Với số lượng đòn tay phong phú như vậy, không hề thua sút môn Quyền Anh nếu môn sinh không sao nhãng luyện tập. Dầu vậy, trong huấn luyện và thi đấu với tư cách một môn thể thao hơn là một môn võ có giá trị tự vệ, Taekwondo đặt nặng vào vai trò của các đòn chân, nên đòn tay của môn phái không tránh khỏi sự mai một và ít được trau truốt, tinh lọc để đạt được tính hiệu quả.

Karatedo:

Việc tập luyện Karate hiện đại được chia làm ba phần chính: kỹ thuật cơ bản ("Kihon" theo tiếng Nhật), Quyền ("Kata") và tập luyện giao đấu ("Kumite")
Kỹ thuật cơ bản (Kihon) (基本) được tập luyện từ các kỹ thuật cơ bản (kỹ thuật đấm, động tác chân, các thế tấn), thân pháp, nhãn pháp, hơi thở trong từng kĩ thuật của môn võ. Đây là thể hiện "mặt chung" của môn võ mà phần lớn mọi người thừa nhận, ví dụ những bước thực hành đòn đấm.
Kata (型) nghĩa là "bài quyền" hay "khuôn mẫu" "bài hình", tuy nhiên nó không phải là các động tác múa. Các bài kata chính là các bài mẫu vận động và chiêu thức thể hiện các nguyên lý chiến đấu trong thực tế. Kata có thể là chuỗi các hành động cố định hoặc di chuyển nhằm vào các kiểu tấn công và phòng thủ khác nhau. Mục đích của kata là hệ thống hóa lại các đòn thế cho dễ nhớ dễ thuộc và những bài kata đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp tùy theo trình độ của môn sinh, mỗi hệ phái karate-do lại có một kĩ thuật khác nhau vì thế mà trong luật thi đấu của liên đoàn karate thế giới phải tuân theo kĩ thuật của 4 hệ phái lớn.

Judo:


Đòn thế Judo gồm có 2 phần chính:
Nhóm kỹ thuật quật (vật, ném) - Nage waza
Nhóm kỹ thuật khống chế - Katame waza
Ngoài ra còn có các kỹ thuật tự vệ - Atemi waza
[sửa]Nage waza

Trong các đòn ném Nage waza (hay đòn vật, đòn quật) được chia ra thành 2 nhóm: nhóm đòn đứng và nhóm đòn hi sinh.
+ Trong nhóm đòn đứng (Ta'ichi waza) có các bộ đòn:
Nhóm đòn chân (Ashi waza)
Nhóm đòn hông (Koshi waza)
Nhóm đòn tay (Te waza)
+ Trong nhóm đòn hi sinh (Sutemi waza) có các bộ đòn:
Nhóm đòn hi sinh ngã sau (Matsuemi waza)
Nhóm đòn hi sinh ngã nghiêng (Yokotsutemi waza)
[sửa]Katame waza
Nhóm đòn đè (Osaekomi waza)
Nhóm đòn xiết cổ (Shime waza)
Nhóm đòn khoá bẻ khớp (Kansetsu waza)

Aikido:
Môn sinh học rất nhiều đòn đánh khác nhau để mà các kĩ thuật Aikido có thể thực hiện được. Mặc dù các đòn đánh không được luyện tập xuyên suốt như các môn võ dựa trên các đòn đánh, các đòn đánh mạnh hoặc giữ chặt cần để học cách áp dụng các kĩ thuật đánh một cách đúng đắn và hiệu quả.[14]
Rất nhiều đòn (Nhật: 打ち uchi?) của Aikido thường được xem là tương tự đòn chém của kiếm hoặc một vật được cầm nắm khác, có thể cho thấy nguồn gốc các kĩ thuật là từ chiến đấu có vũ khí.[14] Các kĩ thuật khác có vẻ là đấm (tsuki), cũng được luyện tập như là lao vào với kiếm hoặc dao. Đá thường là dành cho các biến tướng ở trình độ cao; lý do là vì việc ngã sau một đòn đá là rất nguy hiểm, và đòn đá (đá cao nói riêng) không thông dụng trong các trận chiến thời phong kiến Nhật Bản. Một số đòn đánh cơ bản bao gồm:
Chém trước đầu (Nhật: 正面打ち shōmen'uchi?) một đòn chém dọc vào đầu.
Chém cạnh đầu (Nhật: 横面打ち yokomen'uchi?) một đòn chém chéo bằng dao vào cạnh đầu hoặc cổ.
Đấm ngực (Nhật: 胸突き mune-tsuki?) một cú đấm vào thân. Các mục tiêu đặc biệt bao gồm ngực, bụng, và dạ dày. Cũng giống như "đấm trung đẳng" (Nhật: 中段突き chūdan-tsuki?), và "đấm trực tiếp" (Nhật: 直突き choku-tsuki?).
Đấm mặt (Nhật: 顔面突き ganmen-tsuki?) một cú đấm vào mặt. Cũng như "đấm thượng đẳng" (Nhật: 上段突き jōdan-tsuki?).
Người mới luyện tập thường tập các kĩ thuật từ tư thế nắm, bởi nó an toàn hơn và bởi nó dễ dàng hơn để cảm nhận dòng năng lượng và lực nắm hơn là một cú đánh. Một số tư thế nắm phát triển từ từ thế nắm khi đang cướp vũ khí; một đòn sau đó được sử dụng để thoát ra và làm bất động hoặc tấn công người cầm nắm. Một số ví dụ về các đòn nắm cơ bản:
Nắm một tay (Nhật: 片手取り katate-dori?) một tay nắm một cổ tay.
Nắm hai tay (Nhật: 諸手取り morote-dori?) hai tay nắm một cổ tay.
Nắm hai tay (Nhật: 両手取り ryōte-dori?) hai tay nắm hai cổ tay. Cũng giống như "Nắm hai tay vào một tay" (Nhật: 両片手取り ryōkatate-dori?).
Nắm vai (Nhật: 肩取り kata-dori?) tư thế nắm vai.  "Nắm hai vai" là ryōkata-dori (Nhật: 両肩取り?)
Nắm ngực (Nhật: 胸取り mune-dori?) nắm phần ngực (áo). Cũng giống như "nắm cổ áo" (Nhật: 襟取り eri-dori?).


Lược đồ đòn ikkyō, hay "Đòn số một". Yonkyō có cùng cách thức đánh, nhưng tay trên nắm cẳng tay thay vì nắm cùi trỏ.



Sau đây là một mẫu của các đòn ném và khóa cơ bản được luyện tập nhiều. Thuật ngữ có thể thay đổi tùy vào các tổ chức và loại Aikido, vì vậy những thứ sau đây là các thuật ngữ được sử dụng bởi Tổ chức Aikikai. Nhớ rằng mặc dù tền của năm đòn đầu tiên được liệt kê ra, chúng không phải lúc nào cũng được dạy theo trình tự như vậy.[15]
Đòn thứ nhất (Nhật: 一教 ikkyō?) một đòn kiểm soát đặt một tay lên củi trỏ và một tay gần cổ tay để ấn uke xuống đất. Tư thế nắm này cũng gây ra áp lực lên dây thần kinh ở củi trỏ.
Đòn thứ hai (Nhật: 二教 nikyō?) một đòn khóa cổ tay làm vặn tay và gây đau đớn.
Đòn thứ ba (Nhật: 三教 sankyō?) một đòn vặn hướng xoắn lên gây đau toàn bộ tay, củi trỏ và vai.
Đòn thứ tư (Nhật: 四教 yonkyō?) kiểm soát vai tương tự ikkyō, nhưng với cả hai tay giữ cẳng tay.
Đòn thứ năm (Nhật: 五教 gokyō?) một biến thể của ikkyō trong đó tay nắm cổ tay là ngược lại. Thông dụng trong tantō và các đòn tước vũ khí khác.
Ném bốn hướng (Nhật: 四方投げ shihōnage?) Tay bị gập lại ra sau vai, khóa khớp vai.
Trả cẳng tay (Nhật: 小手返し kotegaeshi?) một đòn khóa cổ tay-ném kéo giãn gân.
Ném thở (Nhật: 呼吸投げ kokyūnage?) một thuật ngữ dùng cho rất nhiều loại "ném căn thời gian".
Ném tiến vào (Nhật: 入身投げ iriminage?) đòn ném mà trong đó nage di chuyển vào nơi uke đứng.
Ném Thiên-Địa (Nhật: 天地投げ tenchinage?) bắt đầu bằng ryōte-dori; tiến lên, nage luồn một tay xuống thấp ("Địa") và một tay cao ("Thiên"), làm uke mất thăng bằng để mà đối thủ bị ngã.
Ném hông (Nhật: 腰投げ koshinage?) phiên bản Aikido của đòn ném hông. Nage hạ thấp hông hơn uke, sau đó bẩy uke lên.
Ném thập tự (Nhật: 十字投げ jūjinage?) một đòn ném mà khóa tay lại với nhau. (nage là ném: 投げ) (jūji là thập tự: 十字)
Ném xoay (Nhật: 回転投げ kaitennage?) nage luồn tay ra sau cho tới khi khóa được khớp vai, sau đó ấn lên phía trước để ném.
Luyện tập vũ khí trong Aikido theo truyền thống bao gồm gậy ngắn (jō), kiếm gỗ (bokken), và dao (tantō). Ngày nay, một vài trường cũng đã kết hợp các kĩ thuật cướp súng. Cả cướp vũ khí và giữ vũ khí thỉnh thoảng cũng được dạy, để hoàn chỉnh khía cạnh vũ trang và phi vũ trang, mặc dù một số trường Aikido không hề luyện tập với vũ khí. Những trường khác, như Aikido Iwama củaMorihiro Saito (斉藤 守弘 Saitō Morihiro, 1928–2002), thường luyện tập phần lớn thời gian với bokken và jō, dùng các tên aiki-ken, và aiki-jō, tương ứng. Người sáng lập đã phát triển rất phần lớn Aikido tay không từ các cách di chuyển của kiếm và gậy, vì vậy việc luyện tập các bước di chuyển này thường dành cho mục đích cảm nhận về nguồn gốc của đòn đánh và bước di chuyển.[16]

Vovinam:

Vovinam bao gồm phần võ thuật như những thế đấm, đá, gạt, đỡ, lao, gối, chỏ, vật, đòn chân,… và phần binh khí như việc sử dụng và chống đỡkiếm, đao, côn, thương, dao găm, súng ngắn, súng trường,… Tiếp đó là việc luyện tập ngạnh công, nhuyễn công, khí công giúp dưỡng sinh và bảo tồn sức khỏe.
Đòn thế Vovinam được đưa vào hệ thống "Một phát triển thành Ba" nên tất cả các đòn thế được tập luyện từ thế căn bản (tấn công, phản đòn, khóa gỡ,…), qua đơn luyện (quyền pháp, chiến lược,…) và đến các dạng đa luyện (song luyện, đối luyện, tam đấu, tứ đấu,…). Võ thuật Vovinam đa dạng và thức thời, phù hợp với nhiều lứa tuổi.
Từ xưa đến nay Vovinam nổi tiếng với 3 đòn: [cần dẫn nguồn]
Chỏ (vì thế trong một số cuộc thi song đấu đối kháng Vovinam, môn sinh không được phép dùng chỏ, vì Vovinam dùng chỏ rất mạnh)
Chém quét (chém một bên, dùng chân đá quét chân đối phương bên kia khiến đối phương ngã)
Đòn chân kẹp cổ (dùng sức bật kết hợp hai chân kẹp cổ đối phương rồi quật xuống đất, kỹ thuật này nhanh và mạnh, kết hợp yếu tố bất ngờ khiến cho đối phương khó lòng chống đỡ)


Vịnh Xuân quyền:
Ngũ hình quyền tổng hợp: bài được chia thành 5 phần tách biệt ứng với 5 con thú thiêng, bắt đầu từ các chiêu thức tay xà, tiến tới tay long, hổ, báo và kết thúc là tay hạc. Các thế tấn và bộ pháp trong bài hỗ trợ cho thủ pháp. Đây là bài quyền đặc biệt phong phú về chiêu thức, động tác. Phong thái kết hợp cả nhu nhuyễn, chậm rãi đến tốc lực, dương cương.
Long hình quyền: Long quyền thuộc thổ, lấy tỳ làm chủ, luyện thần. đặc trưng bởi những thế chộp, vồ (cầm nã thủ), sử dụng bàn tay với các ngón tay xòe mở rộng trong những chiêu thức nhấn mạnh nguyên lý vòng tròn, các chiêu thức thường được diễn thế lặp lại 3 lần.
Hổ hình quyền: Hổ quyền thuộc kim, chủ phế, dùng để luyện cơ bắp. Bài không có đòn chân (cước pháp). Chủ luyện đòn đấm thẳng dẫn đạo (tay hổ), đòn đánh bằng lưng bàn tay kết hợp với bật chỏ ngang. Các đòn thế thường đi theo đường thẳng, với tốc độ cao và uy lực cương mãnh không thích hợp cho nữ giới.
Báo hình quyền: Báo quyền hành mộc, chủ can, luyện gân. Bài sử dụng tấn pháp linh hoạt, nhanh nhẹn phối hợp với những đòn tấn công chớp nhoáng bằng các khớp xương giữa của đốt ngón tay gọi là Báo Chùy (tay báo) dùng để chặn đòn đối phương hay đánh bật vào huyệt thái dương, thường sử dụng hai tay tấn công đồng thời kết hợp với cước pháp.
Xà hình quyền: Xà quyền thuộc hành thủy, chủ thận, luyện khí (tiên thiên). Rắn không chân nên bài Xà quyền không có đòn cước. Bài chủ luyện sự nhu nhuyễn, linh hoạt của những ngón tay (tay xà) uốn éo với nguyên tắc dùng eo xoay để phát lực, thường áp dụng những thế tấn rất thấp và có những thế đánh dạng hồi mã thương rất độc thủ. Bài còn được luyện quỳ ngồi nằm trên mặt đất để trở thành bài Xà địa quyền.
Hạc hình quyền: Hạc quyền thuộc hành hỏa, chủ tâm, dùng để luyện tinh. Bài sử dụng những đòn đánh bằng cạnh tay (tay hạc) và cổ tay gọi là Hạc Đỉnh thủ và Hạc Câu thủ hoặc mỏ hạc gọi là Hạc Trủy thủ trong những tư thế dang mở rộng cánh với những đòn đánh chỏ kết hợp với tấn chéo, tấn một chân (hạc tấn). Nhiều môn đồ Vịnh Xuân quyền đánh giá đây là bài quyền có phong cách hào sảng và đẹp nhất trong các bài ngũ hình quyền.
 
×
Quay lại
Top