Học để làm gì?

Yoshida

Variety is spice of life
Thành viên thân thiết
Tham gia
15/5/2020
Bài viết
1.461
[Note: Bài viết có lẽ sẽ hơi nhàm chán vì nó không theo trình tự logic rõ ràng, câu cú cũng không mạch lạc, và một số ý kiến cá nhân đôi khi không phù hợp với một số bạn đọc. Mình chỉ đi theo suy nghĩ của bản thân. Não nó đưa ra ý kiến gì mình viết lại cái đó nên nó hơi bị lủng củng á :)) Này gọi là văn phong luộm thuộm :))]

20 hoặc hơn 20 năm đầu đời, có lẽ ai cũng từng đặt ra cái dấu chấm hỏi to đùng: Học để làm gì ? Ừ thì mình cũng chẳng khác hơn đâu. Mình cũng đang tự hỏi bản thân đây. À, mục đích mình viết bài này không phải để giải thích rằng lí do vì sao phải học, học có ích lợi gì. Đây có thể xem như là hành trình của mình tìm ra giải pháp cho nó thôi, bởi bản thân mình hiện tại vẫn chưa tìm ra được câu trả lời. Hy vọng rằng lúc kết thúc bài viết cũng là lúc mình hiểu được HỌC thật sự là gì, và các bạn cũng vậy.

Lí lẽ 1: Khi chúng ta còn nhỏ, người lớn thường hay nhắc nhở: Học là để có tương lai cho chính mình (hoặc tương tự như vậy). Lúc đó có lẽ còn bé quá, mình cũng chẳng suy nghĩ gì nhiều. Đến khi lớn hơn một chút, bố mẹ vẫn luôn khuyên mình nên học hành nghiêm túc chăm chỉ và chỉ có học mới thay đổi được tương lai của mình. Trong đầu mình: HỌC THÌ LÀM ĐƯỢC GÌ? Phải, mình thấy việc học rất mất thời gian. Mình không hề phủ nhận lợi ích của nó, nó cung cấp cho mình nhiều kiến thức rất quý báu trong cuộc sống. Nhưng đôi khi nó không được hữu dụng cho lắm... Giả sử nha, bạn đi phỏng vấn xin việc ở một công ty về thời trang chẳng hạn, bạn cần biết những gì? Thứ nhất là bộ phận mà bạn mong muốn được làm. Tiếp theo là bạn cần biết mình cần có những kĩ năng và kiến thức gì để đảm nhận công việc ở bộ phận đó, để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, để có thể được thăng tiến,... (Mình không bàn về sở thích hay đam mê hay là điều gì đó chuyên sâu về vấn đề nghề nghiệp và cả đạo đức... Mình chỉ là đang làm rõ vấn đề HỌC và HỌC mà thôi.) Nếu bạn xác định được 2 điều trên, bạn chắc chắn phải biết được cái mà họ-công ty mà bạn muốn xin vào làm việc muốn cái gì và cần cái gì. Mình không am hiểu về lĩnh vực thời trang lắm nếu không muốn nói là hoàn toàn mù tịt, nhưng mình chắc chắn rằng, họ sẽ không bao giờ hỏi: "Bạn có thể đọc lại các công thức lượng giác không?" hay là, "Bạn hãy phân tích cấu trúc của câu văn sau:.....". Ew, vô lí thế nhợ. Rõ ràng mình đã phải học hết những thứ ấy để có thể thi đạt điểm tốt, để có những con số đáng yêu trong quyển học bạ, nhưng lại chẳng giúp ích được gì khi mình cần, đã thế lại còn choán lấy 1 phần lớn dung lượng não bộ mình nữa. Hmm.


Lí lẽ 2: Theo mình thấy, có thể học mà không làm được gì, nhưng để "làm được gì" thì không thể không học. Lấy ví dụ cho nó dễ hiểu hơn, mình muốn đi làm "nghề" sát thủ chẳng hạn (vui thôi, chứ mình cũng chưa muốn lắm), ít nhất thì mình cũng phải học võ, học múa đao múa kiếm, vung dao phóng búa, hay cao hơn là đụng đến súng ống, vâng vâng... Đương nhiên, trên thưc tế, nếu muốn "khử" ai đó mình có thể thử những cách đơn giản nhẹ nhàng hơn, như là... tiêm thuốc độc hay lấy con dao bếp đâm thẳng vào. Cũng chẳng cần nhiều kỹ thuật lắm. Nhưng chắc là nó cần thiết trong nhiều trường hợp khác. Cuộc đời mà, ngày mai đến trước hay tai nạn đến trước ai biết được. Bởi thế nên ta cần phải học "trừ hao". Cơ mà, liệu như thế nó có "quá dư" không? Mình thì lại không muốn để não mình tiếp thu quá nhiều thứ vì nó sẽ dẫn đến tình trạng "lú lẫn" và "lấy râu ông này cắm cằm bà kia". Không tốt tẹo nào. Nhưng mình biết, học điều hay cái mới không bao giờ là thừa. Hmm...
(Xin lỗi, cái ví dụ mình đưa ra nó hơi không được hay cho lắm...)

Lí lẽ 3: Thật lòng mà nói, biết nhiều thứ cũng rất có lợi. Bản thân ta có thể tự tìm cách, có đủ khả năng để xoay sở trong những tình huống cấp bách, éo le mà không cần phiền hà đến những người xung quanh. Có kiến thức sẽ được người khác tôn trọng. Nhưng mà, "dư" kiến thức quá người ta lại cho rằng mình là kẻ khoa trương. Hmm. Suy cho cùng cũng là cách mình tiếp thu và sử dụng kiến thức. Bây giờ mình lấy ví dụ về vấn đề mình đang gặp phải nha, là việc học và luyện thi Ielts. Hầu hết mọi người đều biết đến chứng chỉ này. Nó khá là quan trọng. Nhưng trên thực tế, ngoài việc hỗ trợ chúng ta xin việc làm, làm đẹp hồ sơ du học thì chúng có vẻ không ích gì cả. Mình nói như vậy không phải là đang phủ nhận giá trị của chứng chỉ Ielts vì nó như là một thước đo đánh giá năng lực của chúng ta. Vấn đề đặt ra là, chương trình học cao, muốn được điểm cao thì phải có kiến thức rộng và hiểu sâu về từ vựng, cấu trúc câu lẫn thực tiễn. Về sinh hoạt bình thường ta không nhất thiết phải học nhiều như vậy. (Người nghe bạn nói giống như bạn đang nói chuyện với họ bằng thơ ấy). Khi đến trường thì lại khác, chúng ta cần biết và hiểu một số từ chuyên dụng (nhất là trong ngành mình theo học, hoặc công ty mình làm) để thảo luận, viết văn bản, báo cáo hay kế hoạch... Nó cũng khá cần thiết ấy chứ! Có một điều mình đang phân vân, chúng ta dùng Ietls để đánh giá năng lực của bản thân điều đó không có nghĩa là trình độ của chúng ta phụ thuộc vào số điểm trên chứng chỉ đó. Mình không biết nghĩ vậy có đúng không. Giống như thời học sinh, con điểm trên bài kiểm tra không thể xác định được tương lai của một người là như thế nào...

Mình chợt nghĩ ra cái này:
Sống nhàn hạ thảnh thơi, tự do làm điều mình thích, một mái ấm gia đình, được xã hội tôn trọng... <<< Tiền <<< (Thu nhập cao) <<< (Công việc tốt và ổn định) <<< (Trình độ) <<< HỌC

Học là một chuyện, hành là một chuyện, được nhận vào làm là một chuyện, được thăng tiến lại là một chuyện khác... Chung quy là cũng là vì kiếm tiền, có được tiền thì mới mua được đồ, từ đó sống hạnh phúc... Có lẽ đó có nghĩa là "một tương lai tốt hơn" chăng? Như vậy là chúng ta nên học, cần học và phải học. Nhưng phải học đúng cách, (Ahhhh, lại nảy sinh thêm một vấn đề khác nữa rồi kìaaa.), tức là phải biết tiếp thu và sử dụng chúng "đúng nơi, đúng người, đúng thời điểm". Nỗ lực có thể sẽ không mang đến thành công, nhưng mình cá chắc rằng chẳng ai thành công mà không phải nỗ lực. Có chăng chỉ là một "thành công ảo" chóng tàn mà thôi. Ý mình muốn nói là, nếu bây giờ chúng ta cố gắng chăm chỉ học tập đúng cách thì sau này sẽ thành công. Ta sống trong sạch không có nghĩa là sẽ không ai h.ãm hại mình. Ta không lấy của người khác không có nghĩa người khác sẽ không lấy cắp của ta. Nhưng những thứ vô hình-không bao giờ có thể bị đánh cắp-mới là quý báu, một trong số chúng chính là Kiến Thức <<< HỌC.
"What's important is invisible." (Little Prince)

Mình không biết bấy nhiêu đó đã đủ thuyết phục bản thân chưa, nhưng còn bạn thì sao? Bạn đã bao giờ tự hỏi bản thân và tự trả lời cho câu hỏi ấy chưa? Nó giúp ích cho bạn như thế nào trên con đường học vấn và sự nghiệp? Hy vọng mình sẽ nhận được những chia sẻ hữu ích từ bạn, giúp mình cũng như những bạn khác có động lực học tập hơn.

Chân thành cảm ơn bạn vì đã dành thời gian phiêu lưu cùng mình (với đống hỗn độn này :))). Mong rằng có chút ít gì đó trên đây giúp ích cho bạn <3
 
×
Quay lại
Top Bottom