Hiểu tâm lý con người qua những từ họ nói

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824

Tham khảo
Reading People by the Words They Speak
Word Clues present a noninvasive technique to effectively read people.
Published on June 17, 2011 by Jack Schafer, Ph.D. in Let Their Words Do the Talking

Những manh mối từ ngữ

Nếu đôi mắt là cửa sổ tâm hồn thì từ ngữ là cánh cổng đi đến tâm trí. Từ ngữ đại diện cho những suy nghĩ. Để hiểu được suy nghĩ của người khác, bạn cần nghe những từ mà anh ấy nói hoặc viết. Những từ ngữ nhất định phản ánh những đặc điểm hành vi của người nói hoặc viết chúng. Tôi gọi những từ đó là những manh mối từ ngữ. Những manh mối từ ngữ làm tăng khả năng dự đoán được những đặc điểm hành vi của con người bằng cách phân tích những từ họ chọn khi họ nói hoặc viết. Một mình những manh mối từ ngữ không thể xác định được những nét tính cách của 1 người, nhưng chúng đem lại những hiểu biết sâu sắc về quá trình suy nghĩ và những đặc điểm hành vi của 1 người. Những giả thiết có thể được phát triển dựa trên những manh mối từ ngữ và sau đó được kiểm tra bằng cách sử dụng thông tin thêm thu được từ người đó hoặc sự làm chứng của người thứ 3.

Bộ não con người hiệu quả 1 cách khó tin. Khi chúng ta suy nghĩ, chúng ta chỉ sử dụng những động từ và danh từ. Những tính từ, phó từ và những phần khác của lời nói được thêm vào trong suốt sự thay đổi của những ý nghĩ vào ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết. Những từ chúng ta thêm đó phản ánh chúng ta là ai và chúng ta đang nghĩ gì.

Câu cơ bản bao gồm 1 chủ ngữ và 1 động từ. Ví dụ, câu đơn giản “Tôi đi bộ” bao gồm đại từ “Tôi” là chủ ngữ và từ “đi bộ” là động từ. Bất kì từ nào được thêm vào cấu trúc câu cơ bản này làm thay đổi chất lượng của danh từ hoặc hành động của động từ. Những sự thay đổi có chủ tâm đó đem lại những manh mối về những đặc điểm tính cách và hành vi của người nói hoặc người viết.

Những manh mối từ ngữ cho phép những người quan sát phát triển những giả thiết hoặc đưa ra những phỏng đoán liên quan đến những đặc điểm hành vi của người khác. Ví dụ, trong câu “Tôi đi bộ nhanh”, manh mối từ ngữ “nhanh” truyền tải 1 cảm giác khẩn trương, nhưng nó không mang đến lí do cho sự khẩn trương. 1 người có thể “đi bộ nhanh” vì anh ấy đang trễ 1 cuộc hẹn hoặc lo trễ 1 cuộc hẹn. Ngườicó ý thức (Conscientious) xem bản thân họ là đáng tin và không muốn trễ hẹn. Người muốn đi đúng giờ có xu hướng tôn trọng những chuẩn tắc xã hội và muốn sống theo những kì vọng của người khác. Người có đặc điểm hành vi này là những nhân viên tốt vì họ không muốn làm sếp của họ thất vọng. Người “đi bộ nhanh” khi họ gặp phải những mối đe dọa. 1 mối đe dọa có thể xuất hiện trong khi đang đi bộ qua 1 khu hàng xóm xấu. Gặp thời tiết xấu cũng có thể là 1 mối đe dọa. Đi bộ nhanh đế tránh sét làm giảm nguy cơ bị sét đánh hoặc bị ướt. Con người có thể thêm từ “nhanh” với nhiều lí do khác nhau, nhưng có 1 lí do cụ thể cho sự lựa chọn của họ.

Những manh mối từ ngữ giới thiệu 1 kĩ thuật không xâm lấn để hiểu được người khác 1 cách hiệu quả. Những ví dụ sau cho thấy làm thế nào mà những manh mối từ ngữ đem lại những hiểu biết sâu sắc về những đặc điểm hành vi của con người khi họ nói hoặc viết.

1) Tôi đoạt được giải thưởng khác.

Manh mối từ ngữ “khác” truyền tải quan niệm rằng người nói đã đoạt được 1 hoặc nhiều hơn những phần thưởng trước. Người này muốn đảm bảo rằng người khác biết anh ta đã đoạt được ít nhất 1 phần thường khác, do đó có lợi cho hình ảnh bản thân của anh ta. Người này có thể cần sự nịnh hót của người người khác để củng cố lòng tự trọng của anh ta. Những người quan sát có thể lợi dụng tính dễ bị tổn thương này bằng cách sử dụng những bình luận tâng bốc và những bình luận đề cao cái tôi khác.

2) Tôi đã làm việc vất vả để đạt được mục tiêu của tôi.

Manh mối từ ngữ “vất vả” cho rằng người này đánh giá cao những mục tiêu khó đạt được. Có lẽ mục tiêu mà người này đạt được khó khăn hơn nhiều so với những mục tiêu mà anh ấy thường nỗ lực. Manh mối từ ngữ “vất vả” cũng cho rằng người này có thể trì hoãn sự thỏa mãn hoặc có niềm tin rằng làm việc vất vả và sự cống hiến đem lại những kết quả tốt. 1 ứng cử viên xin việc với những đặc điểm đó có thể sẽ là 1 nhân viên tốt vì anh ấy có thể chấp nhận những thách thức và có sự quyết tâm để hoàn thành thành công những công việc đó.

3) Tôi kiên nhẫn ngồi nghe bài giảng.

Manh mối từ ngữ “kiên nhẫn” lộ ra nhiều giả thiết. Có thể người này đang nhàm chán với bài giảng. Có thể anh ấy phải trả lời 1 cuộc điện thoại quan trọng. Có thể anh ấy phải sử dụng phòng trống. Cho dù lí do là gì, người này đang bận tâm về 1 điều gì đó khác hơn là nội dung của bài giảng. 1 người chờ đợi giờ giải lao 1 cách kiên nhẫn trước khi anh ta rời phòng học có lẽ là 1 người tôn trọng những chuẩn tắc xã hội và phép xã giao. 1 người nhận được 1 cuộc điện thoại, đứng lên ngay lập tức và rời bài giảng là 1 người có lẽ không có những ranh giới xã hội vững chắc. Người có những ranh giới xã hội là những nhân viên tốt vì họ tuân theo những quy tắc và tôn trọng người lãnh đạo. Ngược lại 1 người không tuân theo những quy ước xã hội có lẽ sẽ phù hợp với 1 công việc đòi hỏi suy nghĩ mới lạ. 1 người có khuynh hướng hành động vượt ra ngoài những chuẩn tắc xã hội sẽ trở thành 1 gián điệp giỏi hơn là 1 người có khuynh hướng tuân theo những chuẩn tắc xã hội vì những gián điệp thường được yêu cầu làm trái với những quy tắc xã hội.

4) Tôi đã quyết định mua mô hình đó.

Manh mối từ ngữ “đã quyết định” cho thấy người này đã cân nhân nhiều lựa chọn khác nhau trước khi mua. Có lẽ anh ấy đã đấu tranh nội tâm ở mức độ nào đó trước khi đưa ra quyết định mua. Đặc điểm hành vi này cho thấy người này suy nghĩ mọi việc 1 cách xuyên suốt, đặc biệt nếu món hàng mua sắm là 1 món hàng nhỏ. Từ “quyết định” cũng cho thấy người này không có khả năng có tính bốc đồng. 1 người bốc đồng có lẽ sẽ nói hoặc viết “Tôi vừa mới mua mô hình đó.” Manh mối từ ngữ “vừa mới” cho thấy người này đã mua món hàng mà không suy nghĩ nhiều.

Dựa vào manh mối từ ngữ “quyết định”, người đọc hoặc người nghe có thể phát triển 1 giả thiết là người nói hoặc người viết là 1 người hướng nội. Người hướng nội suy nghĩ trước khi họ hành động. Họ cẩn thận cân nhắc mỗi lựa chọn trước khi đưa ra 1 quyết định. Những người hướng ngoại có xu hướng trở nên bốc đồng hơn.

Sử dụng động từ “quyết định” không đồng nhất người này như 1 người hướng nội, mà nó đem đến 1 dấu hiệu rằng anh ấy có thể là 1 người hướng nội. Việc đánh giá tính cách đòi hỏi 1 sự đánh giá tâm lý toàn diện hơn. Tuy nhiên, 1 người quan sát có thể lợi dụng 1 người nếu anh ta biết người đó có xu hướng hướng ngoại hay hướng nội.

Người hướng ngọai lấy năng lượng của họ từ việc ở cạnh những người khác và tìm kiếm kích thích từ môi trường của họ. Người hướng ngoại thường nói 1 cách tự phát mà không suy nghĩ và tự tin sử dụng phương pháp thử và sai. Ngược lại, những người hướng nội tiêu tốn năng lượng khi họ tham gia vào hoạt động xã hội và tìm kiếm thời gian ở 1 mình để nạp lại năng lượng của họ. Người hướng nội tìm kiếm kích thích từ bên trong và hiếm khi nói mà không suy nghĩ. Người hướng nội cẩn thân cân nhắc các lựa chọn trước khi đưa ra quyết định. Trước khi bước vào bất kì kiểu thương lượng công việc nào, biết được đối phương của bạn có xu hướng hướng ngoại hay hướng nội có thể đem đến 1 lợi thế. Những người bán hàng nên để cho những khách hàng hướng nội thời gian suy nghĩ về những lời đề nghị bán hàng. Người hướng nội tiếp nhận thông tin, nghiền ngẫm và sau đó đi đến 1 quyết định. Gây áp lực để khiến người hướng nội có quyết định bốc đồng có thể buộc họ nói “Không”. Vì họ không thoải mái với việc đưa ra quyết định ngay lập tức. Ngược lại người hướng ngoại có thể bị gây áp lực ở mức độ nào đó để đưa ra những quyết định ngay lập tức vì họ thoải mái hơn trong việc đưa ra những quyết định bốc đồng. Hiếm khi con người bộc lộ tính hướng ngoại hoặc hướng nội hoàn toàn. Những nét tính cách trượt trên 1 miền liên tục. Nhiều người bộc lộ cả tính hướng ngoại và hướng nội. Thêm nữa, người hướng nội khi đã thoải mái với môi trường của họ thường bộc lộ những hành vi gắn liền với tính hướng ngoại. Cũng thế, người hướng ngoại có thể bộc lộ những đặc điểm hướng nội.

5) Tôi đã làm điều đúng.

Manh mối từ ngữ “đúng” cho rằng người này đã vật lộn với 1 nan đề pháp luật hoặc đạo đức và đã vượt qua 1 số mức độ đối lập bên trong hoặc bên ngoài để đưa ra 1 quyết định công bằng. Đặc điểm hành vi này chỉ ra người này có đủ sức mạnh tính cách để đưa ra quyết định đúng ngay cả khi đương đầu với những quan điểm đối lập.

Hiểu được con người thật dễ dàng. Bạn có thể biết thêm nhiều thông tin liên quan đến manh mối từ ngữ trong cuốn sách Psychological Narrative Analysis: A Professional Method to Detect Deception in Written and Oral Communications.

Nguồn: PsychologyToday

 
×
Quay lại
Top