Cà gai leo có công dụng gì cho người bệnh?

cagaileo2021

Thành viên
Tham gia
3/3/2021
Bài viết
0
Cà gai leo từ lâu đã được ông cha sử dụng để giải rượu, tiêu độc, mát gan,…Cây cà gai leo còn rất tốt với bệnh nhân gan và có tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Vậy cà gai leo có tác dụng gì? Cách sử dụng như thế nào cũng như mua cây cà gai leo ở đâu?

cà gai leo - tác dụng của cà gai leo


Cà gai leo có tác dụng gì cho người bệnh?

Cây cà gai leo là cây gì?​

Cà gai leo thuộc họ nhà cà (Solanaceae) và có tên khoa học là Solanum procumbens Lour. Cây thuốc còn có tên thường gọi là cà dây leo, cà lù, cà quánh, cà cườm,…

Mô tả cây cà gai leo​

Cà gai leo có thân nhỏ, sống lâu năm, dạng dây leo hoặc bò dài 6m và có thể dài hơn. Thân phân thành nhiều cành, phủ lông hình sao, có nhiều gai cong màu vàng và hóa gỗ ở gốc. Cây có lá mọc so le, phiến lá hình bầu dục hay thuôn và xẻ thùy không đều.

Mặt trên lá cà gai leo là gai, còn mặt dưới có lông mềm hình sao màu trắng. Hoa mọc thành cụm ở nách lá, có màu tím nhạt và thường nở vào tháng 4 – 5 hằng năm. Cây có quả hình cầu, khi chín có màu đỏ mọng và thường ra vào tháng 7 – 9 hàng năm. Hạt có hình dẹt, có màu vàng.

cà gai leo -tác dụng của cà gai leo


Tác dụng chữa bệnh của cây cà gai leo đã được nhiều người công nhận

Hình ảnh cà gai leo​

Dưới đây là những hình ảnh về cây thuốc cà gai leo. Nếu bạn mua cà gai leo nên xem qua để biết nhé!

hình ảnh cà gai leo

hình ảnh cà gai leo

hình ảnh cà gai leo

hình ảnh cà gai leo

Cà gai leo mọc ở đâu?​

Cà gai leo mọc hoang ở khắp nơi từ vùng núi thấp đến trung du, đồng bằng và cả quen biển. Đặc biệt, cà gai leo có nhiều ở các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Thái Bình, Quảng Nam,…

Bộ phận dược liệu cà gai leo​

Rễ (thích gia căn) và thân cây (thích gia đằng) là 2 bộ phận được sử dụng làm thuốc của cây cà gai leo.

Sơ chế thuốc cà gai leo​

Cà gai leo có thể thu hoạch vào bất cứ thời điểm nào trong năm để làm thuốc. Dược liệu sau khi thu hái về thì sẽ đem cắt ngắn, phơi hoặc sấy khô để dành dùng dần.

Bảo quản dược liệu cà gai leo​

Sản phẩm cà gai leo sau khi phơi hoặc sấy khô nên cho vào bọc, hộp kín để bảo quản lâu dài và nên để nơi khô ráo, thoáng mát.

cà gai leo


Thành phần hóa học của cà gai leo​

Theo kết quả nghiên cứu y học, trong thân, lá, quả và rễ đều có chứa các nhóm chất như glycoalcaloid, saponin, sterol, flavonoid, acid amin, chất béo,…

Trong đó, glycoalcaloid là hoạt chất quan trọng, có tác dụng giúp kháng viêm, bảo vệ gan hiệu quả, thông qua khả năng ức chế sinh tổng hợp collagen và hạn chế sự tạo thành xơ ở một số tổ chức mô liên kết.

Tính vị, quy kinh​

Trong đông y, cà gai leo được đánh giá và nhận định là có vị hơi the, tính ấm. Cây thuốc có khả năng tán phong thấp, tiêu đờm, tiêu độc, trừ ho, giảm đau và cầm máu hiệu quả.

Phân loại cây cà gai leo​

Rất nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa cây cà gai leo chữa bệnh với cà gai leo dại, do vẻ ngoài của chúng khá là giống nhau. Tuy nhiên, để nhận biết được hai loại cà này, chỉ cần bạn chịu quan sát kỹ.

Nhận diện qua thân cây​

Cây cà gai leo dại thường cao hơn cây cà gai leo. Đặc biệt, thân cây cà dại sẽ mọc đứng và cao từ 2 – 3m. có thân nhỏ, mọc xòa rộng và thường chỉ cao từ 0.6 – 1m.

Nhận diện qua lá cây​

Lá cây cà gai leo dại to hơn lá cà gai leo, có chiều dài lá từ 5 – 10cm, còn lá cà gai leo dài 3 – 4cm.

Nhận diện qua quả​

Cà gai leo dại sẽ có quả màu vàng, có đường kính quả dài 10 – 15mm lớn hơn đường kính quả cà gai leo (5 – 7mm).

Tác dụng của cà gai leo trong điều trị bệnh gan​

Từ những năm 1980, cà gai leo đã trở thành trung tâm của nền y học, là đối tượng được các nhà khoa học rất quan tâm. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu diễn ra và cho kết quả về loại dược liệu này. Trong đó, có kết quả ghi nhận có tác dụng rất tốt đối với các bệnh gan như:

Hỗ trợ điều trị viêm gan B​

Vào năm 1999, đề tài luận án của tiến sĩ y học: “Một số đặc điểm lâm sàng, siêu cấu trúc gan, hiệu quả bước đầu điều trị bệnh nhân viêm gan virus B mạn hoạt động bằng cà gai leo” của bác sĩ/tiến sĩ Trịnh Thị Xuân Hòa đã cho kết quả:

Khi ứng dụng thử nghiệm lâm sàng sản phẩm chứa cà gai leo tại Bệnh viện Quân Y 103, bệnh nhân đã được cải thiện đáng kể các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, vàng da, men gan và trở về bình thường nhanh sau 2 tháng. Hơn nữa, tiếp tục dùng sản phẩm sau 3 tháng, bệnh nhân hầu như đều có nồng độ virus trong máu giảm rõ rệt, thậm chí có bệnh nhân được ghi nhận trường hợp âm tính virus.

Vốn dĩ cà gai leo có tác dụng tuyệt vời như vậy chủ yếu là do dược chất glycoalcaloid có trong dược liệu, có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan virus, đặc biệt là viêm gan B và giúp tăng cường miễn dịch, cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Cà gai leo chữa viêm gan B


Tác dụng cà gai leo làm chậm sự tiến triển của xơ gan​

Cà gai leo có tác dụng làm chậm quá trình tiến triển của xơ gan hiệu quả. Điều này đã được chứng minh bởi hai công trình nghiên cứu khoa học 1987 – 2000 của Viện dược liệu trung ương: “Nghiên cứu tác dụng làm ức chế quá trình xơ gan của cà gai leo trên mô hình gây xơ gan thực nghiệm” và “Nghiên cứu về tác dụng trên collagenase của cà gai leo”.

Kết quả chứng minh được dược chất glycoalcaloid có trong cà gai leo có tác dụng làm chậm sự tiến triển của xơ gan và giảm mức độ xơ giai đoạn sớm hiệu quả.

Công dụng cà gai leo hỗ trợ chữa bệnh gan trong giải độc gan, hạ men gan​

Vào năm 1998, đề tài khoa học “Nghiên cứu lâm sàng tổn thương gan và tác dụng bảo vệ gan của cà gai leo” từ Tiến sỹ y học Nguyễn Phúc Thái đã cho kết luận: Dịch chiết từ cây cà gai leo có khả năng bảo vệ gan trong môi trường độc hại, giảm thiểu tối đa quá trình hủy hoại tế bào gan và làm giảm bớt các biểu hiện tổn thương ở gan tốt nhất.

Đồng thời, cây cà gai leo còn được GS.TS Nguyễn Văn Mùi (nguyên là phó giám đốc, kiêm chủ nhiệm bộ môn truyền nhiễm tại bệnh viện quân y 103) là người đi đầu trong những công trình nghiên cứu về cà gai leo đã khẳng định:

“Riêng việc điều trị các triệu chứng lâm sàng về bệnh viêm gan B mạn tính thể hoạt động thì cà gai leo đã thể hiện tính ưu việt tuyệt đối so với nhiều dược liệu khác cùng tác dụng. Vì thế mà cà gai leo đã được công nhận là vị thuốc vô cùng quý đối với bệnh nhân gan.

dược liệu cà gai leo
Dược liệu cà gai leo hổ trợ điều trị bệnh gan

Hỗ trợ chống oxy hóa, ức chế một số dòng ung thư​

Dịch chiết toàn phần từ cà gai leo có khả năng chống oxy hóa rất tốt và còn chống viêm, làm giảm tổn thương do oxy hóa gây ra ở gan, giúp bảo vệ gan hiệu quả. Điều này đã được chứng minh trong nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Bích Thu cùng cộng sự về cây cà gai leo.

Kết quả đã được công bố dịch chiết toàn phần từ cà gai leo với hoạt chất glycoalcaloid có tác dụng chống oxy hóa tương ứng là 47,5% và 38,1%. Đồng thời, dịch chiết cà gai leo cũng đã được chứng minh về tác dụng ức chế được một số dòng ung thư do virus gây ra như ung thư gan (Hep 3B, PLC/PRF), ung thư cổ tử cung….

Bên cạnh đó, dịch chiết này còn giúp ức chế được gen gây ung thư do virus. Ngoài ra, còn rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học khác đã chứng minh cà gai leo chữa bệnh gan rất hiệu quả, giúp kích thích quá trình tái sinh của tế bào gan, chống viêm mạnh, hạ men gan rất tốt.

Cà gai leo có công dụng gì?​

Cây cà gai leo có công dụng gì? Một câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm hiện nay. Theo các nghiên cứu khoa học, cà gai leo có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Đặc biệt là tác dụng của cây cà gai leo đối với các bệnh và triệu chứng về gan như:

  • Hỗ trợ chữa viêm gan virus, đặc biệt đối với viêm gan virus B
  • Hỗ trợ làm chậm sự tiến triển của xơ gan
  • Hỗ trợ giải độc gan, hạ men gan
  • Chống oxy hóa, ức chế một số dòng ung thư
  • Hỗ trợ chữa đau lưng, rắn cắn
  • Giúp giải rượu, bia
  • Hỗ trợ điều trị bệnh ho gà, cảm cúm, dị ứng.
Ngoài các tác dụng trên, cà dây leo còn được dùng để hỗ trợ điều trị mắt vàng, vàng da, mẩn ngứa, mụn nhọt, tê thấp… Nhìn chung, tác dụng của cà gai mang lại rất đa dạng, xứng tầm là thảo dược quý cho sức khỏe con người.
 
×
Quay lại
Top