Văn Cảm nhận về khổ 2,3 bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải

Yoshida

Variety is spice of life
Thành viên thân thiết
Tham gia
15/5/2020
Bài viết
1.449
Mùa xuân được xem là mùa đẹp nhất trong năm, khép lại những câu chuyện cũ, mở ra những trang sách mới, những khát khao, hy vọng mới. Đây cũng là đề tài mà các nhà thơ rất dễ để lấy cảm hứng cho ra những tác phẩm tưởng chừng như là bất hữu. Và, "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải có lẽ cũng không ngoại lệ, ra đời năm 1980, khi tác giả nằm trên gi.ường bệnh. "Mùa xuân nho nhỏ" hiện lên với một bức tranh mùa xuân thiên nhiên, con người, đất nước tươi đẹp, qua đó, giương cao lẽ sống, khát vọng cống hiến của nhà thơ. Trong đó, để lại dấu ấn khó quên trong lòng người đọc là hai khổ thơ:
"Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao...

Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước."


Dù nằm trên gi.ường bệnh, ranh giới giữa sống và chết thật rất mong manh, nhưng tâm hồn của nhà thơ dường như chẳng chút muộn phiền, âu lo. Trái lại, nhà thơ còn cảm nhận sâu sắc, tinh tế, say sưa ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên đất trời: dòng sông xanh, một bông hoa tím, và cả tiếng hót của chim chiền chiện làm xáo động cả không gian tĩnh mịch. Hình ảnh gần gũi, quen thuộc, màu sắc hài hoà tươi sáng, âm thanh rộn ràng tô lên bức tranh mùa xuân càng thêm thơ mộng, tràn đầy sức sống. Từ mùa xuân của thiên nhiên tươi đẹp ấy, tác giả đã liên tưởng đến mùa xuân của đất nước, của con người cũng đã về đâu đó quanh đây:
"Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao..."

Với vần thơ giản dị, tác giả đã miêu tả được vẻ đẹp mùa xuân cách mạng ở quê hương:
"Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ."

Tác giả nhấn mạnh đến hai đối tượng: người cầm súng và người ra đồng. Đây là hai đối tượng chủ chốt, hai nhiệm vụ chính, cấp thiết lúc bấy giờ. Một bên bảo vệ Tổ Quốc. Một bên xây dựng hậu phương vững chãi. Từ "lộc" mang hai tầng nghĩa. Lộc là cành non, lá non, là chồi non của cây lá thức giấc vào mùa xuân. Là cành lá nguỵ trang trên lưng của người chiến sĩ khi ra mặt trận. Lộc còn là mạ non theo chân người nông dân ra ruộng. Với biện pháp ẩn dụ, "lộc" còn biểu thị cho niềm tin, một sự khởi đầu, một sức sống mới, tràn đầy, quyết giành thắng lợi. Biểu thị cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc, cho vụ mùa bội thu, cho sản xuất phát triển. Vì thế, "lộc" không chỉ đơn thuần là "giắt" trên lưng người lính để nguỵ trang, mà còn là "giắt" lên trên lưng đầy những tia hy vọng, niềm tin về chiến thắng, về những chiếc lá non mai này khi đất nước hoàn toàn bình yên- một trang sử mới, một bước ngoặc, khởi đầu mới, xanh tươi, dâng trào nhựa sống. Và, song song đó, là ước mơ về cuộc sống đầy đủ, cả vật chất, lẫn tinh thần, mong những cánh đồng lúa "trải dài", bát ngát, đem đến cho đất nước những "lộc", cho con người được sống trong hoà bình, hạnh phúc, không còn nghèo đói, không còn chiến tranh. Mọi thứ sẽ được bắt đầu lại, đẹp như mùa xuân. Chỉ với một từ "lộc" đã mang đến nhiều góc nhìn khác nhau, tác giả đã điểm tô lên bức tranh mùa xuân, con người mùa xuân, thêm tươi đẹp, gợi thành quả trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Như để khẳng định lại, việc hy sinh ra đi bảo vệ Tổ quốc, ở lại củng cố hậu phương, không hề bị ép buộc, mà đều là mọi người tự nguyện, nhà thơ đã chốt lại khổ thơ qua hai câu:
"Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao..."

Điệp ngữ "tất cả" đã nhấn mạnh đây là nhiệm vụ chung của mọi người, không phải của riêng ai. Nền độc lập dân tộc là của chung. Sự hoà bình ấm no là của chung. Thế nên, để xây dưng quê hương ngày một giàu mạnh, dù là người giàu hay kẻ hèn, người ở nhà hay ra trận, đều muốn cống hiến hết sức lực, tài năng của mình. Mọi hy sinh, chắc chắn, sẽ được đền đáp xứng đáng. Từ láy "hối hả", "xôn xao", không chỉ là sự rộn ràng, vội vã của hoa cỏ, của không khí sang xuân, mà cũng thể hiện nhịp độ khẩn trương, nhiệt tình, và tinh thần trách nhiệm của những con người đang bắt tay xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Nhịp thơ cũng theo đó mà chạy nhanh, gấp rút, góp phần khiến cuộc sống thêm hối hả, khẩn trương.

Khi nhìn thấy những hình ảnh thân thương ấy, tác giả chợt nhớ đến khoảng thời gian dài đằng đẳng đầy khó khăn gian nan mà nhân dân ta phải trải qua để mùa xuân có thể về trên vùng đất mang tên Việt Nam hôm nay:
"Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước."

Bốn ngàn năm, thời gian hẳn là không ngắn. Bốn ngàn năm, lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam dựng và giữ nước. Những "vất vả", những "gian lao" ấy, đó là những mất mác, những đau thương mà ta phải trải qua, để có được ngày hôm nay tươi sáng. Đó là những giọt mồ hôi, là những giọt nước mắt, là những giọt máu kiên cường ngã xuống, giữ gìn và giành lại non sông gấm vóc của mình. Tuy khó khăn là thế, gian lao, vất vả là thế, biết bao khổ đau, mất mác, biết bao sóng gió thăng trầm, ta không chút đắn đo, không hề lùi bước. Và, tác giả đã dùng một hình ảnh so sánh đầy ấn tượng: "Đất nước như vì sao". Sao không vĩ đại như mặt trời, cũng không chói rọi như mặt trăng. Sao không chiếu sáng trong một khoảng không gian rộng lớn. Sao chỉ là một vì tinh tú bé nhỏ, lấp lánh, nhấp nháy giữa bầu trời đêm. Nhưng, sự hiện diện của nó mang một sức ảnh hưởng lớn lao. Nó biểu trưng cho sự hy vọng, cho một vẻ đẹp thầm lặng, cho một sự cống hiến mãnh liệt, bền vững và trường tồn. Vì sao ấy cũng là lá cờ Tổ Quốc tung bay, hãnh diện cùng bè bạn năm châu. Vì sao toả sáng, là mơ ước về tương lai đất nước sẽ phát triển từng ngày, từng ngày. Từ "cứ" khẳng định quy luật tất yếu, niềm tin vững chắc vào tương là của đất nước, rằng, sẽ mãi đi lên phía trước. Hình ảnh so sánh đầy ấn tượng, từ "cứ" dứt khoát, mạnh mẽ, nhà thơ đã thể hiện niềm tin chắc nịch vào tương lai tươi sáng, không ngừng phát triển, khí thế đi lên mạnh mẽ của đất nước.

Với giọng thơ tha thiết, sôi nổi, trang trọng, cùng với biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, so sánh, đã khắc hoạ lên niềm yêu mến, tự hào, tin tưởng vào đất nước tuyệt đối của tác giả qua những thời khắc gian truân, mất mác. Để ca ngợi truyền thống ấy, Nguyễn Trãi từng viết:
"Việt Nam ơi Việt Nam
Tiếng súng tiếng gươm không bao giờ dứt
Bởi Tổ Quốc ta không bao giờ chịu nhục
Dân tộc ta không chịu cúi đầu."

Việt Nam thân thương. Việt Nam mến yêu. Con người Việt Nam dù mộc mạc, thanh cao, nghĩa tình nhưng cũng rất kiên cường, bất khuất. Chính bởi vì tấm lòng thuỷ chung sắt son ấy, mà cho dù bị ngăm đe, xâm lược bao lần, nhân dân ta vẫn không chịu cúi đầu. Mặc cho tiếng súng tiếng gươm có vang dội trường kì, vẫn đứng thẳng, không chịu nhục, cứ "như một vì sao" luôn toả sáng, cứ "luôn đi lên phía trước". Thanh Hải và Nguyễn Trải dường như đã gặp nhau tại đây, tại vẻ đẹp anh dũng, oai hùng của con người, của đất nước Việt Nam. Từ ngữ giản dị, và gần gũi dã toát lên vẻ chân chất, đơn sơ của con người Việt Nam, đã tái hiện hành trình lịch sử của dân tộc ta khi chiến tranh cũng như thiên tai "sáng chống bão dông, chiều ngăn nắng lửa, đói nghèo không buông", cả hậu phương lẫn tiền tuyến quyết tâm vũng bước, nhất chí không lui. Tinh thần ấy đã mang lại mùa xuân tươi đẹp nhất cho đất nước.

Với thể thơ năm chữ, dòng cảm xúc dạt dào, hình ảnh gần gũi, từ ngữ bình dị, thân thuộc, biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, kết hợp sử dụng từ láy, nhà thơ đã làm nổi bật mùa xuân con người, đất nước luôn tươi đẹp, tràn đầy sức sống và hy vọng. Ca ngợi con người Việt Nam kiên cường, bất khuất, không chịu hạ mình trước những gian lao, vất vả, đồng thời, bày tỏ một niềm tin vào tương lai, sự phát triển, toả sáng của đất nước mãnh liệt. Qua đó, ta có thể thấy được tình cảm, niềm tự hào sâu sắc của tác giả đối với quê hương, đất nước, dân tộc của mình, khiến chúng ta thêm yêu, thêm quý, tấm lòng thiết tha trìu mến ấy.
 
Hiệu chỉnh:
Mình nghĩ là đoạn tóm tắt khổ 1 không nhất thiết phải viết cả thơ ra đâu, chỉ cần tóm tắt nội dung là được. Với lại nên tách phần khái quát nghệ thuật với phần kết bài ra cho rõ ràng :)
 
@meitantei_conan4062
Thanks bạn đã góp ý nha :P
Tại lúc viết bài này, mình ko nhớ rõ sau khi tóm tắt khổ 1, thì có dẫn qua, rồi trích khổ 2 ko :v Hôm nay đi học, hỏi kĩ lại thì là có trích lại khổ 2 (ko phải k.1) ;))
Còn phần kết bài, nó bao gồm: đánh giá chung về nghệ thuật, nội dung, nêu nhận xét, cảm nhận của bản thân, nên việc tách riêng biệt thành 2 đoạn thì có hơi... :)
Dù sao cũng cảm ơn bạn vì đã quan tâm góp ý cho mình <3
 
×
Quay lại
Top