Chiếc bánh mì kẹp thịt giá 400.000 usd (8 tỉ đồng)

dALo

Kẻ lang thang đi ngang cuộc đời ...
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/4/2011
Bài viết
4.051
Kết quả dự án thử nghiệm sản xuất chiếc bánh mì kẹp thịt nhân tạo đầu tiên trên thế giới vừa được các nhà khoa học thuộc Đại học Maastricht (Hà Lan) trình làng trên tạp chí khoa học New Scientist.
Tuy nhiên, chi phí sản xuất cho “chiếc bánh của tương lai” này vẫn còn đang ở mức giá rất… trên trời, xấp xỉ 400.000 USD.
Thịt nhân tạo hay còn gọi là “thịt trong ống nghiệm” là dải mô cơ được tạo ra bằng kỹ thuật nuôi cấy hàng ngàn tế bào gốc của lợn trong huyết thanh của loài ngựa, liên kết phân tử bằng khóa Velcro, phát triển qua cơ chế nhân bội và phân chia phỏng theo cơ chế hình thành cơ bắp ở động vật.
Hiện tại, miếng thịt nhân tạo do Đại học Maastricht tạo ra có chiều dài 2,5 cm, rộng xấp xỉ 1 cm, sũng nước và màu xám vì hàm lượng myoglobin (loại protein làm nhiệm vụ lưu trữ oxy trong tế bào, quyết định màu hồng tươi của thịt động vật) thấp.
Hàm lượng protein chứa sắt cũng rất thấp. Trong khi mùi và vị của miếng thịt này cho tới nay vẫn chưa ai dám thử!
hamburger.jpg


Chiếc bánh mì kẹp thịt nhân tạo đầu tiên trên thế giới dự kiến có chi phí sản xuất khoảng 400.000 USD
Ảnh: Reuters

Giáo sư Post Mark - người đứng đầu nghiên cứu sản xuất thịt nhân tạo của Đại học Maastricht - cho biết ông cùng các cộng sự đã sẵn sàng cho các thử nghiệm làm xúc xích từ thịt lợn nhân tạo trong vòng sáu tháng tới, tiếp đó là khoảng một năm để làm ra chiếc bánh mì kẹp thịt bò nhân tạo đầu tiên trên thế giới.
Hạn chế lớn nhất của nghiên cứu nằm ở chi phí sản xuất quá tốn kém. Ước tính, để sản xuất ra một chiếc bánh mì kẹp thịt tiêu tốn khoảng 400.000 USD.
Tuy nhiên, giáo sư Mark khẳng định rằng một khi được ứng dụng sản xuất trên quy mô lớn, thịt nhân tạo sẽ được làm ra nhanh và rẻ hơn.
Theo Telegraph, nếu như nghiên cứu của giáo sư Post Mark thành công, sẽ thúc đẩy mạnh mẽ cuộc cách mạng chuyển dịch sản xuất thịt động vật từ trang trại tới phòng thí nghiệm, cắt giảm hàng tỉ tấn khí thải nhà kính tạo ra bởi hàng tỉ đàn lợn, bò, cừu, gà....
Nghiên cứu đột phá này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn các loài động vật quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Thậm chí, độc đáo hơn cả là mở đường cho ngành sản xuất các loại bánh mì kẹp “đặc sản” nhân thịt gấu trúc phát triển, giáo sư Mark đùa vui.
Được biết, năm 2008, Tổ chức bảo vệ động vật nổi tiếng của Mỹ PETA từng treo giải thưởng 1 triệu USD cho nhà khoa học nào chế ra được loại thịt ăn được từ phòng thí nghiệm và đủ tiềm năng đưa vào sản xuất thương mại trong năm 2012.
 
:KSV@08: Ghê chết đi đc. Ai mà dám ăn chứ. Lỡ như có bệnh tật j. Mà có qua kiểm tra, thử nghiệm thì loại thịt này chắc chỉ mấy nc nghèo mới ăn nó
 
Nhìn nhiều quá đến phát chán :KSV@08:
 
×
Quay lại
Top