Cách để vượt qua nỗi sợ nói trước đám đông

Ánh Minh

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2017
Bài viết
1.322
Bạn có biết rằng phát biểu trước công chúng là nỗi sợ số một ở Bắc Mỹ không? Sau đó mới đến nỗi sợ chết!

Nếu là một người sợ nói trước đám đông thì bạn hoàn toàn không đơn độc. Đầu tiên bạn cần biết “nỗi sợ” là gì. Sợ hãi là việc dự tính đến sự đau đớn. Nỗi sợ của bạn là thực tế hay chỉ là tưởng tượng?

I. Đối mặt với nỗi sợ hãi


cach-de-vuot-qua-noi-so-truoc-dam-dong-1.jpg


1. Nhận biết về nguyên nhân gây sợ hãi. Nói một cách ngắn gọn, sự sợ hãi xuất phát từ việc bạn không biết điều gì sẽ xảy ra khi đứng trước mọi người để phát biểu hay thuyết trình. Nỗi sợ của bạn không phải là do bạn không biết về chủ đề sắp nói. Đó là do bạn không biết điều gì sẽ xảy ra khi bạn đứng trên bục phát biểu.

Nỗi sợ bị phán xét, sợ phạm sai lầm, sợ làm không tốt hay sợ bị tổn thương về tinh thần hoặc tình cảm có thể trở thành các yếu tố ngăn cản bạn thể hiện tốt (phát biểu, thảo luận, thuyết trình chào bán hàng, v.v…) Hãy nhớ rằng khán giả thực sự mong bạn thành công. Không ai ở đó hy vọng bạn có biểu hiện tồi tệ hoặc gây buồn chán. Nếu bạn xuất phát từ một vị trí đáng tin cậy và nắm rõ nội dung đề tài, bạn đã thắng được 3/4 cuộc chiến chống lại nỗi sợ bên trong mình.


cach-de-vuot-qua-noi-so-truoc-dam-dong-2.jpg


2. Đẩy lùi nỗi sợ. Nếu cảm thấy đầu gối như nhũn ra vì sợ hãi, bạn hãy tự nhủ rằng nỗi sợ của bạn là biểu hiện của “bằng chứng giả có vẻ như thật”. Gần như chắc chắn là những điều bạn lo sợ sẽ không xảy ra. Nếu đó là mối lo thực sự, ví dụ như nếu bạn quên mất một phương tiện hỗ trợ quan trọng, hãy làm điều gì đó để sửa chữa và ngừng lo lắng. Đừng quên rằng bạn luôn có khả năng thuyết phục mình thoát khỏi nỗi sợ.

II. Phần chuẩn bị


cach-de-vuot-qua-noi-so-truoc-dam-dong-3.jpg


1. Chuẩn bị cho bài phát biểu. Đảm bảo nắm rõ về nội dung mà bạn sắp trình bày. Làm dàn ý chi tiết và chia thành những ý căn bản cần nhớ. Đưa vào các ý hỗ trợ nhỏ hơn và tiêu đề của bài phát biểu. Sau đây là gợi ý giúp bạn xây dựng một bài phát biểu trôi chảy:

Liên tưởng mỗi phần của dàn ý với một “phòng” trong nhà bạn. Phần đầu tiên là lối vào nhà. Phần tiếp theo là phòng trước/ bếp/ phòng khách (khi bạn bước qua từng phòng trong nhà), v.v…

Liên tưởng mỗi ý nhỏ với các bức tranh trên tường. Hình dung các bức tranh miêu tả sự vật gì đó giúp bạn nhớ được ý tưởng của mình. Sự vật được miêu tả càng kỳ quặc thì chúng càng gợi cho bạn nhớ bài phát biểu (miễn là bạn không bị xao lãng).

Buổi sáng hôm trình bày bài phát biểu, bạn hãy đi hết “căn nhà” trong tưởng tượng để “giải mã” phương pháp ghi nhớ này.


cach-de-vuot-qua-noi-so-truoc-dam-dong-4.jpg


2. Thực hành. Tìm những tổ chức kinh doanh, các mạng lưới và câu lạc bộ trong khu vực bạn ở (như tổ chức Toastmaster) có thể cho bạn cơ hội để thực hành. Nhớ chọn các đề tài mà bạn đã biết tường tận. Nói về đề tài không quen thuộc sẽ làm tăng mức độ căng thẳng và gây cản trở cho phần thể hiện của bạn.


cach-de-vuot-qua-noi-so-truoc-dam-dong-5.jpg


3. Mua phần mềm ghi hình và ghi lại toàn bộ các lần thực hành của bạn vào laptop. Xem lại để biết điểm nào cần cải thiện. Nhờ một chuyên gia diễn thuyết xem bạn trình bày và góp ý. Cho bản thân bạn cơ hội để học thêm mỗi lần bạn ra ngoài.

III. Thư giãn


cach-de-vuot-qua-noi-so-truoc-dam-dong-6.jpg


1. Thở sâu. Thực hành bài tập thở trước khi tiếp tục sẽ giúp bạn thả lỏng cơ thể và tâm trí. Bạn có thể thực hiện phương pháp này ở bất cứ đâu, ngay cả trong tình huống sẵn sàng. Đứng yên và cảm nhận mặt đất dưới chân bạn. Nhắm mắt và tưởng tượng mình đang treo lơ lửng dưới trần nhà bằng một sợi dây mỏng manh. Chỉ lắng nghe hơi thở của mình và tự nhủ rằng không có gì phải vội vàng. Thở chậm lại cho đến khi bạn có thể đếm đến 6 giây khi hít vào và 6 giây khi thở ra. Bây giờ bạn sẽ bước vào trạng thái hoàn toàn thư giãn và tự tin.


cach-de-vuot-qua-noi-so-truoc-dam-dong-7.jpg


2. Thư giãn. Thư giãn là nghệ thuật của việc thả lỏng. Có nhiều cách để thả lỏng. Bạn có thể tưởng tượng cơ thể mình làm bằng cao su. Hoặc bạn có thể ngồi trước gương và dùng môi bắt chước tiếng ngựa hý. Sao bạn không nằm xuống sàn và vờ như mình đang nổi bồng bềnh? Hoặc đơn giản sụp xuống sàn như một con búp bê mềm rũ. Động tác thả lỏng cơ thể giúp bạn dễ chịu và thư giãn hơn.


cach-de-vuot-qua-noi-so-truoc-dam-dong-8.jpg


3. Sử dụng động tác đẩy tường. Đẩy tường là một động tác được Yul Brynner, ngôi sao trong vở nhạc kịch “Đức vua và tôi” sáng tạo. Động tác này thực hiện như sau:

Đứng cách tường khoảng 45 cm và đặt hai lòng bàn tay áp sát vào tường.

Đẩy vào tường. Khi đẩy, cơ bụng sẽ co lại. Khi thở ra, kêu xì xì và co các cơ bên dưới khung xương sườn như thể bạn đang chèo thuyền ngược dòng nước.

Thực hiện động tác này vài lần, và mọi cảm giác sợ sân khấu sẽ được xua tan.


cach-de-vuot-qua-noi-so-truoc-dam-dong-9.jpg


4. Lưu ý rằng adrenaline sẽ đẩy máu đến trung tâm điều khiển phản ứng chiến đấu/bỏ chạy trong não ở dưới đáy hộp sọ. Bạn hãy đặt bàn tay lên trán và ấn nhẹ vào các điểm xương. Động tác này kích thích máu đến các vùng não giúp cho bạn thể hiện tốt nhất.

IV. Làm việc với khán giả


cach-de-vuot-qua-noi-so-truoc-dam-dong-10.jpg


1. Học cách thu hút và kết nối với khán giả. Nếu chưa tham gia khóa học phát triển chuyên môn nói trước công chúng, bạn nên cân nhắc tìm một khóa rèn luyện kỹ năng này theo nhu cầu của bạn. Nghệ thuật nói trước công chúng có thể giúp nâng cao kết quả của bạn trong phòng họp, trong buổi thuyết trình chào bán hàng, thậm chí có thể tạo điều kiện cho bạn thăng tiến. Đây là một kỹ năng bắt buộc cho bất cứ giám đốc điều hành hoặc/và chủ doanh nghiệp nào.


cach-de-vuot-qua-noi-so-truoc-dam-dong-11.jpg


2. Biết rằng mọi người không nhìn thấy sự hồi hộp ở bạn. Khi bạn bước lên sân khấu và tiến đến bục phát biểu, không ai biết rằng bạn đang hồi hộp. Có thể bạn đang lo lắng đến thắt ruột và cảm thấy như sắp ốm đến nơi, nhưng thực ra bạn không biểu hiện điều đó ra ngoài. Đôi khi bạn nghĩ rằng mọi người có thể nhận thấy bạn đang hồi hộp. Ý nghĩ này khiến bạn còn hồi hộp hơn. Chỉ có một số dấu hiệu cho thấy một người đang hồi hộp và những dấu hiệu này nhỏ đến mức người bình thường sẽ không để ý đến quá 1 giây. Đừng lo lắng quá. Mọi người không thể nhìn thấy con quái vật hồi hộp khủng khiếp bên trong bạn.

Đánh lừa. Đứng thẳng người, vai đưa ra sau và ngực vươn tới trước. Mỉm cười. Ngay cả khi không cảm thấy thoải mái và tự tin, bạn cứ ra vẻ như vậy. Bạn sẽ có vẻ tự tin và cơ thể sẽ đánh lừa bộ não với ý nghĩ rằng đó là sự tự tin.


cach-de-vuot-qua-noi-so-truoc-dam-dong-12.jpg


3. Đừng quá lo nghĩ về phản ứng của khán giả. Hãy để tâm trí lắng dịu khi đứng trên sân khấu và nói trước đám đông. Nhớ rằng dù có cảm thấy mọi người đang nghĩ bạn thật kỳ quặc, bạn hãy phớt lờ điều đó. Điều họ nghĩ không quan trọng. Nếu thực sự có điều gì trục trặc, bạn hãy sửa chữa càng nhanh càng tốt.

Ngáp, vẻ buồn chán và các biểu hiện tương tự luôn luôn xuất hiện trong số khán giả. Điều đó có thể là do một số người luôn thấy buồn chán ở bất cứ sự kiện nào; một số người tính tình khó chiều, một số thì mệt mỏi, số khác thì bị xao lãng vì chuyện gì đó. Không có nguyên nhân nào phản ánh về bạn cả.
Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WikiHow
 
×
Quay lại
Top