Cách chữa “thất tình”

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Cảm giác con tim như bị xé toạc khỏi lồng ngực? Hoá ra không phải bạn đang cường điệu nó lên đâu. Thất tình có thể tác động đến tình trạng sức khoẻ tinh thần và thể chất, nhưng có nhiều cách để giải toả nó.

Mấy ai trốn được tình yêu. Tình yêu luôn hiện hữu quanh ta, được đan cài trong lịch sử, tiểu thuyết và cả phim ảnh. Tình yêu khiến ta ngất ngây, và cũng khiến ta suy sụp.

Dẫu cho có yêu đơn phương, chia tay không êm thấm hay cãi vã trong tình yêu hiện tại, những thời khắc trầm lắng, khao khát và tuyệt vọng có lẽ luôn đeo đuổi. Đau tim đến độ nào đó có thể quấy nhiễu cuộc sống bạn, tác động đến tình trạng sức khoẻ tinh thần và thể chất. Thực ra, cảm giác thất tình chính là như vậy – một căn bệnh.

Ảnh: EstherQueen999 - Shutterstock

Ảnh: EstherQueen999 - Shutterstock


Thất tình thời trung cổ

Các lương y thời trung cổ cho rằng thất tình là một tình trạng bệnh lý do vẻ ngoài nhan sắc và h.am m.uốn t.ình d.ục gây nên. Mary Wack, tác giả của “Thất tình thời trung cổ: Lễ thánh cho người hấp hối và bàn luận, đã miêu tả căn bệnh ấy là “đáng sợ, đôi khi chết chóc”.

Người xưa tin rằng thất tình xảy đến khi cơ thể mất sự cân bằng. Các lý thuyết y khoa thời trung cổ đều dựa trên tứ dịch thể: máu, đờm, mật đen và mật vàng. Ở người khoẻ mạnh, bốn chất dịch này cân bằng nhau hoàn hảo. Khi sự cân bằng này bị phá vỡ có thể gây ra cảm xúc thất tình. Người ta cho rằng nếu không được điều trị, thất tình sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, khiến con người ta mất bộ phận sinh dục, tử vong hoặc vĩnh viễn bị nguyền rủa.

Khi tình yêu làm ta suy sụp

Giờ đây ta biết được thất tình không ta vạn kiếp bị nguyền rủa, nhưng hiện tượng này vẫn được thừa nhận trong tâm lý học. Nhà tâm lý học Dorothy Tennov đã sáng tạo ra thuật ngữ “limerence” năm 1979 để miêu tả cối lõi của thết tình – sự quyến rũ lãng mạn dữ dội và nhu cầu đến ám ảnh muốn được đáp lại.

Những ảnh hưởng này có lẽ không quá ngạc nhiên. Thực ra, tình cảm lãng mạn thậm chí còn gây nghiện. Một nghiên cứu năm 2016 đã nhận thấy nhiều điểm tương đồng giữa giai đoạn đầu yêu đương với tình trạng nghiện ma tuý. Người mới yêu tiết ra chất tạo khoái cảm, còn gọi là chất dẫn truyền thần kinh dopamine, tràn ngập trong các trung tâm thần kinh khoái cảm và tưởng thưởng. Khi đang yêu, tình cảm và sự công nhận là cần thiết để giữ mối quan hệ tốt đẹp. Khi mối tình kết thúc, các cá thể thất tình phải đối mặt với hiệu ứng giống với những con nghiện đang cai thuốc.

Nhà tâm thần học về các chứng nghiện David Sack, viết trên tờ Huffington Post một số dầu hiệu của thất tình có thể bao gồm:

- Luôn suy nghĩ thái quá về người mình để ý.
- Ám ảnh với việc tìm kiếm các dấu hiệu đền đáp và thấy hưng phấn khi được đền đáp.
- Run rẩy, đỏ mặt tía tai, yếu đuối, tim đập nhanh hay các triệu chứng thể chất khác khi có mặt người mình để ý.
- Trằn trọc và khó ngủ về đêm.
- Sợ bị từ chối và thậm chí nghĩ đến tự sát hay tự hoại nếu bị từ chối.

Trong khi vài triệu chứng có vẻ vô hại, Slack giảng giải, chúng có thể chuyển hoá thành nghiêm trọng hơn. Thiếu tự tin, mất ngủ và suy nghĩ thái quá thường là những dấu hiệu chính của trầm cảm. Ngoài ra, tiếp xúc lâu dài với nỗi lo và áp lực có thể đặt con người ta vào nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ cao hơn.

Phương thuốc trị thất tình

Thất tình như chơi tàu lượn siêu tốc, do các hoá chất trong não bộ được phóng thích loạn xạ ra ngoài. Nhưng có cách nào để đặt dấu chấm hết cho nỗi thống thổ này ngoài “thời gian sẽ chữa lành tất cả” không?

Khái niệm chữa trị một trái tim tan vỡ cũng cổ lổ sĩ như chính bản thân tình yêu. Cách chữa trị xưa kia tập trung vào việc cắt mạch máu, tập thể dục, hút máu, tránh thức ăn giàu chất béo, rượu, và uống nhiều nước. Cách điều trị hiện đại có xu hướng tập trung giải quyết các vấn đề tinh thần. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí “Experimental Psychology: General” đã khám phá ra nhiều chiến lược nhận thức có hiệu quả nhất nhằm giúp con người ta vượt qua chia tay.

Ba chiến lược điều chỉnh cảm xúc được đánh giá trong nghiên cứu gồm: tái đánh giá tiêu cực, hay làm nổi bật các đặc điểm tiêu cực của người cũ; tái đánh giá tình cảm, hay chấp nhận cảm xúc yêu đương đối với người cũ; và làm sao nhãng, hay nghĩ về chuyện tích cực không liên quan đến người cũ.

Những người tham gia đều đang hồi phục sau chia tay, thử từng chiến lược điều chỉnh. Sau đó, họ được xem một tấm ảnh của người cũ khi máy điện não đồ (EEG) ghi lại hoạt động điện não. Tái đánh giá tiêu cực cho thấy việc làm giảm xúc cảm yêu đương và hoạt động não khi nhìn thấy ảnh người cũ, nhưng phương pháp này về tổng thể khiến người tham gia cảm thấy không thoải mái nhiều hơn. Tái đánh giá tình cảm không làm thay đổi tình cảm của họ và cũng không gợi lên cảm xúc dễ chịu hay khó chịu nào, tuy nhiên nó làm giảm phản ứng của não bộ với hình ảnh. Trong khi đó, làm sao nhãng không thay đổi cảm xúc yêu đương hay dẫn đến thay đổi hoạt động của não bộ khi nhìn thấy ảnh người cũ. Nhưng tổng quan, người tham gia báo cáo rằng phương pháp làm sao nhãng có lợi cho tâm trạng của họ.

Nghiên cứu này kết luận rằng tái đánh giá tiêu cực có thể là một phương pháp hiệu quả cho việc làm giảm cảm xúc yêu đương với người cũ. Mặt khác, phương pháp làm sao nhãng có thể kéo tâm trạng lên thời kỳ chia tay. Tất cả chung quy là làm thay đổi cách nghĩ của một người. Tuy thất tình có thể không lành lại trong một sớm một chiều, các kỹ thuật nhận thức và hành vi thay đổi ý nghĩ của một người có thể giúp người đó vào đúng lộ trình hồi phục.


Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo Discover Magazine)
 
×
Quay lại
Top