Chữa trị bệnh viêm âm đạo - dễ hay khó

mrcas

Thành viên
Tham gia
5/8/2013
Bài viết
0
cach-chua-tri-viem-am-dao.jpg

Viêm âm đạo là bệnh gì?

Viêm âm đạo xảy ra khi vi trùng thường trú âm đạo bị biến đổi do tác nhân bên ngoài đưa vào (nhiễm vi sinh từ ngoài) hay do thay đổi môi trường âm đạo tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh hoạt động.

Nguyên nhân viêm âm đạo do đâu?

Có nhiều nguyên nhân gây viêm âm đạo: vi sinh, ký sinh trùng, dị vật hay rối loạn cân bằng nội tiết sinh dục. Viêm do tác nhân vi sinh bao gồm nấm men Candida (albican hay non-albican), nguyên sinh động vật Trichomonas vaginalis và tạp trùng (Bacterial vginosis) là nguyên nhân thường gặp nhất.

Sau đây là những thông tin hữu ích dành cho Sức khỏe và đời sống cững như y tế gia đình bạn.

Có một số tình trạng đặc biệt là điều kiện thuận lợi cho viêm âm đạo xảy ra:


  • Sử dụng thuốc kháng sinh lâu dài
  • Tiểu đường không kiểm soát được
  • Suy giảm miễn dịch, rối loạn miễn dịch
  • Thụt rửa âm đạo hay thuốc đặt âm đạo lâu dài
  • Sử dụng nội tiết (thuốc ngừa thai, bệnh lý tuyến giáp, corticoids)
  • Thai kỳ
  • Dụng cụ tránh thai

Các triệu chứng lâm sàng và biểu hiện của viêm âm đạo



  • Dịch tiết âm đạo: không còn là dịch tiết sinh lý (trong, nhày, không mùi, không gây khó chịu)
  • Kích ứng âm đạo (ngứa, cảm giác nóng rát)
  • Đau khi giao hợp
  • Đau khi đi tiểu
  • Xuất huyết âm đạo nhẹ
  • Có thể kèm triệu chứng của tình trạng nhiễm trùng tiểu dưới
  • Độ pH âm đạo thay đổi
Những người chưa QHTD cũng sẽ vẫn mắc nhưng tỷ lệ ít gặp hơn những người đã QHTD. Khi gặp một trong các triệu chứng kể trên, cần đi khám ngay để được tư vấn điều trị tốt nhất.
khong-nen-mac-quan-bo-sat.jpg

Mặc đồ bó là nguyên nhân bệnh phụ khoa

Phòng bệnh viêm âm đạo bằng cách nào?

Mỗi gia đình cần nên có 1 Máy huyết áp để làm chủ huyết áp của gia đình mình.

  • Tránh mặc đồ nóng, ẩm (đồ lót bằng ni-lông hay quần bò...).
  • Vệ sinh toàn thân và vùng sinh dục là rất cần nhưng không bơm rửa vào âm đạo.
  • Thực hành t.ình d.ục an toàn có thể tránh được nhiều bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục từ bạn tình (dùng bao cao su).
  • Ðến tuổi tiền mãn kinh hay đã bị cắt buồng trứng, có thể dùng thêm hormone estrogene dạng viên hay kem để giữ âm đạo không bị khô
  • Mỗi khi huyết trắng có mùi nên đi khám bác sĩ.
  • Mỗi khi uống thuốc kháng sinh nên hỏi bác sĩ cách ngăn ngừa viêm nấm âm đạo.

Cach chua tri viem am dao dễ hay khó



  • Phải xác định rõ mầm bệnh gây viêm thuộc loại gì để chọn thuốc điều trị thích hợp. Ví dụ viên đặt Cloroxit và Metronidazol là các loại kháng sinh chống vi khuẩn hiếu khí, kỵ khí. Metronidazol còn được dùng để diệt ký sinh trùng Trichomonas. Trường hợp của bạn phải dùng kháng sinh chống nấm.
  • Người bệnh phải tăng cường giữ vệ sinh bằng việc giội rửa (để rửa đến đâu, chất bẩn trôi đi đến đấy) nhiều lần trong ngày. Cần giội rửa bằng nước sạch hoặc nước pha thuốc sát trùng theo chỉ định của bác sĩ. Quần, nhất là quần lót, phải được giặt sạch, ngâm nước sôi để diệt hết nấm bệnh.
  • Cần điều trị cả cho chồng vì các nguyên nhân gây viêm âm đạo có thể sinh sống tại đường sinh dục của người chồng và sẽ gây tái nhiễm cho người vợ khi đã được điều trị khỏi.
  • Trong thời gian đặt thuốc, không nên có quan hệ vợ chồng. Nếu không giữ được thì nên sử dụng bao cao su.

Triệu chứng và cách trị một số loại viêm âm đạo sau:



  • Viêm âm đạo do trùng roi, khí hư có mầu vàng và có mùi hôi, bộ phận âm đạo ngoài có cảm giác nóng rát, có thể kèm theo tiểu khó, hay gặp vào thời kì trước hoặc sau kì kinh nguyệt, vì vậy để điều trị trùng roi cần kiên trì, sau kinh nguyệt tiếp tục điều trị 2-3 đợt mới khiến cho chứng viêm âm đạo không bị tái phát ngoài ra. Nam giới cũng nên phối hợp điều trị để không bị truyền nhiễm tái phát khi giao hợp.
  • Viêm âm đạo do nấm Candida: cũng là một chứng viêm nhiễm âm đạo thường gặp ở phụ nữ có thai, người mắc bệnh tiểu đường, người đang sử dụng thuốc hocmon nữ và nhất là ở những bệnh nhân dùng kháng sinh kéo dài. Đặc diểm của khí hư loại này là kèm theo ngứa, đau rát âm đạo ngoài, khí hư có mầu sữa chua hoặc bã đậu. Điều trị cần rửa âm đạo kết hợp với đặt thuốc mỗi ngày một lần dùng liên tục 7 ngày, sau đó kiểm tra lại và kiên trì điều trị 1-2 đợt nữa để tránh tái phát.
  • Viêm âm đạo do nhiễm tạp khuẩn: đặc điểm chủ yếu của bệnh này là dịch tiết âm đạo nhiều, có mầu trắng xám, bạch đới hơi loãng, có mùi rất hôi và tanh, các loại vi khuẩn thường là những vi khuẩn yếm khí hỗn hợp. Việc điều trị cần dùng cả thuốc uống, rửa và thuốc đặt. Polygynax là một loại thuốc đặt, thành phần của thuốc được phối hợp 3 loại kháng sinh là Neomycin, Nystatin, và Polymyxin B có tác dụng điều trị tại chỗ các bệnh nhiễm khuẩn ở âm đạo và cổ tử cung do vi khuẩn hay tạp khuẩn, nhất là khi có viêm nhiễm kết hợp do nấm candida; thông thường đặt 1 viên vào buổi tối trong 12 ngày liên tục. Ngoài thuốc đặt có thể uống thêm metronidazon 1g/ngày trong 7 ngày và thuốc rửa âm đạo hàng ngày.
  • Đối viêm nhiễm âm đạo do tạp khuẩn có thể phải điều trị liên tục trong 3 đợt, do vậy bạn cũng đừng quá lo lắng, viêm nhiễm do tạp khuẩn được điều trị tốt sẽ sớm khỏi. Bạn cũng lưu ý tránh quan hệ trong thời gian này hoặc sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm, vệ sinh th.ân thể sạch sẽ, quần trong, khăn tắm nên thay thường xuyên, cần sấy giặt, phơi nơi khô ráo, thoáng để tránh vi khuẩn lây nhiễm trở lại. Đồng thời có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Biến chứng của bệnh viêm âm đạo


Bệnh thường diễn tiến âm thầm với những triệu chứng dễ bị bỏ qua. Nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm âm đạo có thể gây viêm nhiễm ngược dòng như viêm nội mạc tử cung, viêm vòi trứng, viêm buồng trứng, viêm nhiễm vùng chậu, có khả năng dẫn đến tắc vòi trứng, dính buồng trứng, tử cung gây vô sinh. Tình trạng viêm nhiễm mạn tính lâu ngày, tái đi tái lại nhiều lần có thể gây ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng.
Nếu bạn gặp những triệu chứng như trên nên đến các phòng khám phụ khoa để khám và chữa viêm âm đạo. Nếu để dẫn đến tình trạng mãn tính, có thể ảnh hưởng lớn đến đời sống cũng như việc sinh sản.
 
×
Quay lại
Top