Giáo viên bản ngữ và giáo viên người việt, ai dạy tiếng anh tốt hơn?

Thiệt là tớ mê tít cái ông thầy Andrew khóa này dạy tớ bên lớp học anh văn chỗ anh ngữ ILI quận 10 nhé cả nhà. Thầy dạy dễ hiểu , giảng bài và truyền đạt kiến thức rất tốt. Và rất nhiệt tình. Học thấy cải thiện và tiên sbooj rõ luôn. TỪ NGÀY tham gia lớp học tiếng anh bên ILI cảm thấy tự tin hơn hẳn, phản xạ cũng nhanh hơn. Mục tiêu cuối năm sau thi bằng IELTS 6,5, mà theo tiến độ thế này thì nếu cố gắng thì sẽ ok nè cả nhà. thời gian này tớ cũng đã dành nhiều time cho nó lắm, cần đầu tư cho chắc chắn
 
Học gv nào mà chả được,mà theo như ý kiến của mình bạn nào mất cănbản trầm trọng hay chưa bao giờ biết qua tiếng anh thì nên học gv người việt sẽ ok hơn,còn bạn nào mà đã pk căn bản rồi thì học vs gv nc ngoài luôn ,luyện tập khả năng phản xạ và phát âm hay hơn,nếu như thời gian tương tác vs ngừi nc ngoài nhiều thì sẽ học rất nhanh luôn
 
Theo mình thì bên I CES quận 7 học tốt ak. Bên này dạy được mà học phí cũng ko cao, gv cũng là người có kinh nghiệm và bằng cấp sư phạm đàng hoàng nên đáng để tin tưởng. Ngoài giờ học ở trường mình còn học thêm bằng mã code online trường tặng mình nữa. Nhờ vậy mà sau 1, 2 khóa là thấy Av được cải thiện rõ rệt hơn nhiều.
 
AI DẠY TIẾNG ANH TỐT HƠN: GIÁO VIÊN BẢN NGỮ HAY GIÁO VIÊN NGƯỜI VIỆT?

WHO IS BETTER: NATIVE OR NON-NATIVE LANGUAGE TEACHERS?



Tác giả: VÕ THỊ KIM ANH
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng


TÓM TẮT
Liệu có đúng khi đưa ra nhận định giáo viên bản ngữ dạy tiếng Anh tốt hơn? Bài viết này nhằm đưa ra câu trả lời cho vấn đề. Thực ra, giáo viên bản ngữ và giáo viên người Việt dạy tiếng Anh đều có những ưu và nhược điểm riêng và sẽ không đúng khi đưa ra nhận định ai tốt hơn. Một giáo viên dạy tiếng Anh tốt có thể là giáo viên bản ngữ cũng có thể là giáo viên người Việt miễn là họ có đủ phẩm chất để trở thành một giáo viên dạy tiếng tốt.

ABSTRACT
Is it right to confirm that native language teachers are better at teaching English than non-native language teachers? This paper aims to answer this question. In fact, both native language and non-native language teachers have their own good points and bad points; therefore, it is difficult to say who is better. A good language teacher is the one who has enough qualifications to become a good language teacher.


1. Lời giới thiệu
Giáo viên bản ngữ và giáo viên là người Việt, ai dạy tiếng Anh tốt hơn là vấn đề thời sự được tranh cãi hiện nay ở Việt Nam. Trong hai tháng, tháng 9 và 10 năm 2006, hàng loạt ý kiến của giáo viên, phụ huynh và học sinh cũng như bạn đọc về vấn đề này đã được đăng tải trên báo thanh niên với nhiều ý kiến trái ngược nhau. Tuy nhiên bản chất thật sự của vấn đề chưa được nhìn nhận một cách thấu đáo. Trong khuôn khổ bài báo, người viết mong muốn giúp cho người đọc hiểu hơn về vấn đề.

2. Khái niệm người bản ngữ
Từ điển Longman Dictionary of Applied Linguistics định nghĩa người bản ngữ của một ngôn ngữ là người mà ngôn ngữ đó là tiếng mẹ đẻ. Theo từ điển Longman Dictionary of Applied Linguistics, tiếng mẹ đẻ (native language) là ngôn ngữ mà “một người lĩnh hội được từ nhỏ trong thời thơ ấu và ngôn ngữ đó được sử dụng trong gia đình và/hoặc đó là ngôn ngữ của đất nước mà người đó đang sinh sống.” (tr.188).
Rampton (1990, tr.97) đã đưa ra những đặc điểm của một người bản ngữ của một ngôn ngữ (a native speaker of a language) như sau:

1. Một ngôn ngữ cụ thể được thừa hưởng hoặc là qua di truyền hoặc là qua việc sinh ra trong một nhóm người sử dụng ngôn ngữ đó.
2. Thừa hưởng một ngôn ngữ nghĩa là có khả năng nói ngôn ngữ đó tốt.
3. Ngôn ngữ đó có thể là tiếng mẹ đẻ của người đó cũng có thể không phải.
4. Người bản ngữ còn có nghĩa là phải nắm bắt, hiểu được ngôn ngữ.
5. Khi một người là công dân thường xuyên của một nước, ngôn ngữ mẹ đẻ của nước đó là tiếng mẹ đẻ của người đó.

Như vậy, theo đặc điểm Rampton đưa ra thì khái niệm người bản ngữ được mở rộng ra nhiều. Đó không chỉ là những người sinh ra và lớn lên ở trong cộng đồng ngôn ngữ đó mà còn bao gồm những người từ nước khác di cư sang sinh sống nhiều năm.

Vậy người bản ngữ nói tiếng Anh là những người sinh ra và lớn lên ở những nước nói tiếng Anh như Anh, Úc, Mỹ hay Canada (vùng nói tiếng Anh) và những người đã sang định cư ở nước này nhiều năm. Dĩ nhiên ở đây loại trừ những người vì một số lý do khách quan không sử dụng ngôn ngữ của đất nước mà họ đang sinh sống. Thực tế ta vẫn thấy có một số Việt kiều tuy sống ở Mỹ nhiều năm nhưng vẫn không nói được tiếng Anh vì giao tiếp hàng ngày của họ chỉ giới hạn trong cộng đồng người Việt trong vùng họ sống.

3. Giáo viên bản ngữ tiếng Anh và giáo viên người Việt dạy tiếng Anh
3.1. Giáo viên bản ngữ
Xét về mặt kiến thức ngôn ngữ, giáo viên bản ngữ chắc chắn có ưu thế vượt trội. Kiến thức tiếng Anh của họ là niềm mơ ước của tất cả giáo viên người Việt dạy tiếng Anh. Ngoài ra, họ còn được đào tạo về kỹ năng sư phạm ở các trường đại học danh tiếng trên thế giới, được tiếp cận với các phương pháp giáo dục hiện đại và tiên tiến.

Giáo viên bản ngữ thực sự là kho kiến thức tiếng Anh vô tận cho người học. Học với giáo viên bản ngữ, người học có cơ hội lĩnh hội được tiếng Anh chuẩn và có thể nhận được những lời giải đáp chính xác cho những thắc mắc của mình. Bản thân người viết đã từng có cơ hội học với một giáo viên người Mỹ gốc Việt trong suốt một năm học và đã học được rất nhiều từ Cô. Trước đây ở Trường Đại học Ngoại ngữ, Khoa tiếng Anh cũng có một giáo viên nước ngoài giảng dạy nhiều năm và thực sự nhận được sự yêu mến, kính trọng của sinh viên lúc đó.

Ngoài ra cách dạy theo phương pháp giao tiếp vui nhộn lấy học sinh làm trung tâm của các giáo viên bản ngữ đã thực sự cuốn hút được người học.

Với hai ưu điểm này dường như giáo viên bản ngữ dạy tiếng Anh tốt hơn giáo viên người Việt dạy tiếng Anh? Thực tế ở Việt Nam hiện nay rất nhiều người cho rằng giáo viên bản ngữ tốt hơn. Đó cũng là lý do tại sao các trung tâm để chứng tỏ đẳng cấp của mình, cố gắng thuê người bản ngữ dạy bất kể người đó có bằng cấp hay không. Thậm chí Tây ba lô cũng được mời dạy với mức lương cao. Có một bạn đọc báo Thanh Niên còn cho rằng Tây ba lô vẫn tốt hơn giáo viên vì tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ của họ. Bạn đọc này cho rằng các em bé ở Sapa nói tiếng Anh được mà đâu có qua trường lớp nào?

Vậy có đúng là giáo viên bản ngữ lúc nào cũng tốt? Có đúng là kiến thức phong phú của người dạy chắc chắn mang lại thành công cho người học? Thực tế nhiều năm giảng dạy ngoại ngữ và tiếp xúc với nhiều giáo viên nước ngoài tôi nhận thấy không phải giáo viên bản ngữ nào cũng có thể đáp ứng được nhu cầu người học vì những lý do sau:
1. Họ không nắm được trình độ cũng như văn hoá của người học. Hai điều này rất quan trọng trong việc tiếp cận người học cũng như đưa ra một phương pháp giảng dạy phù hợp.

2. Trong quá trình giảng dạy đặc biệt là đối với các lớp cho học viên mới học tiếng Anh, các giáo viên bản ngữ đôi khi gặp khó khăn trong việc giúp cho học viên nắm bắt vấn đề vì trình độ tiếng của học viên không đáp ứng được.

3. Ngoài ra, ở Việt Nam, người học học tiếng Anh không chỉ để giao tiếp mà còn để thi lấy các chứng chỉ trong nước. Nội dung cũng như hình thức của các kỳ thi này hoàn toàn xa lạ đối với các giáo viên nước ngoài. Do đó, các giáo viên này khó có thể đáp ứng được nhu cầu của người học.

Trên thực tế bên cạnh một số giáo viên rất thành công trong công tác giảng dạy tại Khoa tiếng Anh của Trường Đại học Ngoại ngữ, có không ít giáo viên nước ngoài tham gia giảng dạy đã không đáp ứng được nhu cầu của sinh viên. Những sinh viên khoa tiếng Anh vào hai năm 1999-2000 hẳn không quên được một giáo sư người Canada tham gia giảng dạy môn luyện âm. Do không nắm được trình độ sinh viên, giáo viên này đã đưa ra phương pháp giảng dạy mà theo lời các sinh viên lúc đó là chỉ phù hợp để dạy trẻ em. Ngoài ra, việc dạy môn luyện âm quá thiên về thực hành đã gây ra không ít khó khăn cho các sinh viên trong kỳ thi nặng về lý thuyết theo kiểu truyền thống.

Trở lại hai ví dụ về sự thành công của giáo viên bản ngữ giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam được đề cập ở trên, chúng ta thấy rõ ràng sự thành công của họ một phần nhờ sự am hiểu về văn hoá cũng như nhu cầu, trình độ của người học. Một người gốc Việt còn người kia đã sinh sống nhiều năm ở Việt Nam.
Tóm lại giáo viên bản ngữ giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam có người rất thành công nhưng cũng không ít người chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của học viên. Hay nói cách khác không phải cứ học với giáo viên nước ngoài là người học sẽ nhanh chóng đạt được điều họ mong muốn.

3.2. Giáo viên người Việt dạy tiếng Anh
Medgys (1992, tr.346) đã đưa ra sáu ưu điểm của giáo viên không phải là người bản ngữ (non-native English speaking teachers) nói chung, khi dạy tiếng Anh so với các giáo viên bản ngữ (native English speaking teachers):
1. Chỉ có giáo viên không bản ngữ mới có thể là hình mẫu của một người học tiếng Anh giỏi để người học noi theo.
2. Họ có thể dạy phương pháp học hiệu quả hơn.
3. Họ có thể cung cấp cho người học nhiều thông tin hơn về tiếng Anh.
4. Họ có nhiều khả năng tiên đoán những khó khăn trong việc học tiếng hơn.
5. Họ nhạy cảm hơn đối với nhu cầu và khó khăn của người học.
6. Chỉ có giáo viên không phải là người bản ngữ mới có thể tận dụng được lợi ích của việc có cùng tiếng mẹ đẻ với người học.

Những ưu điểm này cũng là những lợi thế của giáo viên người Việt khi dạy tiếng Anh. Rõ ràng giáo viên người Việt có thể tận dụng các kinh nghiệm của họ trong quá trình học tiếng Anh để hỗ trợ cho các học sinh của mình. Những kinh nghiệm cũng như các phương pháp học tiếng Anh hiệu quả được đúc kết qua nhiều năm do chính người đã từng áp dụng chỉ bảo rất hữu ích đối với người học. Do cùng chia sẻ một thứ tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt, người giáo viên có thể dễ dàng tiên lượng được các lỗi mà người học có thể mắc phải khi sử dụng tiếng Anh do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ. Ví dụ như trong tiếng Việt các liên từ thường được đưa ra theo cặp như “mặc dù…. nhưng”, tiếng Anh lại chỉ đơn giản là một từ “although”. Khi dạy cho học viên về cách sử dụng từ “although”, giáo viên người Việt sẽ đưa ra vấn đề này để giải thích nhằm giúp cho người học tránh được lỗi sai. Hay như khi dạy luyện âm, giáo viên người Việt sẽ dễ dàng tiên đoán được những âm người học dễ đọc sai do ảnh hưởng của cách phát âm tiếng Việt để có cách giúp học viên khắc phục.

Ngoài ra, các môn học như dịch Anh-Việt, Việt-Anh thì hầu như không có người nước ngoài nào đảm nhiệm được vì phần lớn họ không biết tiếng Việt hoặc rất ít. Trong trường hợp này giáo viên người Việt là sự lựa chọn số một.

Ưu điểm cuối cùng của giáo viên người Việt là họ hiểu rất rõ học viên và cách kiểm tra đánh giá ở Việt Nam. Từ đó họ có thể đưa ra được các phương pháp dạy phù hợp với học viên của mình vừa để nâng cao trình độ học viên vừa giúp cho họ lấy được chứng chỉ tiếng Anh.

Tuy nhiên, giáo viên người Việt dạy tiếng Anh cũng có rất nhiều hạn chế. Hạn chế đầu tiên và quan trọng nhất là kiến thức ngôn ngữ. Ngoại trừ một số ít giáo viên có cơ hội đi tu nghiệp ở nước ngoài, các giáo viên người Việt thường chỉ được học tiếng Anh ở trong nước với cách học nặng về ngữ pháp. Họ cũng không có nhiều cơ hội được tiếp cận với các phương pháp giảng dạy mới. Điều này dẫn đến những hạn chế lớn trong việc truyền thụ tiếng Anh của họ.

Hạn chế thứ hai là sự không thông thạo về văn hoá của các nuớc nói tiếng Anh. Văn hoá và ngôn ngữ là hai yếu tố gắn liền với nhau. Ở mỗi nền văn hoá khác nhau, người ta có các quy luật giao tiếp khác nhau và vì thế trong một số tình huống nếu người dùng ngôn ngữ không nắm được các quy luật này sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp. Ví dụ như người Việt rất thoải mái khi hỏi về những điều rất riêng tư như tiền lương, hay thậm chí tuổi của những người xung quanh. Nhưng đối với người Úc thì người ta lại cho điều đó là mất lịch sự. Việc không am hiểu về văn hoá cũng gây khó khăn cho giáo viên khi dạy những bài đọc hiểu có liên quan đến văn hoá cũng như giải thích các thành ngữ tục ngữ trong tiếng Anh.

Tóm lại giáo viên người Việt dạy tiếng Anh cũng có nhiều hạn chế. Và họ chỉ thực sự là một giáo viên dạy tiếng giỏi khi có thể vượt qua được những hạn chế này.

3.3. Ai tốt hơn?
Rõ ràng sẽ là một sự khập khiễng khi đem giáo viên bản ngữ và giáo viên người Việt dạy tiếng Anh ra so sánh với nhau. Nhìn vào phân tích ở trên ta có thể thấy, điểm mạnh của giáo viên bản ngữ là điểm yếu của một số giáo viên người Việt cũng như ưu thế của giáo viên người Việt lại là khó khăn của các giáo viên nước ngoài khi giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam.

Theo thiển ý của người viết, một giáo viên dạy tiếng Anh tốt tại Việt Nam có thể là một giáo viên trong nước cũng như một giáo viên nước ngoài miễn là họ có các điều kiện sau:
1. Có trình độ tiếng Anh giỏi (high proficency).
2. Hiểu biết về văn hoá của các nước nói tiếng Anh và Việt Nam.
3. Nắm vững nhu cầu và trình độ của người học.
4. Hiểu rõ hệ thống kiểm tra đánh giá ở Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Longman Dictionary of Applied Linguistics.
[2] Medgyes, P. (1992). Native or non-native: who’s worth more?. ELT Jounal : 340-349
[3] Rampton, M. B. H. (1990). Displacing the native speaker: expertise, affliation, and inheritance. ELT journal 44: 97-101.
một bài hay
 
Xưa thì thấy không thích,chứ nay ai cũng muốn học với gv nước ngoài hết trơn hết á,không biết có ai có suy nghĩ giống mình hông,bản thân mình cũng vậy mà,nói khó khó chứ vô học là thấy khác liền và nếu như mình học trúng gv giỏi,gv có tâm thì họ chắc chắn sẽ có phương pháp giúp mình nắm bài và hiểu cực tốt nha
 
Học ở đâu cảm thấy bản thân tiến bộ,là sẽ đánh giá nơi đó dạy tốt thôi,nhiều người thích học với gv nước ngoài,nhiều người lại thích học với gv nước việt để dễ học
 
Ai ns gì ns chứ mình thì vẫn thích học vs gv người nước ngoài hơn,mình cũng đang học ở ILI trung tâm anh ngữ với gv nước ngoài nè,học phí lại không cao,học thì chất lượng
 
Thiệt là tớ mê tít cái ông thầy Andrew khóa này dạy tớ bên lớp học anh văn chỗ anh ngữ ILI quận 10 nhé cả nhà. Thầy dạy dễ hiểu , giảng bài và truyền đạt kiến thức rất tốt. Và rất nhiệt tình. Học thấy cải thiện và tiên sbooj rõ luôn. TỪ NGÀY tham gia lớp học tiếng anh bên ILI cảm thấy tự tin hơn hẳn, phản xạ cũng nhanh hơn. Mục tiêu cuối năm sau thi bằng IELTS 6,5, mà theo tiến độ thế này thì nếu cố gắng thì sẽ ok nè cả nhà. thời gian này tớ cũng đã dành nhiều time cho nó lắm, cần đầu tư cho chắc chắn
Học ở đây 100% GVNN giảng dạy tiến bộ nhanh
 
Học ở đây 100% GVNN giảng dạy tiến bộ nhanh
Học tiếng anh là cả một quá trình dài , phấn đấu, với trình độ căn bản thì mình không thể nào mà một khóa có thể tiến bộ hẳn lên được, mình đây , bản thân mình siêng giữ lắm, mình học rất nhiều từ vựng, học video, học qua phim , tùm lum tum la hết, rùi cũng đang tham gia lớp anh văn anh ngữ tại ILI nè, trung tâm thì dạy rất ok, thầy chỉ rất nhiều phương pháp cho mình học hiệu quả lắm, nhưng mình biết là tiếng anh lf cần có kiên trì , không đổ lỗi cho một ai hết, ngoài cần tìm chỗ học tốt thì bản thân phải kiên nhẫn mới thành công, giờ thì mình cũng có thể giao tiếp được với người nước ngoài nhưng mình cần lưu loát hơn nữa.
 
Cài này quan trọng chi phí, và cách dạy online hay off, làm sao giúp các bạn bỏ chi phí ra nhỏ nhất, tất cả chúng ta đang đánh giá qua cao Tiếng Anh, nó cũng chỉ là ngôn ngữ, vùi đầu miết vào tiếng anh, rồi cái cần học thì chả học được bao nhiêu. Thế giới họ đi tút mù tích, giờ mới chăm chăm học tiếng anh. Học mấy năm trời và 1/2 thời gian học cho tiếng anh !!
 
Ngôn ngữ nào học giáo viên bản ngữ của ngôn ngữ đó sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Người nước ngoài không dạy tiếng việt chuẩn bằng người Việt được, ngôn ngữ khác cũng vậy
 
Ai ns gì ns chứ mình thì vẫn thích học vs gv người nước ngoài hơn,mình cũng đang học ở ILI trung tâm anh ngữ với gv nước ngoài nè,học phí lại không cao,học thì chất lượng
Hồi xưa học vài với các cô Việt rồi, giờ học với giáo viên nước ngoài còn chỉnh âm điệu và phát âm nữa chứ
Ngôn ngữ nào học với giáo viên bản ngữ của ngôn ngữ đó rất tuyệt vời
 
×
Quay lại
Top