Cảnh giác với viêm hang vị dạ dày

dodongdovi

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
21/3/2016
Bài viết
34
Như chúng ta đã biết, dạ dày có hình chữ J, được chia thành tâm vị, phình vị, thân vị, hang vị và môn vị. Hang vị là phần nằm ngang của dạ dày và rất dễ bị viêm nhiễm. Vì vậy, chúng ta cần cảnh giác với viêm hang vị dạ dày.

Đặc điểm của viêm loét hang vị dạ dày

Để tìm hiểu viêm loét hang vị dạ dày chúng ta cần tìm hiểu về viêm loét dạ dày và viêm hang vị xung huyết.

– Viêm loét dạ dày: Là chuẩn đoán qua nội soi mới thấy được vị trí tổn thương của dạ dày. Tùy vào hình ảnh nội soi mà viêm dạ dày có thể bao gồm: viêm dạ dày trào ngược dịch mật, viêm dạ dày xuất huyết, viêm dạ dày xung huyết, viêm dạ dày trượt lồi,…

– Viêm hang vị xung huyết: Là tình trạng niêm mạc hang vị dạ dày bị viêm loét, khiến các mạch máu ở khu vực này giãn nở do bị ứ đọng. Hiện tượng này thường xuất hiện khi dùng rượu bia, các chất kích thích,…Khi mắc bệnh, người bệnh thường có biểu hiện: đau bụng cồn cào, ợ hơi, ợ chua kèm theo cảm giác buồn nôn và nôn.

Biến chứng dễ gặp của bệnh

– Thủng dạ dày: Các cơn đau xuất hiện nhiều hơn mức bình thường. Trong trường hợp này, cần tới bệnh viện ngay vì nguy cơ thủng dạ dày rất cao.

– Hẹp môn vị: Các vết viêm loét sau khi liền thành sẹo sẽ môn vị hẹp dần.

– Xuất huyết tiêu hóa: Đây là biến chứng chủ yếu của căn bệnh này. Người bệnh có thể tử vong bất cứ lúc nào mà không rõ nguyên nhân

– Ung thư dạ dày: Đây là biến chứng cuối cùng của căn bệnh này và cũng là biến chứng chiếm vị trí hàng đầu trong các loại ung thư liên quan đến đường tiêu hóa gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Bệnh nhân viêm hang vị dạ dày cần được điều trị như thế nào?

Để điều trị dứt điểm các bệnh lý về dạ dày nói chúng và viêm hang vị nói riêng, trước hết, bệnh nhân cần tuân theo những chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị, không được bỏ thuốc giữa chừng, cũng không được dừng thuốc khi các triệu chứng đã giảm hoặc đổi thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần thực hiện chế độ ăn khoa học, kiêng một số loại như: dấm ăn, trái cây chua, đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, hạn chế uống trà đặc, các loại nước có ga, cồn, cafe,…Đặc biệt nên nhai thật kỹ trước khi nuốt hoặc không nên ăn quá nhanh.

Không nên dùng các loại thuốc như: thuốc Aspirin, thuốc chống viêm, chống đau như Ibuprofen,…

Nên nghỉ ngơi thư giãn cơ thẻ, tập thể dục thường xuyên.

Và một lưu ý rất quan trọng, sau mỗi đợt điều trị chữa bệnh thì bệnh nhân cần tái khám để bác sĩ so sánh kết quả. Nếu bệnh không có tiến triển, bác sĩ sẽ chuyển hướng điều trị khác.
 
×
Quay lại
Top