Hãy học phát âm Tiếng Anh như thế này!

nguyencaoanton

sự học cốt để thành nhân, bất thành tài.
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/3/2015
Bài viết
73
Phát âm Tiếng Anh chỉ có 3 yêu cầu

1. Dấu nhấn

2. Trọng âm

3. Phụ âm

Đọc đúng 3 yêu cầu trên nghĩa là phát âm đúng.

Vấn đề là, khi em yếu tiếng anh, mà cố gắng phát âm chuẩn ngay là một việc rất khó. Hãy nghĩ xem, em vừa phải nhớ từ tiếng anh , nhớ nghĩa tiếng việt, nhớ cách đọc, nhớ phiên âm quốc tế ( vốn còn khó hơn cả từ Tiếng Anh đó). Nói chung phải nhớ quá nhiều thứ một lúc. Điều này không là gì đối với các bạn siêng và giỏi ngoại ngữ, còn em, em vốn không có nền tảng Tiếng Anh và cũng chẳng thích Tiếng Anh lắm nên điều này thật sự bất khả thi.

Một số người cho rằng, phát âm Tiếng Anh là phải chuẩn ngay từ đầu vì lỡ phát âm sai sau này khó sửa lắm.

Thầy khẳng định, HỌ SAI LẦM khi nghĩ như vậy.

Tiếng Anh hay bất cứ ngôn ngữ nào cũng vậy, người ta vốn gọi chúng là SINH NGỮ. Nghĩa là như sinh vật, như một cơ thể sống vậy, nó phải phôi thai ,tượng hình trong mỗi người, cần thời gian nhất định để nuôi nấng, ấp ủ, rồi ra đời, lớn lên, chỉnh sửa, rèn luyện rồi mới trưởng thành.

Hãy nhìn một em bé học nói Tiếng Việt, có phải thật buồn cười khi yêu cầu trẻ lên ba phải phát âm chuẩn như người lớn không. Em bé khi học nói phải nói bập bẹ, ngọc nghịu, nói đớt, nói sai rồi từ từ mới hoàn thiện dần. Liệu chúng ta có bảo em bé rằng, nếu con không phát âm chuẩn bây giờ sau này con sẽ nói mãi như vậy khi thành người lớn không?

Em học nói Tiếng Anh cũng như em bé học nói Tiếng Việt vậy

Em được quyền phát âm sai, nói ngọng ngịu, trật trẹo vì ngôn ngữ Tiếng Anh trong em mới phôi thai thôi mà.

Vậy thì khi mới học Tiếng Anh chúng ta không cần phát âm chuẩn cả 3 yêu cầu. Chúng ta chỉ nên rèn luyện 2 yếu tố đúng dấu nhấnđúng trọng âm thôi.

1. Phát âm đúng dấu nhấn

Điều này rất quan trọng vì Tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm, rất khác với ngôn ngữ đơn âm như Tiếng Việt. Nên, nếu chúng ta không biết phát âm theo dấu nhấn thì tiếng chúng ta nói không phải Tiếng Anh. Điều ấy dẫn đến sự không tự tin khi diễn đạt.

Nhưng làm sao biết dấu nhấn và đọc đúng dấu nhấn. Hãy so sánh với Tiếng Việt.

Tương đương với hai ký tự C và A, trong tiếng việt ta có thể ghép thành 6 chữ nhờ 6 dấu câu tượng trưng cho 6 thanh điệu khác nhau:

CA không dấu tức dấu ngang

CÁ dấu sắc

CÀ dấu huyền

CẢ dấu hỏi

CÃ dấu ngã

CẠ dấu nặng

Hãy tượng tượng Tiếng Anh cũng có thanh điệu như Tiếng Việt nhưng CHỈ CÓ 4 DẤU

Dấu sắc: đây sẽ là dấu nhấn chính

Dấu ngang: (tức là không có dấu) là dấu nhấn phụ

Dấu huyền và dấu nặng: là vần bị lướt

Ví dụ:

Chữ information / ˌɪnfəˈmeɪʃn / việt hóa/ in-fờ-méi- shành/ dấu ngang vần 1, dấu sắc vần 3, vậy dấu nhấn phụ vần 1, dấu nhấn chính vần 3.

Chữ informative /ɪnˈfɔːmətɪv / việt hóa / ìn- -mờ- tìv/ lần này dấu sắc nằm ở vần 2, nhấn chính ở vần 2.

Nhờ cách nhận biết vần nhấn này em sẽ đọc 2 chữ khác biệt cho dù em chưa biết đọc phiên âm quốc tế thay vì cứ nói đại là /in-fo-mei-shành/ và / in-fo-mei-tiv/ sai bét.

Và nếu áp dụng cách nhận biết vần nhấn như thế này, em không cần phải check tự điển, chỉ cần nghe người khác nói(tất nhiên phải giỏi hơn mình) em LẬP TỨC NHẬN RA VẦN NHẤN VÀ SỬA NGAY VÀ LUÔN.

Ví dụ: em đọc chữ research là / rì sớt/ cho cả dạng động từ /rɪˈsɜːtʃ/ và danh từ/ˈriːsɜːtʃ/, nhưng nghe tây nó nói / rí –sợt/ thì em nhận ra mình không chính xác thì sửa lại luôn, tiện không.

2. Phát âm đúng trọng âm:

Trọng âm là 21 tổ hợp âm phát ra từ sự kết hợp giữ 5 nguyên âm( o,e,a,u,i) với các phụ âm

May mắn là chỉ trừ vần /æ/, còn hầu hết các âm đó đều có xuất hiện hoặc có dạng tương đồng trong Tiếng Việt nên cứ yên chí lớn.

PHẢI PHÁT ÂM ĐÚNG TRỌNG ÂM vì phát âm sai thì thành chữ khác và không thể đoán được nghĩa.

Ví dụ:

Water /ˈwɔːtə(r)/đọc là/ wó- tờ/ trọng âm /o/ nghĩa là nước

Waiter/ˈweɪtə(r)/ đọc là / wéi- tò/ trọng âm /ei/ nghĩa là bồi bàn.

Nếu đọc sai trọng âm thì vô phương đoán nghĩa.

3. Còn vấn đề phát âm đúng phụ âm thì khó bởi vì không có nhiều âm tương đồng trong Tiếng Việt, và đòi hỏi người học sự KIÊN TRÌ thậm chí NĂNG KHIẾU ít nhiều mới đọc chuẩn được.

Nhưng lỡ có đọc sai, hoặc không đọc phụ âm đuôi, bất quá Tiếng Anh của em nó không đượt suôn mượt, nghe không giống người nước ngoài nhưng người nghe hoàn toàn có thể đoán được ý nghĩa theo theo ngữ cảnh.

Ví dụ: các chữ

Why/waɪ/: tại sao

Wire /ˈwaɪə(r)/: cuộn dây điện

Wild /waɪld/: hoang dã

While /waɪl/: trong khi

White /waɪt/: màu trắng

Wine /waɪn/: rượu

Wife /waɪf/: vợ

Wide /waɪd/: rộng

Wise /waɪz/: thông thái

Tất cả đều có trọng âm /ai/ điều đọc là/ wai/ chỉ khác phụ âm đuôi thôi.

Nhưng khi nói. She is my wife . Tất nhiên người ta sẽ hiểu theo ngữ cảnh nên mặt dù mình nói là /wai/ người ta vẫn phải hiểu là vợ chứ.

Tóm lại, mình yếu tiếng anh nên học chậm, cái đơn giản học trước, khó học sau, quá khó bỏ luôn cũng được, đừng bị dụ vào các lớp phát âm chuẩn làm gì cho mệt em nhỉ. Phần phát âm chỉ là cái vỏ của ngôn ngữ thôi, vả lại “ ngôn ngữ là vỏ bọc của tư duy”, phát âm tương đối để người khác hiểu là đạt rồi.

Riêng thầy cô giáo dạy Tiếng Anh, các vị thử nghĩ xem nếu các em nói một câu 10 chữ, các vị sửa phát âm hết 8 chữ rồi thì sao các em tự tin tập nói. Nếu em nào nói chuẩn được cả 3 yêu cầu Tiếng Anh thì rất tốt, nhưng tùy đối tượng học viên mà có lộ trình kềm cặp sửa chửa phát âm cho phù hợp, đừng mặc định là phải phát âm chuẩn ngay từ đầu nhé.

Chúng ta hãy dạy theo cách người học sẽ học được chứ đừng dạy theo lối mình thích và đã được đào tạo. No offend, no big mouth.

Mến.

Thủ Đức Thursday April 18, 2019
 
×
Quay lại
Top