Cách để sống hết mình

Ánh Minh

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2017
Bài viết
1.322
Ý nghĩa cuộc sống chính là thứ được tạo ra bởi suy nghĩ và hành động của cá nhân bạn. Luôn tự hỏi bạn có thể học được điều gì, tiến bộ như thế nào và ngừng đổ lỗi cho người khác khi mọi chuyện không như ý muốn.

Làm cách nào để có thể sống “hết mình” hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Sau đây là một vài chỉ dẫn để bạn có thể bắt đầu.

1. Định nghĩa bản thân


cach-de-song-het-minh-01.jpg


Nhận ra rằng cuộc sống là một cuộc hành trình, không phải đích đến. Điều này nghe có vẻ sáo rỗng nhưng lại hoàn toàn chính xác: quá trình quan trọng hơn kết quả. Sống hết mình là quá trình bạn phải dành cả cuộc đời để thực hiện. Đừng nản lòng khi mất nhiều thời gian để học điều mới hay gặp thất bại. Đây là những điều hiển nhiên trong cuộc sống.


cach-de-song-het-minh-02.jpg


Trung thực với bản thân và người khác. Nói dối sẽ làm tiêu tan năng lượng và niềm vui. Khi chúng ta lừa đối chính mình, chúng ta đang ngăn cản bản thân học hỏi và phát triển. Khi ta lừa đối người khác, ta đang làm tổn hại sự tin tưởng và thân mật.

Ta nói dối vì nhiều lý do. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đôi khi ta nói dối bởi vì ta ghen tị hoặc muốn làm tổn thương người khác. Nhiều khi nói dối vì sợ bản thân bị tổn thương khi tiết lộ sự thật hoặc sợ đối mặt. Khó có thể thành thật với bản thân, nhưng chỉ khi làm vậy bạn mới có thể sống hết mình.


cach-de-song-het-minh-03.jpg


Học cách chấp nhận bản thân. Ta hay tốn thời gian soi xét những điều không thích ở bản thân, những điều muốn thay đổi. Dành toàn bộ thời gian tập trung vào điều bạn không thích hay những điều xảy ra trong quá khứ có nghĩa là bạn không thể tập trung vào tương lai. Hãy quyết định học cách yêu thương bản thân mình hiện tại.

Liệt kê những điểm mạnh của bản thân. Bạn giỏi việc gì? Chúng có thể là những thành tựu lớn, chẳng hạn như phát minh ra công nghệ mới, hoặc kỹ năng “hàng ngày” như là thân thiện với mọi người. Chú ý vào điểm mạnh có thể giúp bạn tiếp tục phát triển chúng mà quên đi suy nghĩ tiêu cực về bản thân như “kẻ thất bại”.


cach-de-song-het-minh-04.jpg


Quyết định giá trị bản thân. Giá trị cốt lõi chính là niềm tin hình thành con người và cuộc sống của bạn. Chúng có thể là tín ngưỡng tâm linh hay chỉ đơn giản là niềm tin sâu sắc đối với bạn. Phản ánh giá trị của bản thân sẽ giúp bạn đặt ra mục tiêu “giá trị tương đẳng”. Bạn sẽ cảm thấy mãn nguyện và hành phúc khi sống đúng với giá trị bản thân.

Đấu tranh cho những gì bạn tin tưởng và không để người khác làm ảnh hưởng. Bạn vừa có thể làm điều này nhưng vẫn sẵn sàng tiếp thu ý kiến của người khác nếu chúng làm bạn bất ngờ.


cach-de-song-het-minh-05.jpg


Thách thức suy nghĩ tiêu cực. Đôi khi, xã hội nhầm lẫn tự phê bình với giúp cải thiện bản thân. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho rằng bạn nghiêm khắc chỉ trích bao nhiêu thì cũng sẽ như vậy với người khác. Suy nghĩ tiêu cực và tự phê bình không giúp bạn tiến bộ hay đạt được mục tiêu. Thay vào đó, hãy thử đối tốt với bản thân và từ bi với bản thân.

Ví dụ, nếu bạn liên tục trách cứ bản thân vì những sai lầm và những điều không thích ở chính mình, bạn cần tỏ ra quả quyết và thách thức những điều trên bằng suy nghĩ lạc quan. Thay thế suy nghĩ “Tôi là kẻ thất bại” bằng “Mọi thứ không suôn sẻ như tôi mong đợi. Tôi sẽ suy nghĩ cách khác để tiếp cận nó”.

Cố gắng suy nghĩ lô-gíc về việc tự kiểm điểm. Chỉ trí bản thân không phải là việc khó. Lần tới khi thấy bản thân gặp khó khăn, hãy cố tìm câu trả lời thích hợp cho sự chỉ trích đó. Ví dụ, nếu bạn tự nhủ “Tôi thật ngớ ngẩn, tôi chả hiểu gì cả và mọi người trong lớp đều thông minh hơn tôi”, hãy kiểm chứng suy nghĩ đó một cách lô-gíc. Mọi người có thật sự thông minh hơn bạn, hay họ chuẩn bị bài kỹ càng hơn? Sự thể hiện trên lớp có phải là do bạn kém thông minh (không hoàn toàn) hay do bạn không chuẩn bị bài? Bạn học tập có hiệu quả không? Bạn có thấy lợi ích từ gia sư? Phân tích mọi thứ một cách lô-gíc sẽ giúp bạn tìm ra từng bước cải thiện bản thân mà không hạ mình.


cach-de-song-het-minh-06.jpg


Phải linh hoạt. Một trong những lý do khiến ta chán nản chính là ta luôn mong đợi những điều tương tự xảy ra. Nhưng cuộc sống lại đầy rẫy những thay đổi. Bạn nên cho phép bản thân thay đổi và trưởng thành, học cách làm quen với tình huống và thách thức mới.

Bồi đắp cảm xúc lạc quan, ví dụ như niềm vui và sự tích cực, sẽ giúp phát triển sự linh hoạt.

Tìm thói quen phản ứng với sự kiện, tình huống. Quyết định xem điều gì tốt hay không tốt. Điều này giúp bạn sửa đổi những phản ứng không phù hợp và học cách thích nghi. Bạn không chỉ thấy bản thân tiến bộ mà còn tương tác với mọi người tốt hơn.

Học cách quan sát tình huống “tiêu cực” để tích lũy kinh nghiệm. Cứ mãi suy nghĩ tiêu cực về “thất bại” trong quá khứ có thể khiến bạn bị ám ảnh. Thay vì coi những thách thức hay trở ngại là điều tiêu cực, hãy coi chúng là không gian tích cực để học hỏi và cải thiện bản thân.

Ví dụ, doanh nhân nổi tiếng Steve Jobs đã từng nói “bị sa thải khỏi Apple là điều tuyệt vời nhất xảy đến với tôi. Một lần nữa, gánh nặng thành công được thay thế bằng ánh sáng của sự khởi đầu, không chắc chắn về mọi thứ. Nó giải phóng tôi, đưa tôi vào một trong những thời kỳ sáng tạo nhất của cuộc đời”.J.K. Rowling, tác giả của loạt truyện Harry Potter từng nói thất bại đều là những lợi ích không tưởng, bạn phải tận dụng thay vì sợ hãi nó.


cach-de-song-het-minh-07.jpg


Chăm sóc cơ thể. Một phần quan trọng của sống hết mình là chăm sóc cơ thể. Bạn chỉ sở hữu một cơ thể này thôi, vì vậy cần đảm bảo rằng nó có thể đồng hành cùng bạn trên chặng đường khám phá và học hỏi.

Ăn uống có lợi cho sức khỏe. Tránh ăn thực phẩm có lượng đường cao và không có calo. Ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh, carbohydrates phức tạp và proteins nạc. Thi thoảng bạn có thể thưởng thức một miếng bánh hoặc uống một ly rượu.

Uống đủ nước. Nam giới nên uống 13 cốc (3 lít) nước mỗi ngày. Phụ nữ nên uống 9 cốc (2,2 lít) nước mỗi ngày.

Tập thể dục. Nghiên cứu chỉ ra rằng tập thể dục thường xuyên giúp bạn khỏe mạnh hơn, vui vẻ và lạc quan hơn. Bạn nên dành 150 phút mỗi tuần vào việc tập thể dục.


cach-de-song-het-minh-08.jpg


Học chánh niệm. Học chánh niệm có thể giúp bạn sống hết mình bằng cách tập trung vào những điều xảy ra tại thời điểm hiện tại. Chánh niệm bắt nguồn từ Phật giáo và ngăn chặn sự phán xét kinh nghiệm và khuyến khích bạn chấp nhận bản chất của chúng.


Bạn không thể sống hết mình nếu cứ mãi bận tâm đến quá khứ và tương lai. Học cách để tâm đến những chuyện xảy ra ngay lúc này sẽ giúp bạn bớt lo lắng về quá khứ và tương lai.

Có rất nhiều cách học chánh niệm, bao gồm thiền chánh niệm và nghiên cứu tâm linh. Các bài tập yoga hoặc Thái cực quyền cũng kết hợp chánh niệm.

Một số lợi ích của chánh niệm: tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần, giảm căng thẳng, giao tiếp tốt với người khác, nâng cao ý thức về mọi việc


cach-de-song-het-minh-09.jpg



Ngừng “bóp méo” nhận thức.Đây là thuật ngữ được tạo ra bởi nhà tâm lý học Clayton Barbeau. Nó phản ánh xu hướng con người tự nói với chính mình “phải” làm điều gì ngay cả khi việc đó không phù hợp với mục tiêu và giá trị của họ. Tuyên bố “nên” có thể gây ra nhiều bất mãn và đau buồn. Hạn chế hành động này có thể giúp bạn sống trọn vẹn hơn.

Ví dụ, cân nhắc tuyên bố “nên” sau: “Tôi nên giảm cân”. Tại sao bạn cảm thấy vậy? Vì bạn đặt mục tiêu có vóc dáng cân đối? Vì bạn nhận được tư vấn của bác sĩ và đồng tình rằng bạn cần khỏe mạnh hơn? Hay có ai đó nói với bạn rằng bạn “nên” giảm cân? Mục tiêu chung lành mạnh, lợi hay hại hoàn toàn phụ thuộc lý do bạn muốn đạt được nó.

Không “bóp méo” nhận thức không có nghĩa là không đặt ra mục tiêu. Chỉ là bạn đặt mục tiêu vì chúng có ý nghĩa với bạn, không phải theo mong muốn của người khác.

2. Đi theo con đường của bạn


cach-de-song-het-minh-10.jpg


Ra khỏi vùng an toàn. Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu muốn thành công bạn cần ra khỏi vùng an toàn của bản thân. Đây được gọi là “vòng lo âu tối ưu”. Bạn càng sẵn sàng thử thách bản thân bao nhiêu thì càng thoải mái khi có những trải nghiệm mới bấy nhiêu.

Mạo hiểm là điều đáng sợ vì ta không thể thoải mái khi gặp thất bại. Mọi người đều sợ rủi ro trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, những người không dám mạo hiểm sớm muộn gì cũng hối hận.

Ra khỏi vùng an toàn có thể giúp bạn phát triển sự linh hoạt cần thiết để đối phó với trở ngại bất ngờ trong cuộc sống.

Khởi đầu nhỏ và phát triển theo cách của bạn. Đi ăn hàng mà không xem trước trên Yelp. Tổ chức một chuyến đi chơi bất ngờ với người yêu. Thử làm điều mới mà chưa từng thử trước đây.


cach-de-song-het-minh-11.jpg


Phải thực tế. Đặt mục tiêu có thể đạt được dựa trên khả năng và tài năng của bạn. Cân nhắc từng nỗ lực để đạt được mục tiêu. Tiến hành từng bước một cách ổn định và an toàn.

Đề ra mục tiêu có ý nghĩa với bản thân, không so sánh với người khác. Nếu mục tiêu ý nghĩa của bản thân là học cách chơi một bài hát yêu thích bằng ghita thì cũng đừng buồn nếu bạn không thể trở thành ngôi sao nhạc rock chơi ghita.

Duy trì mục tiêu theo hiệu suất. Đạt được mục tiêu đòi hỏi sự chăm chỉ, cống hiến và có động lực. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo có thể đạt được mục tiêu nhờ sự nỗ lực của chính bạn, ghi nhớ rằng bạn không thể kiểm soát người khác. Ví dụ, “Trở thành siêu sao điện ảnh” là mục tiêu phụ thuộc vào hành động của người khác (công ty chọn bạn làm diễn miên, những người đi xem phim bạn đóng, v, v). Nhưng “Tham gia buổi thử vai của thật nhiều bộ phim” là mục tiêu bạn có thể kiểm soát. Ngay cả khi bạn không nhận được vai diễn thì mục tiêu vẫn có thể coi là thành công vì bạn đã hoàn thành những điều được đề ra, thực hiện những điều bạn muốn.


cach-de-song-het-minh-12.jpg


Chấp nhận bị tổn thương. Khi sống hết mình, bạn đón nhận những cơ hội. Bạn theo đuổi điều bạn muốn, đưa ra quyết định và chấp nhận kết quả. Nhưng đôi khi mọi thứ không diễn ra theo cách bạn mong đợi. Chấp nhận bị tổn thương khi mọi thứ khồn diễn ra theo kế hoạch là điều quan trọng để trải nghiệm cuộc sống một cách trọn vẹn, cởi mở và trung thực.

Tổn thương giúp bạn hành động trên các lĩnh vực của cuộc sống. Nếu sợ mở lòng và thành thật với người khác vì có thể làm tổn thương chính mình, bạn không thể tiến triển một mối quan hệ khăng khít thật sự. Nếu sợ nắm bắt cơ hội vì chúng có thể không thành công thì bạn sẽ hối tiếc.

Ví dụ về Myshkin Ingawale, một nhà phát minh muốn phát triển công nghệ để giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em tại vùng nông thôn Ấn Độ. Ingawale thường nói về 32 lần thất bại của mình khi tiến hành công trình nghiên cứu này. Chỉ đến lần thứ 33 ông mới thành công. Sẵn sàng bị tổn thương và chấp nhận rủi ro, thất bại chính là điều đem đến cho ông thành công này và cứu giúp nhiều mạng sống.


cach-de-song-het-minh-13.jpg


Tìm kiếm cơ hội học hỏi. Đừng bằng lòng với những điều trong cuộc sống. Phải năng động và sống hết mình. Phải luôn cân nhắc những điều bạn học được từ tình huống trong cuộc sống. Điều này giúp ngăn chặn căng thẳng khi gặp thách thức và tập trung tiến về phía trước, không nhìn lại.

Học hỏi điều mới giúp não bộ tập trung. Khi bạn chủ động đặt câu hỏi và điều tra kinh nghiệm, bạn sẽ thấy thoải mái hơn về mặt tinh thần và cảm xúc


cach-de-song-het-minh-14.jpg


Rèn luyện thái độ biết ơn. Biết ơn không chỉ là cảm xúc; đó là cách sống đòi hỏi sự chủ động luyện tập. Nghiên cứu chỉ ra rằng rèn luyện sự biết ơn giúp bản sống khỏe hơn, vui vẻ và lạc quan hơn.Sự biết ơn giúp bạn vượt qua nỗi ám ảnh quá khứ và thắt chặt mối quan hệ với mọi người.Biết ơn những điều bạn trải qua hàng ngày. Thể hiện lòng biết ơn với gia đình, bạn bè và những người quan trọng. Chia sẻ và bày tỏ yêu thương khi còn có thể. Cuộc sống sẽ trọn vẹn hơn khi bạn chủ động thể hiện sự biết ơn.

Tận hưởng khoảnh khắc. Con người có thói quen xấu là tập trung vào mặt tiêu cực của cuộc sống và phớt lờ những điều đẹp đẽ và lạc quan xung quanh. Dành thời gian nhìn nhận và tận hưởng thời khắc đẹp đẽ trong cuộc sống hàng ngày. Suy nghĩ về trải nghiệm có ý nghĩa với bạn. Quan tâm đến niềm hạnh phúc trong cuộc sống. Bạn có thể viết những trải nghiệm này ra giấy. Chỉ một điều nhỏ, chẳng hạn như tin nhắn bất ngờ từ một người bạn hay buổi sáng tràn ngập nắng, cũng có thể làm ta hạnh phúc.

Chia sẻ sự biết ơn với người khác. Chúng ta có thể “lưu giữ” những khoảnh khắc đẹp trong trí nhớ nếu cùng chia sẻ với người khác. Nếu thấy một bông hoa đẹp khi đang đi xe buýt, bạn có thể nhắn tin kể với bạn thân. Nếu người yêu rửa bát để làm bạn bất ngờ, hãy nói với anh ấy rằng bạn rất vui. Chia sẻ sự biết ơn có thể giúp người khác thấy yêu đời và có xu hướng tìm kiếm sự biết ơn trong cuộc sống của họ


cach-de-song-het-minh-15.jpg


Viết nhật ký. Nhật ký giúp bạn phản ánh mục tiêu và giá trị. Nó còn giúp bạn quyết định điều gì đang tiến triển tốt và nên tiếp tục. Viết nhật ký cũng là một cách để rèn luyện chánh niệm.

Bạn nên chủ động viết nhật ký thay vì chỉ ghi lại suy nghĩ và trải nghiệm ngẫu nhiên. Thay vì ghi lại từng điều xảy, bạn nên dùng nhật ký để phản ánh những tình huống bạn trải qua. Bạn phản ứng như thế nào? Ban đầu bạn cảm thấy ra sao? Bây giờ đã khác chưa? Bạn có muốn thay đổi điều gì nếu gặp tình huống tương tự


cach-de-song-het-minh-16.jpg


Cười. Tiếng cười là liều thuốc tốt nhất. Tiếng cười làm giảm hóc-môn căng thẳng và giải phóng endorphin, hóc-môn giúp người ta vui vẻ. Nó đốt cháy calo và gửi oxy đi khắp cơ thể, giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh và yêu đời.

Tiếng cười có thể lan truyền; khi bạn thể hiện niềm vui thông qua tiếng cười, người khác cũng sẽ chia sẻ cùng bạn. Cười cùng nhau tạo ra mối liên hệ cảm xúc và xã hội


cach-de-song-het-minh-17.jpg


Đơn giản hóa nhu cầu. Tài sản của bạn có thể quay ra chiếm hữu bạn. Một ngôi nhà lộn xộn đầy đủ tiện nghi không làm bạn hạnh phúc. Hãy chủ động đưa ra quyết định về nhu cầu đơn giản hàng ngày. Nghiên cứu chỉ ra rằng thường xuyên bận tâm về vật chất sẽ làm lu mờ nhu cầu thiết thực của bản thân. Sở hữu thứ bạn cần và cần thứ bạn sở hữu.

Người ham mê vật chất thường ít vui vẻ và hài lòng hơn người khác. Vật chất không khiến bạn vui vẻ nhưng mối quan hệ với người khác thì làm được điều này.

Loại bỏ những vật dụng không sử dụng đến hoặc không thích trong nhà bạn. Tìm tổ chức từ thiện ở địa phương để ủng hộ quần áo, đồ da dụng và những đồ không dùng đến trong nhà.

Đơn giản hóa cuộc sống cá nhân. Bạn có thể nói “không” với giao ước hay lời mời. Dành thời gian làm những thứ có ý nghĩa với bản thân.

3. Giao tiếp với người khác


cach-de-song-het-minh-18.jpg


Suy nghĩ về những người xung quanh. Dù bạn tin hay không thì con người có thể “nắm bắt” cảm xúc dễ dàng như bị cảm lạnh vậy. Nếu bạn dành nhiều thời gian bên cạnh người vui vẻ và lạc quan thì bạn cũng có cảm giác giống họ. Nếu ở bên cạnh người suốt ngày ủ rũ thì bạn cũng trở nên bi quan. Kết bạn với người quan tâm tới bạn, coi trọng bạn và người xung quanh và làm phong phú cuộc sống của bạn.

Bạn dành thời gian với ai? Họ khiến bạn cảm thấy thế nào về bản thân? Bạn có thấy được người khác tôn trọng và ghi nhận?

Điều này không có nghĩa là bạn bè và người thân của bạn không nên đưa ra lời góp ý mang tính xây dựng. Trên thực tế, đôi khi ta cần bạn bè chỉ ra những hành động thiếu suy nghĩ và khiến người khác tổn thương. Tuy nhiên bạn phải cảm nhận được sự tôn trọng và tốt bụng từ những người đó, đồng thời phải đối tốt với họ.


cach-de-song-het-minh-19.jpg


Thảo luận nhu cầu của bản thân với người khác. Học cách giao tiếp quyết đoán (mà không ngạo mạn) có thể giúp bạn cảm thấy mạnh mẽ, tự tin và thỏa mãn hơn. Giao tiếp quyết đoán sẽ thấu hiểu được nhu cầu của hai phía.

Cởi mở và thành thật, không dùng ngôn từ phán xét hay đổ lỗi. Nếu ai đó làm bạn tổn thương, bạn có thể chia sẻ cảm xúc với người đó. Tuy nhiên, không nên nói những câu đổ lỗi cho người đó, “Bạn không tốt với tôi” hoặc “Bạn thậm chí không quan tâm tới nhu cầu của tôi”.

Dùng chủ ngữ “Tôi”. Sử dụng chủ ngữ tập trung vào cảm xúc và trải nghiệm của bạn mà không mang ý nghĩa phán xét hay đổ lỗi. Ví dụ, “Tôi thấy tổn thương khi bạn không cổ vũ tôi trong công việc. Tôi cảm thấy bạn không quan tâm đến nhu cầu của tôi.”

Đưa ra góp ý mang tính xây dựng và chấp nhận góp ý của người khác. Đừng chỉ nói với người khác nên hay không nên làm gì mà bạn nên giải thích cặn kẽ.

Mời mọi người chia sẻ nhu cầu và ý tưởng cùng bạn. Dùng câu từ mang tính hợp tác, chẳng hạn như “Bạn muốn làm gì?” hay “Bạn nghĩ gì?”

Thay vì tự nhận thấy bản thân phải trình bày quan điểm một cách quyết đoán, bạn có thể nói như sau “Hãy chia sẻ thêm” khi nghe thấy điều mà bạn không đồng tình. Thử đặt mình vào vị trí của người đó.


cach-de-song-het-minh-20.jpg


Yêu thương mọi người. Phải hết lòng vì người khác. Một trong những trở ngại lớn nhất khiến ta không thể sống trọn vẹn chính là suy nghĩ chúng ta “xứng đáng” với điều này. Cảm giác này có thể gây ra bất mãn và giận dữ. Cho đi yêu thương mà không mong nhận lại. Yêu thương người khác mặc dù rất khó khăn.

Điều này không có nghĩa là bạn phải tử tế với người không đối tốt với mình. Bạn có thể yêu và chấp nhận mọi người nhưng vẫn phân biệt được ai tốt ai không tốt.

Dù bạn tin hay không thì tình yêu rất có ích, ngay cả ở nơi làm việc. Nơi làm việc tồn tại tình yêu, sự quan tâm, biểu hiện tình cảm sẽ có nhiều công nhân làm việc hiệu quả và hài lòng hơn.


cach-de-song-het-minh-21.jpg


Tha thứ cho bản thân và người khác. Sự tha thứ rất tốt cho cơ thể và tâm hồn bạn nhưng không dễ gì thực hiện được. Tuy nhiên tha thứ giúp giảm căng thẳng, hạ huyết áp và giảm nhịp tim. Tha thứ giúp bạn cảm thấy hài lòng và hạnh phúc ngay cả khi đối phương không biết họ làm sai điều gì.

Suy nghĩ về điều bạn muốn tha thứ. Chú ý cảm xúc khi suy nghĩ. Thừa nhận cảm xúc; đánh giá hay cố gắng đàn áp cảm xúc chỉ khiến mọi chuyện tệ hơn.

Biến trải nghiệm đau thương thành kinh nghiệm. Bạn nên làm gì khác đi? Mọi người nên làm gì khác đi? Bạn học được gì từ trải nghiệm này để giúp bạn tiến bộ?

Ghi nhớ rằng bạn chỉ có thể kiểm soát hành động của bạn thân, không phải của người khác. Một trong nhiều lý do khó tha thứ cho người khác là vì nó hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Đối phương có thể không bao giờ biết về hành động sai lầm của họ. Họ không bao giờ biết kết quả hay học hỏi từ trải nghiệm này. Nhưng tiếp tục tức giận về chuyện này chỉ làm bạn tổn thương. Học cách tha thứ cho dù đối phương có biết kết quả hay không, sẽ giúp bạn chữa lành vết thương.

Tha thứ cho bản thân cũng quan trọng như tha thứ cho người khác. Khi mắc kẹt trong những sai lầm của quá khứ, ta sẽ vướng vào vòng luẩn quẩn tự trách bản thân thay vì coi trải nghiệm đó như công cụ để tập trung vào hoàn thiện bản thân ở hiện tại. Sử dụng kỹ thuật trong bài viết này: thách thức bóp méo nhận thức và rèn luyện chánh niệm để giúp bạn tha thứ và yêu thương bản thân như cách bạn đối xử với người khác.

Khi tha thứ, cần nhớ rằng ta phải quên đi tình huống khiến ta có cảm xúc tiêu cực.


cach-de-song-het-minh-22.jpg


Đền đáp. Hết lòng với người khác. Bắt đầu với người hàng xóm của bạn. Làm từ thiện ở ngoài cộng đồng. Hành động này không chỉ giúp bạn trở thành người tốt hơn mà còn giúp đỡ mọi người.

Giúp đỡ người khác không chỉ có lợi cho họ mà còn tăng cường thể lực cho bạn. Làm từ thiện tạo ra cảm giác “phấn khích”, loại endorphin được sản sinh khi ta giúp đỡ người khác.

Bạn không cần phải phát súp gà hay thành lập tổ chức phi lợi nhuận để giúp người khác. Chỉ với một hành động nhỏ mỗi ngày cũng tạo ra hiệu ứng lớn. Nghiên cứu chỉ ra rằng hiệu ứng “đền đáp tiếp nối” thực sự tồn tại: lòng tốt của bạn có thể tạo cảm hứng cho người khác, khiến họ trở nên hào phóng và tốt bụng và truyền cảm hứng cho nhiều người khác nữa.


cach-de-song-het-minh-23.jpg


Chấp nhận mọi người. Bạn phải tử tế và lịch sử. Tận hưởng niềm vui của người khác. Đối xử với người khác theo cách bạn muốn họ quan tâm mình.

Ban đầu có thể hơi khó chịu khi phải nói chuyện với người “không giống” bạn. Ghi nhớ rằng bạn có thể học hỏi nhiều điều từ những người bạn tiếp xúc. Bạn càng va chạm với nhiều người thì càng nhận ra chúng ta đều giống nhau.

Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: Wikihow
 
×
Quay lại
Top