Gặp” va dập” trán sẽ rộng ra

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
“Ê, tao nghe nói kiểu ngồi này khá tốt cho sức khỏe”! - Anh bạn học người Mỹ cao to tiến lại gần bên H và biểu diễn kiểu ngồi chồm hổm với vẻ mặt hí hửng như vừa phát hiện ra một điều quá thú vị.


Một người Việt ngồi như thế trông bình thường bao nhiêu thì một anh Tây lại trông tếu táo bấy nhiêu. Là du học sinh ngành văn hóa học, H phá ra cười vì biết mình vừa chạm phải thứ mà các nhà nghiên cứu văn hóa gọi là hiện tượng “breakdown” (tạm dịch là va đập văn hóa). Tuy nhiên, những cú “va đập” nhẹ nhàng ngộ nghĩnh như thế lại không có nhiều. Kỉ niệm thời mới sang phương Tây của cánh du học sinh nhà mình thường chứa đầy những cú “va đập” chan chát, khiến ai nấy dở khóc dở cười.

vadap-1.jpg


Chuyện sầu riêng và chó

Trong một festival giao lưu chuyện kể Đông Nam Á, H chọn kể câu chuyện tình cảm động giữa chàng trai Tây Sơn và cô vợ người Miên, chuyện tình là khởi nguồn của sự tích trái sầu riêng. Chuyện thật cảm động nhưng không hiểu sao khán giả cứ cười bò lăn, nhất là mỗi khi cô nhấn mạnh vào chữ “romantic” (lãng mạn). Sau đó, cậu bạn Nick mới tiết lộ: “Bọn tớ thấy tức cười vì cái kiểu chỉ cần cho nhau ăn sầu riêng thì đã có thể... lên gi.ường với nhau rồi! Và cậu thì gọi đó là... romantic. Như vậy là quá dữ dội chứ lãng mạn”?... Té ra là bọn họ bị sốc, không ngờ người Đông Nam Á còn... thoáng hơn mình. H đỏ mặt như thể mình đã kể một câu chuyện bậy bạ, bởi vì đúng là nếu nhìn từ góc độ đó thì.... ông bà mình thoáng thiệt.

Nếu vụ việc trên chỉ khiến người trong cuộc đỏ mặt thì vụ việc sau đây lại đẩy một cô bạn trẻ vào cảnh ngộ hết sức trớ trêu. “Ngay giữa mùa đông, bà chủ nhà mình thuê gọi mình đến bảo phải dọn ra khỏi nhà bà ngay, vì mình làm cho… con cún của bà không thoải mái! Thế là mình phải lếch thếch ngoài đường giá rét vì bà chủ nhà yêu con cún của bà hơn cả người thuê nhà. Sự thật là con cún ghét mình, thấy mình thì cứ gầm gừ dọa dẫm”! - Bạn D, một cựu du học sinh gốc Hà Nội, kể lại trong nỗi bức xúc. Cô bạn đã trải qua một quá trình ức chế tâm lí kinh khủng đến mức “chỉ muốn chửi thề”!

Đối diện và nhập gia tùy tục

Phản ứng đầu tiên của chúng ta khi gặp phải những cú “va đập” mạnh như thế là tức giận, sợ hãi, tránh né và hình thành định kiến. Tuy nhiên, đó lại là căn cứ để bộ não đúc kết những bài học giá trị. Hiện tại, D rất sỏi trong việc tìm nhà thuê. Cô luôn tìm hiểu kĩ xem chủ nhà có nuôi chó mèo không, tính tình có phù hợp với mình không, và luôn chủ động thương lượng với chủ nhà trong mọi tình huống chứ không cam chịu nữa. Một “va đập” phổ biến khác của du học sinh phương Tây là tiền típ (tiền bo). Ở các nước Âu - Mỹ, người ta thường típ cho người phục vụ quán ăn từ 10 - 15% hóa đơn thanh toán, bởi người phục vụ thường không được chủ trả lương hoặc trả rất thấp, chỉ sống dựa vào tiền típ.

Du học sinh châu Á mới qua không quen nên thường lờ tiền típ, hoặc chỉ típ một khoản rất nhỏ, nên bị mang tiếng là keo kiệt. “Lúc mới qua, do chênh lệch tỉ giá nên mình cảm giác cái gì cũng quá đắt đỏ. Mình cực kỳ ngạc nhiên khi các bạn nước ngoài để tiền típ có khi gần bằng 1/3 hóa đơn, và họ làm điều đó như thể đó là điều một con người có học thức cần phải làm”! - DH, một bạn cùng lớp với D kể. Cô bạn cũng không bao giờ quên được cái đêm “khủng khiếp”, khi cô cùng một đám bạn quốc tế đến một quán bar trong thị trấn nhưng lại quên cầm theo ID (thẻ chứng minh, có ghi rõ năm sinh).

Theo quy định, phải trên 21 tuổi mới được uống bia rượu. Thế là, người phục vụ từ chối phục vụ cả bàn, vì sợ đám bạn sẽ tiếp rượu bia cho cô. Nếu bị phát hiện phục vụ bia rượu cho khách dưới 21 tuổi, người phục vụ và cả chủ quán sẽ bị phạt nặng. Một anh bạn người Campuchia không hiểu nên cho rằng người phục vụ “phân biệt chủng tộc.” Anh này làm ầm ĩ và cả bọn bị bảo vệ đuổi ra ngoài. DH rất hoảng hốt và lần sau luôn nhớ phải cầm theo ID.

Bạn chính là nhà nghiên cứu văn hóa tiềm năng

Ở bên trời Tây, khi bạn cầm một múi cam hoặc một quả dâu tây chấm vào đĩa muối ớt các bạn da trắng trố mắt nh.n như thể bạn từ ngoài hành tinh đến. Các bạn ấy cũng không sao cảm nhận được hương vị nước mắm mà bạn thèm da diết khi ở xứ người... Làm sao để ứng xử với những cú “va đập văn hóa” ấy? Khép mình lại ư? Hay tận dụng cơ hội để biết người biết ta hơn?


Những người kém linh hoạt thường khép mình, tránh né va đập, nhưng những ai muốn thành công trong du học thì lại hào hứng chạm trán với nó. Bởi họ hiểu, nếu chịu khó tìm ra cách thức giải quyết tình huống (resolution), cái đến sau sự hụt hẫng luôn là những hiểu biết kỳ thú (coherence, hay understanding). Quá trình Hụt hẫng – Lí giải – Hiểu biết liên tục diễn ra sẽ giúp bạn đảo ngược tình trạng mà Michael Agar (1982) gọi là “sự chia cắt giữa các thế giới”, khiến bạn trở nên thông thái và bao dung hơn. Trong lúc “tự phản tỉnh” (reflexivity) đó, bạn nâng cao năng lực diễn dịch, phân tích, so sánh, đối chiếu các khác biệt về văn hóa, từ đó có cách ứng xử lịch thiệp, hòa nhã với tất cả mọi nền văn hóa khác nhau.

Có thể nói du học sinh bọn mình chính là những nhà nghiên cứu văn hóa tiềm năng, dù không phải ai cũng ý thức được điều đó. Chúng ta tốn biết bao chất xám, công sức và tiền của để được đến một trường đại học danh tiếng trên thế giới. Ngoài việc học hỏi tri thức – kĩ năng, chúng ta cũng cần chăm tương tác với cộng đồng bản xứ, lí giải và đúc kết kinh nghiệm để làm giàu vốn sống cho mình và cho những người dõi theo bước đi của m.nh ở nơi quê nhà. Vì vậy, hãy vác ba lô lên vai, vuốt tóc giơ trán ra và gặt hái những “va đập” với hi vọng trán mình sẽ ngày một rộng ra, bạn nhé!

Theo Mực Tím
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
đúng là gặp va đập trán sẽ rộng ra mà
 
×
Quay lại
Top