Choáng ngợp trước vựa nhãn lồng trĩu cành, ngon nổi tiếng cả nước

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Hưng Yên là địa danh nổi tiếng cả nước với đặc sản nhãn lồng nhưng không phải nơi nào quả cũng to, ngon, cùi dày như những trái nhãn được trồng tại thôn An Cảnh Thượng (xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu).

Một lần lạc vào "rừng" nhãn


Chúng tôi đặt chân đến Khoái Châu (Hưng Yên) vào những ngày người dân bắt đầu mùa thu hoạch nhãn. Khắp đất Khoái Châu đâu đâu cũng thấy bạt ngàn là nhãn, người dân nơi đây không chỉ tận dụng đất thổ để trồng nhãn mà tất cả đất canh tác (đất ruộng) đã được chuyển từ cây lúa sang cây nhãn.


choang-ngop-truoc-vua-nhan-long-triu-canh-ngon-noi-tieng-ca-nuoc.jpg

Nhãn lồng chính hiệu quả phải to (trung bình khoảng 50-60 quả/kg), vỏ mỏng, cùi dày khi ăn có vị thơm và ngọt dịu.
choang-ngop-truoc-vua-nhan-long-triu-canh-ngon-noi-tieng-ca-nuoc.jpg
Chùm nhãn lồng này nặng hơn 1kg.
Có mặt tại đây, chúng tôi không khỏi choáng ngợp bởi khắp đường làng ngõ xóm, đồng ruộng, đâu đâu cũng là nhãn lồng. Hơn 200 gia đình tại thôn An Cảnh Thượng đều chuyên canh trồng loại quả đặc sản quê nhà này, nhà ít cũng 5-7 sào (1.800- 2.500 m2), nhà nào nhiều thì đến cả 2-3ha (20.000 - 30.000 m2).

choang-ngop-truoc-vua-nhan-long-triu-canh-ngon-noi-tieng-ca-nuoc.jpg


choang-ngop-truoc-vua-nhan-long-triu-canh-ngon-noi-tieng-ca-nuoc.jpg


choang-ngop-truoc-vua-nhan-long-triu-canh-ngon-noi-tieng-ca-nuoc.jpg

Khắp đường làng, ngõ xóm đều bao trùm bởi nhãn.
Nói về điều này cô Nguyễn Thị Hương cho hay: “Ở Hưng Yên nơi trồng nhiều nhãn nhất là thôn An Cảnh Thượng, mỗi gia đình ở đây đều có trên dưới 1 ha đất (10.000 m2) trồng nhãn lồng. Năm nay nhãn được mùa nên có một số gia đình thu hoạch lên đến 20 tấn nhãn".

choang-ngop-truoc-vua-nhan-long-triu-canh-ngon-noi-tieng-ca-nuoc.jpg

choang-ngop-truoc-vua-nhan-long-triu-canh-ngon-noi-tieng-ca-nuoc.jpg
Nhìn từ trên, cao đâu đâu cũng thấy nhãn.
Nhãn nhiều đến mức đi dọc đường làng chỉ cần với nhẹ tay là hái được cả chục kg. Đứng trên tầng 2 của gia đình anh Nguyễn Đăng Lũy, phóng tầm mắt ra bốn bề đều thấy một màu xanh bạt ngàn của nhãn và điểm xuyết trong đó màu vàng óng của những chùm nhãn sai trĩu quả chờ ngày thu hoạch.


choang-ngop-truoc-vua-nhan-long-triu-canh-ngon-noi-tieng-ca-nuoc.jpg

Những gốc nhãn có tuổi đời ngót 20 năm của gia đình anh Lũy.
choang-ngop-truoc-vua-nhan-long-triu-canh-ngon-noi-tieng-ca-nuoc.jpg
Anh Lũy vui mừng vì năm nay nhãn được mùa.
Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Đăng Lũy hồ hởi nói: “Gia đình tôi đã có thâm niên 20 năm trồng nhãn rồi, những gốc nhãn cổ thụ được trồng trong 2 sào (720 m2) đất vườn. Cách đây vài năm gia đình tôi đã đưa nhãn xuống trồng tại 7 sào (2.500 m2) đất canh tác. Dù ít ngày nữa mới bẻ nhưng dự trù khoảng được 7 tấn, giá trung bình khoảng 20 ngàn đồng/kg thì tổng cộng được khoảng 140 triệu đồng”.


choang-ngop-truoc-vua-nhan-long-triu-canh-ngon-noi-tieng-ca-nuoc.jpg


choang-ngop-truoc-vua-nhan-long-triu-canh-ngon-noi-tieng-ca-nuoc.jpg


choang-ngop-truoc-vua-nhan-long-triu-canh-ngon-noi-tieng-ca-nuoc.jpg


choang-ngop-truoc-vua-nhan-long-triu-canh-ngon-noi-tieng-ca-nuoc.jpg

Nhãn được các thương lái thu mua và mang đi khắp các tỉnh thành để tiêu thụ.

Cùng với gia đình anh Lũy, gia đình anh Nguyễn Hữu Sình cũng có đến 5 sào (1.800 m2) đất canh tác trồng nhãn và hơn 3 sào (1.080 m2) đất vườn. Năm nay nhãn được mùa nên sản lượng cũng lên đến 4,5 tấn.

choang-ngop-truoc-vua-nhan-long-triu-canh-ngon-noi-tieng-ca-nuoc.jpg
Nụ cười của người trồng nhãn được mùa.
Gia đình anh Nguyễn Văn Vuốt và chị Nguyễn Thị Hương cũng có ngót 1ha (10.000 m2) đất trồng nhãn bao gồm cả đất vườn và đất canh tác. Vừa bẻ nhãn, chị Hương vừa nói: “Chăm nhãn nhàn hạ hơn so với các loại cây trồng khác, quan trọng nhất là lúc nhãn ra hoa, kết quả thôi. Năm nay nhãn được mùa nên giá có phần thấp hơn năm ngoái, năm ngoái đầu mùa có lúc lên đến 27 ngàn đồng/kg, năm nay giá nhãn lồng loại 1 cũng chỉ dao động từ 20 -22 ngàn đồng/kg; loại 2 chỉ từ 17 – 19 ngàn đồng/kg”.

Khi được hỏi điều gì đã làm nên thương hiệu cho nhãn lồng Hưng Yên nói chung và nhãn lồng Khoái An Cảnh Thượng nói riêng, anh Lũy vui vẻ cho biết: “Đất Hưng Yên thuộc vùng châu thổ sông Hồng, chất đất ở trong làng này là chất đất riêng rất phù hợp với cây nhãn nên hàng trăm năm nay cây nhãn đã làm nên thương hiệu cho Hưng Yên”.

Cây cao 1m cũng cho cả chục kg quả

Nếu hàng chục năm về trước, người dân Khoái Châu chỉ trồng nhãn ở ven đường, quanh khu đất ở của gia đình thì những năm gần đây cây nhãn được đưa cả xuống… ruộng!

choang-ngop-truoc-vua-nhan-long-triu-canh-ngon-noi-tieng-ca-nuoc.jpg

Những cây nhãn thấp và bé xíu nhưng đã có cả chục kg quả.
choang-ngop-truoc-vua-nhan-long-triu-canh-ngon-noi-tieng-ca-nuoc.jpg
Cận cảnh 1 cây nhãn dưới đất ruộng.
Khắp các cánh đồng trồng lúa, hoa màu quanh năm ngập nước, người dân An Cảnh Thượng cùng nhiều xã khác đã tìm cách đưa cây nhãn xuống trồng. Những cây nhãn được trồng dưới ruộng chỉ cần 2 năm chăm sóc là bắt đầu cho quả.

choang-ngop-truoc-vua-nhan-long-triu-canh-ngon-noi-tieng-ca-nuoc.jpg
Nhãn được ghép mắt từ những cây cổ thụ nên vẫn đảm bảo độ "chất" của nhãn lồng Hưng Yên.
Đối với nhãn lồng trồng dưới ruộng, chúng tôi đều mua cây giống về chăm sóc, sau đó tiến hành ghép mắt với những cây nhãn cổ thụ”, anh Lũy cho biết. Hiện tại gia đình anh Lũy vừa trồng vừa sản xuất cây giống nhãn lồng.

Đa số cây nhãn trồng dưới ruộng thân chỉ to bằng ngón chân cái hoặc to hơn cũng chỉ bằng cổ tay, cao chỉ hơn 1m nhưng đã cho hàng chục kg quả. Không chỉ chúng tôi mà chắc hẳn nhiều người khi chứng kiến cảnh này đều choáng ngợp bởi xưa nay chưa bao giờ thấy cây nhãn thấp bé cho quả nhiều đến vậy.

Đang tiến hành thu hoạch nhãn, chị Lan (thôn An Vĩ, xã Hàm Tử, Khoái Châu) cho biết: “Muốn cây nhãn sinh sôi được ở đất lúa thì buộc người dân phải làm luống tránh ngập nước. Sau khi trồng nhãn giống xuống (nhãn giống bé bằng chiếc đũa), 2 năm sau nhãn đã cho trái, năm đầu tiên chúng tôi khống chế lượng quả, chỉ để mỗi sào khoảng 2,5 tạ thôi”.


choang-ngop-truoc-vua-nhan-long-triu-canh-ngon-noi-tieng-ca-nuoc.jpg

Ruộng nhãn nhà chị Lan mới bói năm đầu nhưng đã cho 5 tạ quả.
choang-ngop-truoc-vua-nhan-long-triu-canh-ngon-noi-tieng-ca-nuoc.jpg
Giá chị để lại cho thương lái là 20 ngàn đồng/kg, thu về 10 triệu đồng. Những năm tiếp theo ruộng nhãn nhà chị Lan sẽ cho sản lượng tăng dần từ gấp đôi, gấp ba, gấp bốn... lần.
Nhìn cây bé xíu thế thôi nhưng cũng phải có từ 20 – 30kg quả đấy. Nếu những năm sau thì chắc chắn sản lượng của mỗi cây sẽ tăng lên nhiều lần. Có những cây nhãn cổ thụ hàng chục năm cho sản lượng ngót cả tấn ấy chứ”, chị Lan cho biết.

Nhiều gia đình ở Khoái Châu thấy cây nhãn phát triển tốt ở đất ruộng nên đã tiến hành đấu thầu hoặc mua lại đất canh tác của những gia đình khác để mở rộng diện tích trồng nhãn.

Khi chúng tôi thắc mắc về chuyện liệu rằng nhãn ở dưới ruộng chất lượng có bằng những cây nhãn cổ thụ hay không, anh Đỗ Văn Thắng nói: “Hầu hết những cây nhãn mới trồng đều được ghép mắt từ những cây nhãn cổ thụ trong xã nên chất lượng luôn đảm bảo”.


Theo Afamily



P/s : @Newsun : nhanh k hết mùa ca ơi :))
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top