Chia thừa kế đất đai của bố mẹ mới nhất 2022 theo Luật thừa kế

tiasanglaw

Thành viên
Tham gia
20/6/2022
Bài viết
0

1. Thừa kế đất đai là gì​

Thừa kế đất đai là trường hợp những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật được hưởng phần di sản đất đai mà người chết để lại theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về thừa kế.

2. Điều kiện đất thừa kế của bố mẹ cho con​

Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện thực hiện quyền thừa kế như sau:
“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.”

thua ke dat dai theo phap luat


3. Các giấy tờ liên quan khi thừa kế đất đai của bố mẹ cho con​

Sau đây là các giấy thừa kế đất có liên quan cần có khi làm thủ tục thừa kế đất đai của bố mẹ

- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ).

- Giấy chứng tử của người/những người để lại di sản.

- Bản sao CMND/căn cước công dân/hộ chiếu, Hộ khẩu của những người thừa kế còn sống tại thời điểm làm thủ tục.

- Giấy chứng tử, xác nhận phần mộ, giấy xác nhận/chứng minh quan hệ của những người thừa kế đã chết tại thời điểm làm thủ tục.

- Trường hợp thừa kế theo pháp luật thừa kế đất đai: Phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế như: Giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận của chính quyền địa phương về việc có quan hệ gia đình…

- Trường hợp thừa kế theo di chúc: Phải có bản sao hoặc bản gốc di chúc.

4. Thành phần hồ sơ để cấp, sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi nhận thừa kế đất đai​

Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) người được hưởng thừa kế phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:

“2. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không thuộc trường hợp “dồn điền đổi thửa”; chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng gồm có:

a) Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;

b) Hợp đồng, văn bản về việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng theo quy định.

Trường hợp người thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế;

c) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

d) Văn bản chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư;

đ) Văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, góp vốn tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất.”


Trường hợp 1: Hưởng thừa kế theo di chúc.

+ Di chúc hợp pháp.

+ Biên bản mở di chúc có người chứng kiến và xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất;

Trường hợp 2: Hưởng thừa kế theo pháp luật.

+ Bản án, quyết định của Tòa án.

+ Văn bản thỏa thuận của các đồng thừa kế, có xác nhận của UBND cấp xã hoặc Phòng/Văn phòng công chứng về việc hưởng thừa kế.

thủ tục chia thừa kế đất đai theo di chúc


5. Trình tự thực hiện cấp, sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi thừa kế đất đai của bố mẹ cho con​

Sau đây là trình tự thực hiện cấp sang tên giấy chứng nhận, quyền sử dụng đất khi thừa kế đất đai của bố mẹ cho con:

Bước 1. Nộp hồ sơ


Địa điểm nộp:

- Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND cấp tỉnh;

- Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu.

Lưu ý:
Trường hợp hưởng di sản thừa kế là một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích được hưởng thừa kế trước khi nộp hồ sơ.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ

Trường hợp 1: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ

Trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Trường hợp 2. Hồ sơ đầy đủ

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

Trường hợp nộp hồ sơ tại UBND cấp xã thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, UBND cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Bước 3. Xử lý yêu cầu

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:

- Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;

- Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp;

- Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.

- Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

- Trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

6. Thời hạn giải quyết chia thừa kế đất đai của bố mẹ cho con​

Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời hạn thực hiện thủ tục sang tên Sổ đỏ khi nhận thừa kế như sau:

- Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;

- Thời gian 10 ngày không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

- Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày.

- Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết.

7. Các nghĩa vụ phải thực hiện​

- Thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ:

+ Mức lệ phí phải nộp: 0.5% giá trị bất động sản được nhận thừa kế.

+ Lệ phí địa chính: Căn cứ vào từng quyết định của địa phương

+ Lệ phí thẩm định: Căn cứ pháp lý tùy thuộc vào từng địa phương

8. Công thức chia thừa kế nhà đất theo di chúc​

8.1. Hình thức của di chúc​

Di chúc gồm di chúc miệng và di chúc bằng văn bản. Căn cứ Điều 628 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc bằng văn bản bao gồm:

  • Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có công chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Lưu ý: Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

8.2. Cách chia thừa kế nhà đất theo di chúc​

Theo khoản 2 Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc có quyền phân định phần di sản cho từng người thừa kế. Hay nói cách khác, người thừa kế được hưởng phần nhà đất bao nhiêu phụ thuộc vào nội dung di chúc nếu di chúc đó hợp pháp.

9. Công thức chia thừa kế nhà đất theo pháp luật​

9.1. Khi nào di sản chia theo pháp luật?​

Căn cứ khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, nhà đất được chia theo pháp luật trong trường hợp sau:

- Không có di chúc.

- Di chúc không hợp pháp.

- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Ngoài ra, thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản là nhà đất sau:

- Phần di sản không được định đoạt trong di chúc.

- Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật.

- Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

9.2. Người được hưởng thừa kế theo pháp luật​

Căn cứ Điều 649 và Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, người được hưởng thừa kế theo pháp luật là người thuộc hàng thừa kế.

Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hàng thừa kế theo thứ tự sau:

“a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại”

Lưu ý: Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản (theo khoản 3 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015).

9.3. Nhà đất được chia theo phần bằng nhau?​

Khoản 2 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”

Như vậy, nếu nhà đất được chia thừa kế theo pháp luật thì người thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.

Kết luận: Cách chia thừa kế nhà đất do bố mẹ để lại trên đây bao gồm chia theo di chúc và chia theo pháp luật, cụ thể:

- Nếu di chúc hợp pháp thì phần di sản thừa kế là nhà đất nhận được sẽ theo nội dung của di chúc, trừ những người không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

- Nếu nhà đất được chia theo pháp luật thì phần di sản nhận được là bằng nhau.

9.4. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc​

Khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động”

Theo đó, con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng và con thành niên mà không có khả năng lao động của người lập di chúc sẽ được hưởng phần di sản thừa kế bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó.

Quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc trên đây không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản.

Ví dụ: Vợ chồng ông A, bà B có tài sản chung là nhà đất trị giá 02 tỷ đồng, vì mâu thuẫn với vợ nên ông A trước khi chết đã lập di chúc với nội dung là để toàn bộ di sản cho 01 người con trai (cha, mẹ ông A đã chết).

Mặc dù không được ông A cho hưởng di sản theo di chúc nhưng bà B vẫn được hưởng vì là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015. Phần di sản bà B được hưởng như sau:

- Di sản thừa kế của ông A là 01 tỷ (vì nhà đất là tài sản chung nên chia đôi).

- Nếu chia thừa kế theo pháp luật thì người thừa kế của ông A thuộc hàng thừa kế thứ nhất là bà B và con trai, mỗi suất thừa kế là 500 triệu đồng. Căn cứ khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 thì bà B được hưởng di sản bằng 2/3 suất thừa kế. Do vậy, dù ông A không cho bà B hưởng di sản theo di chúc nhưng bà B vẫn được hưởng phần di sản thừa kế nhà đất với trị giá là 333.33 triệu đồng.

10. Thủ tục khai di sản thừa kế là đất đai của bố mẹ không có di chúc theo pháp luật thừa kế​

Căn cứ Điểm a, Khoản 1, Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, thừa kế theo pháp luật được áp dụng đối với trường hợp người để lại di sản khi chết không có di chúc.

Bước 1: Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng. Hồ sơ yêu cầu công chứng gồm có:

  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Bước 2: Công chứng viên tiến hành kiểm tra, xác minh, thụ lý công chứng và niêm yết tại UBND cấp xã nơi có đất. (theo Điều 58 Luật công chứng 2014 và Nghị định 29/2015/NĐ-CP).

Bước 3: Đăng ký biến động đất đai tại văn phòng đăng ký đất đai.

Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai.

(Điều 95 Luật Đất đai 2013, Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

> TÌM HIỂU THÊM: Tư vấn thủ tục làm di chúc thừa kế đất đai nhanh và hợp pháp năm 2022

11. Dịch vụ tư vấn luật thừa kế đất đai tại Luật Tia Sáng​

Trong xã hội ngày nay, khi đời sống vật chất không ngừng được nâng cao thì vấn đề thừa kế được đặt ra như một vấn đề đương nhiên phải giải quyết khi Bố Mẹ về già. Tâm nguyện của đa phần người dân Việt Nam theo văn hóa Á Đông là để lại phần lớn tài sản cho con (người phụng dưỡng Bố Mẹ về già, hương khói khi Bố Mẹ qua đời...). Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra rằng các vụ tranh chấp về tài sản thừa kế trong những năm qua không ngừng tăng cao (đặc biệt là tại các thành phố và đô thị phát triển). Việc thuê luật sư tư vấn phân chia tài sản thừa kế đất đai của bố mẹ là một trong những vấn đề pháp lý quan trọng nhằm giảm thiểu tranh chấp phát sinh và mang lại những lợi ích pháp lý nổi bật như:

- Chi phí thuê luật sư thấp nhưng mang lại hiệu quả pháp lý cao: Luật sư không chỉ là người được đào tạo chuyên sâu về pháp luật mà còn có kinh nghiệm thực tiễn giải quyết các tranh chấp phát sinh. Do vậy, Luật sư hoàn toàn có thể trợ trợ giúp khách hàng trong việc lập di chúc hoặc bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong việc phân chia tài sản thừa kế theo quy định pháp luật.

- Cách thức sử dụng dịch vụ đơn giản, dễ dàng, tiện lợi: Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc kết nối với luật sư hết sức đơn quý khách hàng có thể liên hệ Luật sư thông qua điện thoại, Email, tư vấn pháp luật trực tiếp tại văn phòng...;

Công ty Luật Tia Sáng tư vấn và giải đáp bao gồm nhưng không hạn chế trong các pháp lý vấn đề trong luật thừa kế đai của bố mẹ như sau:

- Tư vấn và giải đáp mọi vướng mắc của khách hàng về vấn đề thừa kế, phân chia tài sản thừa kế theo quy định của pháp luật hiện hành, như:

- Tư vấn về quyền thừa kế của các thành viên trong gia đình;

- Tư vấn về sự bình đẳng của các thành viên trong gia đình về tiếp nhận quyền thừa kế (Không phân biệt trai/gái, con trưởng/Con thứ, con đẻ/Con nuôi...);

- Tư vấn về hàng thừa kế theo luật;

- Tư vấn về thời điểm mở thừa kế theo luật;

- Tư vấn và xác định tài sản hợp pháp của người để lại tài sản thừa kế;

- Tư vấn về thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người được thừa kế;

- Tư vấn cách thức và phương thức xác lập quyền sở hữu/quyền sử dụng hợp pháp đối với di sản thừa kế để lại;

- Tư vấn về thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế;

- Tư vấn xác định người không được quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật;

- Tư vấn về thời hiệu thừa kế;

Và những vấn đề pháp lý khác phát sinh trong từng trường hợp cụ thể, riêng biệt của khách hàng.

> TÌM HIỂU THÊM: Video Giải đáp thắc mắc về yêu cầu chia di sản thừa kế khi hết hiệu lực



12. Tại sao nên sử dụng dịch vụ tư vấn luật thừa kế đất đai của bố mẹ tại Luật Tia Sáng​

Công ty Luật TIA SÁNG là tổ chức hành nghề Luật sư hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động số 41.02.2295/TP/ĐKHĐ trụ sở tại: Tầng 2, Tòa nhà Indochina Park Tower, số 4 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đakao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Công ty Luật TIA SÁNG tự tin với đội ngũ Luật sư và chuyên gia pháp lý có bề dày kinh nghiệm trong các lĩnh vực: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Hôn nhân gia đình, Đất đai, Sở hữu trí tuệ,… Luật Tia Sáng cam kết đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho Quý khách hàng trong và ngoài nước dịch vụ pháp lý chất lượng cao, đúng quy định pháp luật và đảm bảo tốt nhất về quyền và lợi ích của Quý khách hàng.

Luật Tia Sáng cam kết:

  • UY TÍN: Chúng tôi luôn đề cao chữ tín với khách hàng.
  • CHUYÊN NGHIỆP: Là đơn vị tư vấn luật, chúng tôi hướng tới sự chuyên nghiệp trong từng tác phong, lời nói, giao kết với khách hàng tại mọi hoàn cảnh.
  • TRÁCH NHIỆM: Chúng tôi luôn thực hiện đúng các cam kết của mình, trong bất kỳ sự cố, sự kiện bất khả kháng xảy ra, chúng tôi vẫn hỗ trợ khách hàng và cam kết luôn đồng hành cùng quý khách hàng.
  • KINH NGHIỆM: Chúng tôi được thành lập và hoạt động hơn 10 năm, do đó dịch vụ chúng tôi cung cấp có sự trải nghiệm thực tế.
  • CHI PHÍ HỢP LÝ: Để mang đến sự thuận tiện cho khách hàng, chúng tôi luôn luôn so sánh để điều chỉnh phí dịch vụ phù hợp với yêu cầu khách hàng.
  • YẾU TỐ NGOẠI GIAO: Chúng tôi có mối quan hệ tốt với cơ quan, chính quyền, tổ chức khác để phục vụ tốt cho công việc của khách hàng.
  • CAM KẾT BẢO MẬT: Luật sư cam kết bảo mật tuyệt đối các thông tin, tài liệu, và những trao đổi công việc với khách hàng.

13. THÔNG TIN LIÊN HỆ​

Công ty Luật TNHH MTV TIA SÁNG
Địa chỉ:
Phòng 2.3, tầng 2 tòa nhà Indochina. Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. ĐaKao, Q.1, TP. HCM
Số điện thoại: 0989.072.079 | 0906.219.287
Email: tiasanglaw@gmail.com
 
×
Quay lại
Top