Giúp tớ nâng cao kỹ năng kế toán với!!!

@Linh Nguyen07
Chào Em!
Tôi xin trả lời như sau nhé

VẤN ĐỀ 1.1: CHI PHÍ THUÊ NHÀ CHƯA NỘP THUẾ CHO CHỦ NHÀ CÓ ĐƯỢC TRỪ KHÔNG?
Em có thể làm rõ thời điểm em “đăng ký mã số thuế cho hộ kinh doanh, lập tờ khai thuế môn bài, tờ khai đối với hoạt động cho thuê tài sản” là thời điểm nào?
Căn cứ khoản 2.5 Điều 6 Thông tư 96/2015/TT-BTC:
2.5. Chi tiền thuê tài sản của cá nhân không có đầy đủ hồ sơ, chứng từ dưới đây:
- Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản.
- Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thoả thuận doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản, chứng từ trả tiền thuê tài sản và chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân.
- Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thỏa thuận tiền thuê tài sản chưa bao gồm thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) và doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp được tính vào chí phí được trừ tổng số tiền thuê tài sản bao gồm cả phần thuế nộp thay cho cá nhân.
Vậy: đến thời điểm hiện tại số thuế phát sinh( thuế môn bài, thuế GTGT , TNCN của chủ nhà) công ty em chưa nộp cho chủ nhà thì chi phí thuê nhà năm 2018 LÀ CHI PHÍ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ. Do theo quy định trên, DN thiếu chứng từ “nộp thuế thay cho cá nhân năm 2018”

VẦN ĐỀ 1.2: SỐ THUẾ NỘP THAY CHO CHỦ NHÀ HẠCH TOÁN VÀO ĐÂU?
Theo quy định pháp lý trên, nếu chi phí nộp thuế thay cho chủ nhà là chi phí được trừ thì căn cứ vào tính chất chi phi thuê nhà cá nhân phục vụ vào hoạt động sản xuất kinh doanh gì, DN hạch toán vào chi phí hoạt động đó. Ví dụ thuê nhà làm văn phòng thì em có thể hạch toán vào Nợ TK 642/111, em nhé (Theo quy định chuẩn mực kế toán và TT 200/2014/TT-BTC)

@Edubelife Hongtrang thanks cô giáo yêu quý, lúc nào cô cũng dẫn dắt cụ thể từng thông tư, nghị định ạ. E share về để gặp phải còn biết xử lý ạ
 
E có 1 số thắc mắc về kế toán mong mọi người giúp đỡ ạ:

Em có các nghiệp vụ về hàng Bảo hành như sau:
Em mua hàng của nhà máy sx và bán cho khách. Khách hàng gửi sản phẩm lỗi cần BH về công ty e. Công ty gửi sản phẩm đó cho nhà máy kiểm tra. Khi có kết quả là Nhà máy đồng ý bảo hành thì nhà máy có thông báo đến công ty bằng mail: GT hàng bảo hành 10tr, VAT 1tr, tổng cộng 11tr; Phương thức giải quyết là giảm giá hàng bán (xuất cùng với hóa đơn bán hàng trong lần mua hàng kế tiếp của công ty em)

Sau khi có thông báo kết quả như trên, bên em Trả BH cho khách bằng cách:
1. Trả tiền mặt/trừ công nợ
2. Trả bằng hàng (trả bằng sản phẩm mới cùng loại với sản phẩm lỗi khách đã gửi)

Nhờ mọi người giải đáp giúp e:
- Nếu trả khách theo cách 1 thì e phải trả 10tr hay 11tr?
- Cách hạch toán, định khoản cũng như chứng từ của tất cả các nghiệp vụ trên: khi nhận được kết quả bảo hành, khi nhận được hóa đơn giảm giá hàng bán từ công ty, khi trả bảo hành cho khách.

Em cảm ơn ạ!
 
E có 1 số thắc mắc về kế toán mong mọi người giúp đỡ ạ:

Em có các nghiệp vụ về hàng Bảo hành như sau:
Em mua hàng của nhà máy sx và bán cho khách. Khách hàng gửi sản phẩm lỗi cần BH về công ty e. Công ty gửi sản phẩm đó cho nhà máy kiểm tra. Khi có kết quả là Nhà máy đồng ý bảo hành thì nhà máy có thông báo đến công ty bằng mail: GT hàng bảo hành 10tr, VAT 1tr, tổng cộng 11tr; Phương thức giải quyết là giảm giá hàng bán (xuất cùng với hóa đơn bán hàng trong lần mua hàng kế tiếp của công ty em)

Sau khi có thông báo kết quả như trên, bên em Trả BH cho khách bằng cách:
1. Trả tiền mặt/trừ công nợ
2. Trả bằng hàng (trả bằng sản phẩm mới cùng loại với sản phẩm lỗi khách đã gửi)

Nhờ mọi người giải đáp giúp e:
- Nếu trả khách theo cách 1 thì e phải trả 10tr hay 11tr?
- Cách hạch toán, định khoản cũng như chứng từ của tất cả các nghiệp vụ trên: khi nhận được kết quả bảo hành, khi nhận được hóa đơn giảm giá hàng bán từ công ty, khi trả bảo hành cho khách.

Em cảm ơn ạ!
theo quan điểm cá nhân của mình thì k phải là trả 10 triệu hay 11 ttriệu mà phải trả KH số tiền mà Kh đã mua hàng bên b. số tiền 10tr kia chỉ là giá nhà máy bán cho bạn chứ kp giá mà bạn bán cho KH mà nhỉ?
 
Anh chị giúp e một chút ạ.
Em có lô hàng nhập khẩu để tặng bệnh viện giá trị 33tr. Theo tìm hiểu của e hàng tặng dưới 100tr không cần đăng ký với sở công thương. Vậy khi xuất hoá đơn hàng tặng này e sẽ phải đi kèm những chứng từ gì để hợp lý hoá hàng tặng và hoá đơn xuất ghi số lượng, mặt hàng không kê giá trị hay xuất hàng giá trị bằng vat hàng bán ạ.
Em cảm ơn !
 
E có 1 số thắc mắc về kế toán mong mọi người giúp đỡ ạ:

Em có các nghiệp vụ về hàng Bảo hành như sau:
Em mua hàng của nhà máy sx và bán cho khách. Khách hàng gửi sản phẩm lỗi cần BH về công ty e. Công ty gửi sản phẩm đó cho nhà máy kiểm tra. Khi có kết quả là Nhà máy đồng ý bảo hành thì nhà máy có thông báo đến công ty bằng mail: GT hàng bảo hành 10tr, VAT 1tr, tổng cộng 11tr; Phương thức giải quyết là giảm giá hàng bán (xuất cùng với hóa đơn bán hàng trong lần mua hàng kế tiếp của công ty em)

Sau khi có thông báo kết quả như trên, bên em Trả BH cho khách bằng cách:
1. Trả tiền mặt/trừ công nợ
2. Trả bằng hàng (trả bằng sản phẩm mới cùng loại với sản phẩm lỗi khách đã gửi)

Nhờ mọi người giải đáp giúp e:
- Nếu trả khách theo cách 1 thì e phải trả 10tr hay 11tr?
- Cách hạch toán, định khoản cũng như chứng từ của tất cả các nghiệp vụ trên: khi nhận được kết quả bảo hành, khi nhận được hóa đơn giảm giá hàng bán từ công ty, khi trả bảo hành cho khách.

Em cảm ơn ạ!

@Ntluyenbg1992
Cám ơn em đã chia sẻ.
Nghiệp vụ trên là một trong những tình huống phát sinh khá điển hình tại các doanh nghiệp thương mại, có hoạt động bảo hành sau bán cho khách hàng.
Để có thể hạch toán NVKTPS chúng ta cần thiết phải làm rõ hơn tình huống trên , em nhé!
Theo thông tin em cung cấp, thứ tự các hoạt động kinh doanh tại Công ty thương mại A như sau
1. Công ty A mua hàng của Nhà máy B: 10tr, VAT 1tr, tổng cộng 11tr
2. Sau khi mua hàng, A bán hàng cho khách hàng C, ví dụ 15 trđ, thuế GTGT 1,5 trđ, tổng cộng: 16,5 trđ (Phần này tôi bổ sung thêm thông tin để làm rõ tình huống)
3. Khách hàng C trả sản phẩm bị lỗi và yêu cầu Công ty tiếp nhận để bảo hành
4. Công ty A tiếp tục chuyển sản phẩm lỗi này tới nhà máy B và cũng yêu cầu bào hành.
Nhà máy B đồng ý bảo hành và thống báo sé đền bù thiệt hại về hàng lỗi này cho Công ty A bằng cách giảm giá hàng bán trong lần A mua hàng kế tiếp.
5. Công ty A thông báo lại cho Khách hàng C của mình về việc kết quả bảo hành:
6.1. trả tiền mặt/trừ công nợ
6.2 Trả bằng hàng (trả bằng sản phẩm mới cùng loại với sản phẩm lỗi khách đã gửi)
HẠCH TOÁN
1. Công ty A mua hàng của Nhà máy B: 10tr, VAT 1tr, tổng cộng 11tr
Nợ TK 156 = 10 trđ;
Nợ TK 133 = 1trđ
Có TK 331 (B) = 11 trđ
2. Sau khi mua hàng, A bán hàng cho khách hàng C, ví dụ 15 trđ, thuế GTGT 1,5 trđ, tổng cộng: 16,5 trđ (Phần này tôi bổ sung thêm thông tin để làm rõ tình huống)
Nợ TK 131 (C) = 16,5 trđ
Có TK 511 = 15 trđ
Có TK 3331 = 1,5 trđ
& Nợ TK 632/Có TK 156 = 10 trđ
3. Khách hàng C trả sản phẩm bị lỗi và yêu cầu Công ty tiếp nhận để bảo hành
= > Công ty C & khách hàng hoàn thiện chứng từ pháp lý để phản ánh hàng đã bán cho C nay bị trả lại=> ghi nhận khoản giảm trừ doanh thu
Nợ TK 521 = 15 trđ
Nợ TK 3331 = 1,5 trđ
Có TK 131 (C) = 16,5 trđ
Đồng thời nhập kho hàng bán bị trả lại: Nợ TK 156/Có TK 632 = 10 trđ
4. Công ty A tiếp tục chuyển sản phẩm lỗi này tới nhà máy B và cũng yêu cầu bào hành.
Nhà máy B đồng ý bảo hành và thống báo sé đền bù thiệt hại về hàng lỗi này cho Công ty A bằng cách giảm giá hàng bán trong lần A mua hàng kế tiếp.
=> Công ty hoàn thiện thủ tục xuất trả hàng đã mua trả lại người bán do bị lỗi
Nợ TK 331 = 11 trđ
Có TK 156 = 10 trđ
Có TK 133 = 1 trđ
5. Công ty A thông báo lại cho Khách hàng C của mình về việc kết quả bảo hành:
6.1. trả tiền mặt/trừ công nợ: Nợ TK 131/Có TK 111 = 16,5 trđ
6.2 Trả bằng hàng (trả bằng sản phẩm mới cùng loại với sản phẩm lỗi khách đã gửi)
Lập hóa đơn bán hàng đối với sản phẩm mới như bán hàng hóa thông thường và không thu tiền
Nợ TK 131 (C) = 16,5 trđ
Có TK 511 = 15 trđ
Có TK 3331 = 1,5 trđ
Đồng thời hạch toán giá vốn mặt hàng mới khi xuất bán: Nợ TK 632/Có TK 156 (mặt hàng mới)

KẾT LUẬN
Qua những trao đổi trên, chúng ta cần chú ý:
1/ Để hạch toán đầy đủ, trung thực, khách quan mọi nghiệp vụ KTPS trong một nghiệp vụ phức tạp, chúng ta cần làm rõ, hay tách, làm đơn giản hóa thành nghiệp vụ nhỏ. Việc này sẽ tránh cho chúng ta việc hạch toán sai, thiếu sót, thuận lợi hơn nhiều trong quá trình hạch toán.
2/ Em chú ý: với câu hỏi “nếu trả khách theo cách 1” tức là trả bằng tiền thì em phải trả 16,5 trđ chứ không phải 10 trđ hay 11tr, em nhé!
3/ Dù trả lại cho khách theo cách nào bằng tiền hay bằng hàng hóa khác thì giá trị này vẫn là 16,5 trđ (giá bán cho khách hàng ban đầu đã bao gồm cả thuế GTGT) .Vì đây là phần giá trị tiền hàng khách đã thanh toán và đang bị thiệt hại, DN cần bồi thường đủ do hàng lỗi, em nhé!
Mong những gợi ý nhỏ trên của tôi đã giúp em giải đáp phần nào những vướng mắc phần nào của mình về tình huống trên!
 
Anh chị giúp e một chút ạ.
Em có lô hàng nhập khẩu để tặng bệnh viện giá trị 33tr. Theo tìm hiểu của e hàng tặng dưới 100tr không cần đăng ký với sở công thương. Vậy khi xuất hoá đơn hàng tặng này e sẽ phải đi kèm những chứng từ gì để hợp lý hoá hàng tặng và hoá đơn xuất ghi số lượng, mặt hàng không kê giá trị hay xuất hàng giá trị bằng vat hàng bán ạ.
Em cảm ơn !

@Trần hoàng thiện
Chào em! / KHI XUẤT HÀNG BIẾU TẶNG, DOANH NHIỆP CÓ PHẢI LẬP HÓA ĐƠN? NẾU LẬP THÌ LẬP THẾ NÀO?

1/ Căn cứ Khoản 3, Điều 7 TT 219/2013/TT-BTC: “Giá tính thuế GTGT của trường hợp này là Giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ”
2/ Căn cứ khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT_BTC Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC) như sau:
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).
3/ Căn cứ Căn cứ khoản 9 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT_BTC sửa đổi PL 04 Thông tư 39/2014/TT-BTC “Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động thì phải lập hoá đơn GTGT (hoặc hoá đơn bán hàng), trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn xuất bán hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng.”
=> Vậy trường hợp này, kế toán cần lập hóa đơn như bán hàng dịch vụ bình thường, giá tính thuế GTGT là “giá hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ”, thuế suất là thuế suất GTGT hiện hành theo quy định pháp luật về mặt hàng này. Trên hóa đơn ghi rõ là Hàng biếu tặng, không thu tiền. Em có thể thao khảo thêm bài viết này để có thêm gợi ý giải quyết các vấn đề liên quan nhé!

https://ketoanhongtrang.vn/thue-va-...hIjPfiNJngkd5nthEuvHhyTnDoY5CQFoi9a315KGfsJ9o
 
Em chào cả nhà. Cả nhà tư vấn giúp em về Thời điểm xuất hoá đơn cho hàng ký gửi với ạ.
- Bên em có hàng ký gửi ở Lotte, Lotte bán đúng giá cho người tiêu dùng được hưởng chiết khấu 30% doanh thu.
- Cuối tháng Lotte chốt doanh số để bên em xuất hoá đơn theo số đã trừ 30% doanh thu.
- Vấn đề của em là : Do doanh số chốt vào ngày cuối cùng của tháng , mà ngày cuối tháng nhiều khi rơi vào ngày chủ nhật, ngày nghỉ lễ; nên em xuất hoá đơn vào ngày đầu tiên đi làm của tháng sau có được không ạ. (Ví dụ: Chốt doanh số tháng 4 đến ngày 30/4/2019 nhưng mùng 2/5/2019 em mới xuất hoá đơn cho Doanh số bán ra tháng 4). Trên hoá đơn chỉ thể hiện số lượng mặt hàng bán , không ghi là doanh số của tháng 4 ạ.
 
Em chào cả nhà. Cả nhà tư vấn giúp em về Thời điểm xuất hoá đơn cho hàng ký gửi với ạ.
- Bên em có hàng ký gửi ở Lotte, Lotte bán đúng giá cho người tiêu dùng được hưởng chiết khấu 30% doanh thu.
- Cuối tháng Lotte chốt doanh số để bên em xuất hoá đơn theo số đã trừ 30% doanh thu.
- Vấn đề của em là : Do doanh số chốt vào ngày cuối cùng của tháng , mà ngày cuối tháng nhiều khi rơi vào ngày chủ nhật, ngày nghỉ lễ; nên em xuất hoá đơn vào ngày đầu tiên đi làm của tháng sau có được không ạ. (Ví dụ: Chốt doanh số tháng 4 đến ngày 30/4/2019 nhưng mùng 2/5/2019 em mới xuất hoá đơn cho Doanh số bán ra tháng 4). Trên hoá đơn chỉ thể hiện số lượng mặt hàng bán , không ghi là doanh số của tháng 4 ạ.

@Khương Hiền
Chào em!
Căn cứ Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC' Điều 8 TT 219/2013/TT-BTC; Điều 7 Nghị định 119/2018/NĐ-CP, thời điểm lập hóa đơn đối với trường hợp bán hàng hóa là "thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Do đó, thời điểm lập hóa đơn của DN em là từng ngày bán hàng đấy.
Đặc biệt tại tiết 3 Điều 7 Nghị định 119/2018/NĐ-CP,"
3. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.". Vậy việc " em xuất hoá đơn vào ngày đầu tiên đi làm của tháng sau " chưa thực sự phù hợp với quy định pháp lý hiện hành. Em lưu ý vấn đề này nhé!
 
Em chào các anh chị

Anh chị cho e hỏi về việc mua mới công cụ dụng cụ, tài sản cố định và chi phí sửa chữa văn phòng mới với ạ.

Giữa tháng 2 năm nay bên e có chuyển văn phòng mới, chi phí liên quan đến việc sửa chữa VP (bao gồm cả nội thất như: bàn ghế, tranh ảnh...) là tầm 500tr.

Cho e hỏi là e hạch toán nghiệp vụ này như thế nào. Và e tách chi phí sửa chữa riêng và CCDC riêng như thế nào để phân bổ chi phí cho hợp lý được ạ.

Em cảm ơn ạ.
 
Em chào các anh chị

Anh chị cho e hỏi về việc mua mới công cụ dụng cụ, tài sản cố định và chi phí sửa chữa văn phòng mới với ạ.

Giữa tháng 2 năm nay bên e có chuyển văn phòng mới, chi phí liên quan đến việc sửa chữa VP (bao gồm cả nội thất như: bàn ghế, tranh ảnh...) là tầm 500tr.

Cho e hỏi là e hạch toán nghiệp vụ này như thế nào. Và e tách chi phí sửa chữa riêng và CCDC riêng như thế nào để phân bổ chi phí cho hợp lý được ạ.

Em cảm ơn ạ.

@Sunny-girlvn
Chào em!
Căn cứ Thông tư 200/2014/TT-BTC
Căn cứ Thông tư 45/2013/TT-BTC
Căn cứ chuẩn mực kế toán ghi nhận Tài sản cố định (TSCĐ)
Trường hợp DN em phát sinh các loại chi phí như: chi sửa chữa văn phòng, bao gồm chi phí xây dựng, chi phí mua sắm bàn ghế, tranh ảnh...) với tổng giá 700 triệu đồng, em cần căn cứ vào các tiêu chuẩn ghi nhân TSCĐ để phân loại tài sản thành 03 loại:
1. Tài sản cố định hữu hình hoặc chi phí nâng cấp TSCĐ ( thời gian khấu hao theo PL 01 TT
45/2013/TT-BTC)
2. Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ (phân bổ dài hạn theo kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ, ví dụ kế
hoạch sửa chữa 3 năm hay 5 năm 01 lần)
3. Công cụ dụng cụ (tài sản không đủ điều kiện ghi nhận TSCĐ, thời gian phân bổ không quá 03 năm theo quy định tại TT 96/2015/TT-BTC)

Việc phần loại trên là cơ sở để em tổ chức công tác kế toán theo quy định pháp luật, em nhé!
 
Em chào các anh chị

A/c cho e hỏi TH này với ạ:

Cty em ký với đơn vị A về nâng cấp trang web. Sau đó, bên em thuê lại bên C để bên C thực hiện công việc. Vậy dịch vụ trên có được coi là DV phần mềm khi bên em xuất Hóa đơn cho Bên A ko ạ? và dịch vụ này có thuộc TH ko chịu thuế ko ạ?

Em mong a/c giúp em!
 
@Dương Hồng 1311
Em chào các anh chị

A/c cho e hỏi TH này với ạ:

Cty em ký với đơn vị A về nâng cấp trang web. Sau đó, bên em thuê lại bên C để bên C thực hiện công việc. Vậy dịch vụ trên có được coi là DV phần mềm khi bên em xuất Hóa đơn cho Bên A ko ạ? và dịch vụ này có thuộc TH ko chịu thuế ko ạ?

Em mong a/c giúp em!
mình nghĩ miễn là bên A có đăng ký nghành nghề đó, nhận hóa đơn và thanh toán cho bên C giúp mình là được ấy.
 
Em chào các anh chị

A/c cho e hỏi TH này với ạ:

Cty em ký với đơn vị A về nâng cấp trang web. Sau đó, bên em thuê lại bên C để bên C thực hiện công việc. Vậy dịch vụ trên có được coi là DV phần mềm khi bên em xuất Hóa đơn cho Bên A ko ạ? và dịch vụ này có thuộc TH ko chịu thuế ko ạ?

Em mong a/c giúp em!

@Dương Hồng 1311
Chào Em!

Để quyết định dịch vụ "nâng cấp phần mềm trang web" của Công ty em có phải là đối tương KHÔNG chịu thuế GTGT hay không, theo tôi DN em cần lập
công văn gửi cơ quan thuế quản lý để xin ý kiến bằng văn bản em nhé! Việc này rất quan trọng với Doanh nghiệp, cần thận trọng trước khi áp dụng tại Doanh nghiệp. Hiện theo các thông tư hướng dẫn về thuế GTGT chưa đủ cơ sở kết luận. Trong thời gian chưa có văn bản trả lời của cơ quan thuế, DN cần áp dụng thuế suất thuế GTGT như dịch vụ, hàng hoá thông thường, em nhé!
 
@Trần hoàng thiện
Chào em! / KHI XUẤT HÀNG BIẾU TẶNG, DOANH NHIỆP CÓ PHẢI LẬP HÓA ĐƠN? NẾU LẬP THÌ LẬP THẾ NÀO?

1/ Căn cứ Khoản 3, Điều 7 TT 219/2013/TT-BTC: “Giá tính thuế GTGT của trường hợp này là Giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ”
2/ Căn cứ khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT_BTC Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC) như sau:
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).
3/ Căn cứ Căn cứ khoản 9 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT_BTC sửa đổi PL 04 Thông tư 39/2014/TT-BTC “Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động thì phải lập hoá đơn GTGT (hoặc hoá đơn bán hàng), trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn xuất bán hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng.”
=> Vậy trường hợp này, kế toán cần lập hóa đơn như bán hàng dịch vụ bình thường, giá tính thuế GTGT là “giá hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ”, thuế suất là thuế suất GTGT hiện hành theo quy định pháp luật về mặt hàng này. Trên hóa đơn ghi rõ là Hàng biếu tặng, không thu tiền. Em có thể thao khảo thêm bài viết này để có thêm gợi ý giải quyết các vấn đề liên quan nhé!

https://ketoanhongtrang.vn/thue-va-...hIjPfiNJngkd5nthEuvHhyTnDoY5CQFoi9a315KGfsJ9o

@Edubelife Hongtrang e cảm ơn c nhiều, search tìm mãi mà gặp đc câu trả lời này cụ thể, đúng với em cần quá.
 
@Dương Hồng 1311
Chào Em!

Để quyết định dịch vụ "nâng cấp phần mềm trang web" của Công ty em có phải là đối tương KHÔNG chịu thuế GTGT hay không, theo tôi DN em cần lập
công văn gửi cơ quan thuế quản lý để xin ý kiến bằng văn bản em nhé! Việc này rất quan trọng với Doanh nghiệp, cần thận trọng trước khi áp dụng tại Doanh nghiệp. Hiện theo các thông tư hướng dẫn về thuế GTGT chưa đủ cơ sở kết luận. Trong thời gian chưa có văn bản trả lời của cơ quan thuế, DN cần áp dụng thuế suất thuế GTGT như dịch vụ, hàng hoá thông thường, em nhé!

@Edubelife Hongtrang Dạ em cảm ơn c nhiều ạ. Cty e cũng đã làm công văn gửi CQ thuế rồi ạ.
 
E chào cả nhà
Mọi người cho e xin hỏi: bên e có xuất khẩu hàng, tờ khai ngày 10/8 thông quan cùng ngày nhưng list đóng hàng là ngày 12/8, hạ hàng ngày 12/8 ngày tàu chạy là 17/8. Giờ e xuất hoá đơn ngày nào ạ?
E cảm ơn ạ
 
E chào cả nhà
Mọi người cho e xin hỏi: bên e có xuất khẩu hàng, tờ khai ngày 10/8 thông quan cùng ngày nhưng list đóng hàng là ngày 12/8, hạ hàng ngày 12/8 ngày tàu chạy là 17/8. Giờ e xuất hoá đơn ngày nào ạ?
E cảm ơn ạ

@Hồ thị Mai
Chào em! Chân thành cảm ơn em đã chia sẻ vướng mắc trong nghề nghiệp.


Việc xác định thời điểm lập Hoá đơn đối với hàng xuất khẩu được quy định cụ thể tại Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC; Khoản 3 Điều 5 TT 119/2014/TT-BTC; khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC,


• "Ngày lập hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu do người xuất khẩu tự xác định phù hợp với thỏa thuận giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan. ".


Vậy theo quy định trên, căn cứ vào thoả thuận với người nhập khẩu, phương pháp tính giá hàng xuất khẩu (FOB, CIF...) hai bên xác định thời điểm lập hoá đơn phù hợp em nhé! Thời điểm ghi nhận doanh thu xuất khẩu là thời điểm hoàn thành thủ tục thông quan hàng xuất khẩu.


Tôi gửi em thêm Bài viết về hướng dẫn việc lập hoá đơn xuất khẩu, xác định doanh thu xuất khẩu, hạch toán chênh lệch tỷ giá đối với trường hợp xuất khẩu để em tham khảo nhé!


https://ngheketoan.edu.vn/Detail/15...EN-HOA-DON-TY-GIA-VA-DOANH-THU-XUAT-KHAU.aspx


https://ngheketoan.edu.vn/Detail/10174/KE-TOAN-HANG-XUAT-NHAP-KHAU-THEO-TY-GIA-NAO.aspx
 
@Hồ thị Mai
Chào em! Chân thành cảm ơn em đã chia sẻ vướng mắc trong nghề nghiệp.


Việc xác định thời điểm lập Hoá đơn đối với hàng xuất khẩu được quy định cụ thể tại Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC; Khoản 3 Điều 5 TT 119/2014/TT-BTC; khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC,


• "Ngày lập hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu do người xuất khẩu tự xác định phù hợp với thỏa thuận giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan. ".


Vậy theo quy định trên, căn cứ vào thoả thuận với người nhập khẩu, phương pháp tính giá hàng xuất khẩu (FOB, CIF...) hai bên xác định thời điểm lập hoá đơn phù hợp em nhé! Thời điểm ghi nhận doanh thu xuất khẩu là thời điểm hoàn thành thủ tục thông quan hàng xuất khẩu.


Tôi gửi em thêm Bài viết về hướng dẫn việc lập hoá đơn xuất khẩu, xác định doanh thu xuất khẩu, hạch toán chênh lệch tỷ giá đối với trường hợp xuất khẩu để em tham khảo nhé!


https://ngheketoan.edu.vn/Detail/15...EN-HOA-DON-TY-GIA-VA-DOANH-THU-XUAT-KHAU.aspx


https://ngheketoan.edu.vn/Detail/10174/KE-TOAN-HANG-XUAT-NHAP-KHAU-THEO-TY-GIA-NAO.aspx

@Edubelife Hongtrang Em cảm ơn c nhiều nhé. c hướng dẫn rất chi tiết ạ.
 
Em chào mọi người. Em có chút vấn đề cần tư vấn ạ.

Trong bảng thang lương thì lương của giám đốc có bắt buộc phải kê khai không ạ?

Nếu kê khai thì mức lương bậc 1 có được bằng nhân viên qua đào tạo không hay phải cao hơn ạ?

Mong mọi người giải đáp giúp em.

Em cảm ơn ạ!
 
Em chào mọi người. Em có chút vấn đề cần tư vấn ạ.

Trong bảng thang lương thì lương của giám đốc có bắt buộc phải kê khai không ạ?

Nếu kê khai thì mức lương bậc 1 có được bằng nhân viên qua đào tạo không hay phải cao hơn ạ?

Mong mọi người giải đáp giúp em.

Em cảm ơn ạ!

@Linh Đan 19
Chào em!
Chân thành cảm ơn em đã chia sẻ băn khoăn.
Căn cứ các quy định pháp lý sau:
- Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động
- Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động (lương, phụ cấp lương) hướng dẫn Nghị định số 05/2015/NĐ-CP
- Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động (lương, phụ cấp lương) hướng dẫn Nghị định số 05/2015/NĐ-CP
- Nghị định số 115/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Luật bảo hiểm & BHXH bắt buộc
- Quyết định 595/QĐ-BHXH của Cơ quan bảo hiểm xã hội ban hành ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN, quản lý sổ bảo hiểm, thẻ bảo hiểm y tế

Trường hợp Giám đốc là người điều hành DN, phát sinh việc Công ty trả lương cho Giám đốc thì DN cần khai báo với cơ quan bảo hiểm, em nhé. Mức lương đóng bảo hiểm đối với chức danh này không thấp hơn Mức lương tối thiểu vùng 1, nếu qua đào tạo thì cần không thấp hơn 4,729.000 đồng/tháng em nhé (Nghi định 90/2019?NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu các vùng năm 2019; Mức lương vùng 1 = 4.420.00 đồng - chưa qua đào tạo). Mong rằng gợi ý nhỏ trên của tôi đã gỡ rối phần nào những băn khoăn của em!
 
×
Quay lại
Top